Ngày 21-5, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức hội thảo “Phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và bàn các giải pháp để phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.
Trung tâm kế toán thực hành Tại cầu giấy
Hoạt động xếp dỡ container tại cảng Đồng Nai. Nguồn: Internet
Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh Đồng Nai, một số hiệp hội như Hiệp hội Logistics Việt Nam, Hội XNK Đồng Nai, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Nai và các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp khai thuê, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, kho ngoại quan, ICD, một số hãng tàu, Cảng Đồng Nai, cảng Phước Khánh, các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN.
Tại hội thảo, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sẽ cung cấp thông tin về logistics cho các doanh nghiệp, trọng tâm là tình hình quy hoạch hệ thống cảng, ICD, khu vực sân bay Long Thành, giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh logistics nắm bắt thông tin về tình hình dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để chủ động về kế hoạch hoạt động.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cũng lắng nghe những vướng mắc của doanh nghiệp logistics để có hướng tháo gỡ hoặc kiến nghị cấp trên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó giúp hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh được phát triển hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
dịch vụ chữ ký số tại hưng yên
[Read More...]
Theo thống kê cập nhật của Tổng cục Hải quan, kể từ khi thực hiện chính thức Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đến ngày 15-5, cả nước có gần 14.000 DN tham gia khai báo trên Hệ thống.
Thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS tại Hải quan Hải Phòng. Ảnh: T.Bình.
Tổng số tờ khai thực hiện gần 239.000 bộ; tổng giá trị kim ngạch XNK đạt 12,47 tỉ USD, trong đó kim ngạch XK đạt 5,87 tỉ USD, kim ngạch NK 6,6 tỉ USD.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm
Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS được triển khai chính thức từ 1-4-2014, tại hai đơn vị đầu tiên là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I (Cục Hải quan Hải Phòng) và Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội).
Theo Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS (Tổng cục Hải quan), trong ngày hôm nay 19-5, có thêm 2 đơn vị triển khai mới là Cục Hải quan Thanh Hóa và Cục Hải quan Quảng Nam.
Trung tâm kế toán thực hành Tại từ liêm
Như vậy, kể từ khi triển khai chính thức đến nay, có 16 trong tổng số 34 Cục Hải quan địa phương triển khai chính thức VNACCS/VCIS. Tất cả 16 Cục đều đã triển khai tại 100% chi cục.
Theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 6-2014, VNACCS/VCIS sẽ được triển khai chính thức trên phạm vi cả nước.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông
[Read More...]
Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại Lễ công bố báo cáo thường niên doanh nghiệp 2013 mới đây. Theo các chuyên gia, năm 2014 kinh tế dự cmả sẽ có những tín hiệu lạc quan hơn theo đà phục hồi của thế giới.
Trung tâm kế toán thực hành Tại từ liêm
Một vài chỉ số tại báo cáo 2013 rất được chú ý như: 65,2% doanh nghiệp trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn ngân hàng, trong khi tỷ lệ này năm 2012 là 57,3%. Như vậy, nhu cầu vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp có xu hướng tăng cao so với năm 2012. Có 34,8% doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn. Trong những doanh nghiệp không vay vốn, 40,5% lượt doanh nghiệp nêu lý do vì lãi suất vẫn rất cao, kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi; 21,1% do thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; 18,6% do đã tìm được kênh huy động vốn khác, 19,1% do nguyên nhân khác.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Từ kết quả điều tra cho thấy, 50,7% có dự cảm tốt về thị trường và tiếp tục giữ vững quy mô sản xuất kinh doanh trong năm 2014; 42,5% doanh nghiệp được khảo sát có thể mở rộng quy mô kinh doanh và chỉ 6,7% có thể giảm quy mô kinh doanh, chỉ có 0,1% doanh nghiệp có thể sẽ phải tạm dừng hoạt động.
Về triển vọng, trên 50% doanh nghiệp đang kỳ vọng rất nhiều vào những chuyển biến tại thị trường lao động, vì đây là thời điểm dễ dàng nhất để doanh nghiệp có thể tuyển dụng được nhân lực đáp ứng ngay được yêu cầu công việc mà có thể không nhất thiết phải đào tạo, thậm chí với cả những vị trí chủ chốt.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, ngoài yếu tố lợi nhuận, các yếu tố còn lại đều được dự cảm sẽ tốt lên trong năm 2014. Rất nhiều doanh nghiệp trong năm 2014 về cơ bản cũng sẽ tái cơ cấu xong và bước vào chu kỳ sản xuất kinh doanh mới với nền tảng công nghệ và tiềm lực được đánh giá là có sức bật. Trong đó nhóm doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên phát triển như CNTT, hạ tầng, chế tạo máy… đang có lợi thế hơn cả.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa
[Read More...]
USAID tài trợ hơn 3,3 triệu USD cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Xây dựng vừa khởi động chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo trong khuôn khổ chương trình Năng lượng sạch Việt Nam. Theo đó, USAID sẽ hỗ trợ 3.348.005 USD cho dự án kéo dài trong 4 năm, nhằm hỗ trợ tăng trưởng bền vững của Việt Nam bằng cách giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng điện hiệu quả hơn trong lĩnh vực xây dựng.
Dự án sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An; các viện nghiên cứu…
Trung tâm kế toán thực hành Tại cầu giấy
Giám đốc USAID Việt Nam Joakim Parker cho biết: Dự án này sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các cán bộ và các bên liên quan khác trong lĩnh vực xây dựng; thúc đẩy việc áp dụng bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các công nghệ xây dựng xanh thông qua các sáng kiến thị trường và thực hành quản lý nhu cầu năng lượng.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông
[Read More...]
Ngân hàng đầu tư hàng đầu Thụy Sĩ Credit Suisse đã chấp thuận nộp phạt 2,6 tỷ USD để dàn xếp những cáo buộc hình sự liên quan đến hành vi cố tình giúp nhiều công dân Mỹ trốn thuế.
Đây là lần đầu tiên một ngân hàng lớn bị truy tố trách nhiệm hình sự tại Mỹ trong vòng 20 năm qua.
Trong thông cáo ngày 19/5, Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ trong nhiều năm qua, ngân hàng Credit Suisse đã giúp hàng loạt công dân Mỹ che giấu thu nhập bằng cách mở những tài khoản giả, tiêu hủy các báo cáo tài khoản và thực hiện “tiền trao tay” từ các tài khoản nhằm giúp các khách hàng trốn thuế.
Thông cáo cũng khẳng định hàng trăm nhân viên của ngân hàng này, trong đó có các nhân viên cấp quản lý, đã cố tình tham gia hành vi gian lận này.
Hiện có 8 nhân viên của Credit Suisse đã bị kết tội, trong đó hai người đã thừa nhận hành vi phạm pháp trên.
Trong khi đó, tuyên bố của một tòa án liên bang tại Alexandria, Virginia, cùng ngày cũng nêu rõ ngân hàng Thụy Sĩ này đã “tự nguyện” và “có mưu đồ” giúp các công dân Mỹ chuẩn bị các thủ tục và nộp tờ khai thuế thu nhập sai nhằm phục vụ cho mục đích trốn thuế.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Trong tổng số 2,6 tỷ USD mà Credit Suisse phải nộp phạt có 1,8 tỷ USD là tiền phạt và tiền bồi thường trả cho Sở Thuế vụ Mỹ (IRS), 715 triệu USD nộp phạt cho Cơ quan Quản lý dịch vụ tài chính của bang New York – nơi ngân hàng được cấp phép đầu tiên, và 100 triệu USD trả cho Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder nhấn mạnh thỏa thuận vừa đạt được chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ rằng bộ trên sẽ mạnh tay với các ngân hàng hoặc thể chế tài chính cố tình vi phạm luật pháp Mỹ, không phân biệt đấy là ngân hàng lớn hoặc có quy mô toàn cầu.
Giới chức Mỹ cũng cho biết chính phủ sẽ tiếp tục điều tra việc các ngân hàng lớn tại Mỹ và trên thế giới có hành vi giúp khách hàng trốn thuế.
Trung tâm kế toán thực hành Tại từ liêm
Credit Suisse là một trong 14 ngân hàng Thụy Sĩ trong thời gian gần đây bị Mỹ điều tra với cáo buộc nhận tiền gửi bất hợp pháp lên tới hàng tỷ USD không khai báo của các công dân Mỹ và giúp những người này trốn thuế.
Hồi tháng Hai vừa qua, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ này cũng đã phải nộp phạt 196 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ vì những hành động sai phạm trên.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông
[Read More...]
Ngày 20-5, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 cho biết, đơn vị đã hoàn tất khâu kiểm tra chi tiết số lượng mặt hàng của 14 container hàng Trung Quốc nhập khẩu thuộc diện vắng chủ.
Hàng ngàn chai thuốc nhuộm tóc NK thuộc diện phải có giấy phép của Bộ Y tế. Ảnh: T.H
Theo thống kê, trong 14 container hàng có tổng cộng 549 mục hàng hóa các loại. Trong đó, 7 container hàng đứng tên người nhận là Công ty TNHH Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt có tổng cộng 342 mục hàng; 7 container còn lại đứng tên người nhận là Công ty TNHH Nhất Minh có tổng cộng 207 mục hàng các loại.
Trong số hàng trăm mục hàng nêu trên, cơ quan Hải quan kiểm tra không có hàng cấm, nhưng có nhiều mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chất lượng Nhà nước (vải, thực phẩm, bình đun nước, máy đếm tiền,…); hàng hóa phải có giấy phép (dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, nước súc miệng, sữa tắm, tóc giả…) và hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm (bánh kẹo, nho khô, nước sốt…)
Căn cứ Điều 23, Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, căn cứ Thông tư 15/2014/TT-BTC ngày 27-1-2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 đề nghị xử lý số hàng hóa thuộc 14 container như đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan.
Trung tâm kế toán thực hành Tại từ liêm
Tuy nhiên, vì số hàng hóa trên liên quan đến 2 doanh nghiệp mà Công an TP.HCM đang điều tra, nên căn cứ vào điều 22 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013, Cục Hải quan TP.HCM sẽ trao đổi với Công an TP.HCM để thống nhất phương án xử lý số hàng hóa này.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3, 14 container hàng bách hóa Trung Quốc nêu trên nhập khầu về cảng VICT TP.HCM từ cuối tháng 12-2013. Người nhận là Công ty TNHH Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt (7 container) và Công ty TNHH Nhất Minh (7 container). Tuy nhiên, đến ngày 23-4-2014, chủ hàng là 2 doanh nghiệp nêu trên vẫn chưa đến làm thủ tục thông quan, mặc dù cơ quan Hải quan đã thực hiện các thủ tục thông báo theo quy định.
Để xử lý số hàng nêu trên theo Kế hoạch số 84/KH-TCHQ ngày 11-4-2014 của Tổng cục Hải quan đối với hàng bách hóa Trung Quốc tồn tại các cảng TP.HCM, ngày 24-4, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 Võ Văn Bông đã ban hành 2 quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính đối với 14 container của 2 doanh nghiệp nêu trên theo diện vắng chủ.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình
[Read More...]
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tăng trưởng 14,1% là kết quả khá tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2014. Kim ngạch 3 tháng đầu năm ước đạt 22,9% kế hoạch năm và cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10,0%.
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng cao nhất tăng 17,6%, trong khi đó nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 9,0% và nhóm nông, lâm, thủy sản tăng 6,9%. Theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, tăng dần nhóm hàng công nghiệp chế biến. Cụ thể, so với tỷ trọng của quý I năm 2013, quý I năm 2014 tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 68,5% lên 70,6%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 8,7% xuống còn 7,0%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 15,8% xuống còn 14,8%.
Hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp lớn của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu không kể dầu thô xuất khẩu khối này tăng 18,9%, điều này cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường sẵn có vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu;
Xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước so với cùng kỳ năm 2013 tăng 9,8%, (quý 1 năm 2013 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2012), điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có dấu hiệu phục hồi sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.
Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tương tự quý I năm 2013, tính đến hết quý I năm 2014 đã có 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là thủy sản, cà phê, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, da giày, máy vi tính, sản phẩm điện tử; điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng và phương tiện vận tải. Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng cao nhất, trong đó có sự đóng góp lớn của các ngành hàng có vốn đầu tư nước ngoài như: máy vi tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép…
Lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (mặt hàng gạo, cà phê…); giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm và tăng thấp so với cùng kỳ đã khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm này sụt giảm, vì vậy ngoài các giải pháp như mua tạm trữ thì các giải pháp như hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng, tìm kiếm thị trường cần phải được quan tâm thúc đẩy hơn nữa.
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 87,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm. Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng chung kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ có mức tăng khá cao so với cùng kỳ.
Mục tiêu KNXK cả năm đạt 145,4 tỷ USD. Ba tháng đầu năm đạt hơn 33,3 tỷ USD bằng 22,9% kế hoạch (bình quân 1 tháng đạt 11,12 tỷ USD). Chín tháng tiếp theo phải đạt trên 112 tỷ USD, bình quân 1 tháng phải đạt hơn 12,4 tỷ USD. Vì vậy, các cấp các ngành, các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực mới thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) quý I năm 2014 ước đạt 33,35 tỉ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 4,12 tỷ USD), trong đó KNXK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 10,9 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng KNXK của cả nước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,47 tỷ USD, chiếm 67,4% tổng KNXK của cả nước, tăng 16,3%, nếu không kể dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,78 tỷ USD tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, nhóm hàng nông lâm thủy sản quý I năm 2014 xuất khẩu ước đạt 4,9 tỷ USD, chiếm 14,8% trong tổng KNXK, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 318 triệu USD. So với cùng kỳ, giá bình quân xuất khẩu của các mặt hàng cà phê, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn suy giảm (cao su giảm đến 24,8%), giá những mặt hàng khác tăng nhẹ (từ 2,0% đến 3,0%). Bên cạnh đó, lượng của các mặt hàng chè các loại, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su giảm (giảm từ 10,0% đến hơn 19,0%), các mặt hàng nhân điều tăng 19,1%; cà phê tăng 12,9%; hạt tiêu tăng 28,9%. Tuy nhiên, mặt hàng thủy sản và rau quả tăng trưởng khá là yếu tố đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm.
Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản trong quý I năm 2014 ước đạt 2,3 tỷ USD, chiếm gần 7,0% trong tổng KNXK, giảm 9,0% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với giảm 230 triệu USD. Duy nhất trong nhóm có lượng xăng dầu tái xuất tăng 3,1%, còn lại lượng xuất khẩu các mặt hàng khác đều giảm. Giá bình quân xuất khẩu của tất cả các mặt hàng của nhóm đều giảm (ngoại trừ xăng dầu tăng nhẹ 0,9%), thậm chí có những mặt hàng giá xuất khẩu giảm sâu như quặng và khoáng sản khác giảm 66,3%; than đá giảm 26,9% đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm giảm.
Còn nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 70,6% trong tổng KNXK, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với tăng hơn 3,5 tỷ USD. Trong tổng số 26 mặt hàng xuất khẩu chính của nhóm, trừ 3 mặt hàng: bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, phân bón các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu giảm, các mặt hàng còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu tăng. Một số mặt hàng xuất khẩu có quy mô và tốc độ tăng cao là nhân tố chính đóng góp vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm như: gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,3%, hàng dệt và may mặc tăng 21,9%, giày, dép các loại tăng 25,9%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 22,7%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 26,7%, máy móc, thiết bị phụ tùng tăng 9,7%.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Về giá xuất khẩu: Tuy nhiên, trong quý I năm 2014 xuất khẩu hàng hoá lại không được lợi về giá, giá bình quân xuất khẩu của hầu hết mặt hàng nhóm nông sản giảm, thậm chí có mặt hàng giảm mạnh so với cùng kỳ. Giá bình quân xuất khẩu của một số mặt hàng nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm, một số mặt hàng tăng (than đá, quặng và khoáng sản). Do giá xuất khẩu giảm đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản giảm khoảng 160 triệu USD; bù trừ tăng/giảm giá xuất khẩu của các mặt hàng trong nhóm nhiên liệu, khoảng sản, cả nhóm có kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4 triệu USD. Tính chung 2 nhóm mặt hàng do giá xuất khẩu giảm đã làm giảm 157 triệu USD KNXK.
Về lượng xuất khẩu: Do tình hình thời tiết không thuận lợi, lũ lụt xảy ra ở khu vực phía Nam, rét đậm, rét hại ở phía Bắc nên một số mặt hàng nông sản như chè, gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn sản lượng xuất khẩu giảm. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản, trừ lượng tái xuất xăng dầu tăng, còn lại lượng xuất khẩu các mặt hàng khác đều giảm. Như vậy, trong quý I năm 2014, tính chung do tăng, giảm về giá và lượng của nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản là những mặt hàng tính được về giá và lượng làm KNXK giảm khoảng 390 triệu USD so với cùng kỳ.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông
Về thị trường xuất khẩu: Mặc dù giá và lượng giảm nhưng xuất khẩu sang tất cả các khu vực thị trường đều tăng, trong đó tăng cao nhất là thị trường Châu Đại Dương, ước tăng khoảng 28,5%, trong đó Ôxtrâylia tăng 29,4%. Thị trường Châu Á ước tăng 12,4%, trong đó khu vực các nước Đông Á tăng cao nhất (tăng 17,2%), tiếp đó là thị trường các nước Đông Nam Á (tăng 6,5%). Thị trường Châu Âu tăng 7,1%, trong đó, hầu hết các nước có KNXK tăng trưởng khá (Bỉ tăng 54,4%, Italia tăng 18,9%, Pháp tăng 9,8%, Tây Ban Nha tăng 14,5%, Thụy Điển tăng 10,0%, Cộng hòa Séc tăng 28,3%, Latvi tăng 37,4%, Ba Lan tăng 24,3%, Slovakia tăng 18,4%…), tuy nhiên, một số nước có KNXK giảm như: Anh giảm 6,8%, Bồ Đào Nha giảm 6,2%, Đan Mạch giảm 4,5%, Đức giảm 3,7%, Phần Lan giảm 0,6%. Thị trường Châu Mỹ ước tăng 25,3%, trong đó Hoa Kỳ tăng 22,9%, tăng cao nhất là Braxin tăng 59,7%. Thị trường Châu Phi ước xuất khẩu tăng 21,6%, trong đó, xuất khẩu sang một số thị trường giảm mạnh như: Ăngôla giảm 71,6%, Bờ biển Ngà giảm 59,9%.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông
Bài viết liên quanCùng tác giả
[Read More...]