Browse »
Home » Archives for tháng 7 2019
Đó là khẳng định của các chuyên gia tham dự hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013”, do Viện Kinh tế - Tài chính thuộc Học viện Tài chính tổ chức sáng 11/7.
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.,TS. Phạm Văn Đăng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, “bức tranh” kinh tế nước ta trong 6 tháng đầu năm đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên nợ công còn cao, sức mua trong dân thấp, nợ xấu tăng cao… Qua hội thảo này, các chuyên gia phân tích, đánh giá và làm rõ “bức tranh” thị trường giá cả 6 tháng đầu năm và đưa ra dự báo cả năm 2013 nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô nước ta trong trung và dài hạn.
Tiềm ẩn lạm phát tăng cao trở lại
Đánh giá về tình hình tổng quan kinh tế vĩ mô nước ta 6 tháng đầu năm 2013, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu tích cực, với kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng. Tuy nhiên cán cân xuất, nhập khẩu đã ở trạng thái thâm hụt song chưa cao.
“Rủi ro kinh tế vĩ mô còn cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm nay”, ông Thành, nói.
Phân tích những nguyên nhân khả năng lạm phát sẽ tăng cao vào những tháng cuối năm, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, lạm phát 6 tháng đầu năm được kiềm chế ở mức thấp, song có khả năng sẽ tăng cao trong 6 tháng cuối năm.
Lấy dẫn chứng cho nhận định trên, ông Tuyến cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2013 tăng 2,4% so với tháng 12/2012 và tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, CPI 6 tháng đầu năm nay tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước. Yếu tố lớn nhất tác động làm tăng CPI những tháng đầu năm chính là việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế của nhà nước. Giá thuốc và dịch vụ y tế đến tháng 6/2013 đã tăng 13,88% so với tháng 12/2013 và tăng 58,69% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Đỗ Thị Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá của Tổng cục Thống kê nhận định, hai TP. Hà Nội và Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tăng học phí vào tháng 9/2013 với mức tăng gấp 6 lần, với mức tăng này sẽ đóng góp vào chỉ số CPI chung tăng khoảng 0,75%. “Giữ lạm phát thấp thường khó bền trong khi lạm phát cao luôn thường trực xu hướng quay trở lại”, bà Ngọc cảnh báo.
Dự báo lạm phát năm 2013 của một số tổ chức quốc tế
JP Morgan Chase nhận định lạm phát cả năm của Việt Nam chỉ ở mức 6,1% thấp nhất kể từ năm 2003 tới nay. Tuy nhiên, Standard Chartered đã hạ dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2013 từ mức 8% xuống mức 7,2%. Trong khi đó, khác với dự báo của hai tổ chức trên, ngân hàng ANZ dự báo, mức lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm nay sẽ ở ngưỡng khoảng từ 6-8%. Theo ANZ, mức tăng CPI của Việt Nam có thể xuống dưới 5% vào cuối quý III hoặc đầu quý IV/2013 trước khi kết thúc năm ở mức khoảng 5,5%.
Nhìn nhận vấn đề trên ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hội Thẩm định Giá Việt Nam chia sẻ, với mức tăng của 6 tháng đầu năm, những tháng cuối năm chỉ số CPI sẽ tăng cao hơn, do sản xuất kinh doanh phục hồi, tổng cầu sẽ được cải thiện… nhưng mục tiêu cả năm có thể đạt được.
Cũng theo các chuyên gia, ngoài những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại ở trên, nền kinh tế nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn những rủi ro tác động đến kinh tế vĩ mô như: tồn kho, nợ xấu chưa được giải quyết hiệu quả; tăng trưởng tín dụng chưa ổn định; tác động của việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu, của việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu…
“Còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất thường không lường trước được như thiên tai, dịch bệnh, cùng với đó là ngoại cầu giảm “ép” nội cầu xuống… là những vấn đề tác động trực tiếp đến rổ tính giá CPI”, ông Thỏa nói.
“Chưa bao giờ thu ngân sách lại khó khăn như năm nay…”
Các chuyên gia tham dự hội thảo đều tỏ ra quan ngại về tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 khi doanh nghiệp đình trệ hoạt động, giải thể tăng; tồn kho, nợ xấu tăng cao chưa được giải quyết…
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, chưa có năm nào thu NSNN lại khó khăn như năm nay trong khi chi thường xuyên lại tăng theo từng năm. Như vậy, để cân đối đảm bảo mức bội chi ở mức 4,8% từ nay đến cuối năm là rất khó khăn.
Trong bài tham luận của mình, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, thu NSNN gặp nhiều khó khăn do tăng trưởng kinh tế thấp và việc triển khai nhiều giải pháp tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chi NSNN dưới áp lực tăng cao để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Theo Bộ Tài chính ngày 10/7, tổng NSNN 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 356.520 tỷ đồng, đạt 43,7% dự toán, tăng 4,5% mức thực hiện cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thu nội địa đạt 236.170 tỷ đồng, bằng 43,3% dự toán; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,3% (loại trừ khoản hạch toán ghi thu khoản lãi khí nước chủ nhà thì đạt 46%); thuế bảo vệ môi trường đạt 40%...
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm
Tổng chi NSNN thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 448.910 tỷ đồng, bằng 45,9% dự toán, tăng 7,5% so với cùng kỳ.
Với số liệu ước tính ở trên cho thấy, năm 2013 sẽ là một năm rất khó khăn trong thực hiện dự toán thu - chi NSNN, đặc biệt thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, Nghị quyết 01 và 02/NQ-CP đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp về tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nên sẽ có tác động làm giảm thiểu số thu NSNN, như các giải pháp về hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Đặc biệt, từ ngày 1/7/2013, Luật bổ sung, sửa đổi Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực chắc chắn sẽ làm cho số thu thuế năm nay giảm hơn năm 2012…/.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh
Theo tapchitaichinh
[Read More...]
Trong quá trình xử lý một trường hợp tự ý tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, Cục Hải quan TP.HCM đang gặp vướng mắc.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, cuối năm 2012, Công ty CP Thiết bị gia dụng mở 2 tờ khai nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng. Tờ khai hải quan số 26311/NKD01, doanh nghiệp nhập khẩu 7.920 bình đun siêu tốc, có xuất xứ từ Trung Quốc, trị giá hơn 2.400 USD; tờ khai 27296/NKD01, doanh nghiệp nhập khẩu 2.100 lò nướng thủy tinh Halogen, trị giá hơn 16.000 USD.
Toàn bộ số hàng nhập khẩu nêu trên phải kiểm tra chất lượng theo quy định. Chính vì thế, sau khi mở tờ khai, doanh nghiệp nộp giấy đăng kí kiểm tra chất lượng và có công văn xin tạm giải tỏa toàn bộ số hàng nhập khẩu thuộc 2 tờ khai nêu trên về kho riêng bảo quản, chờ kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì
Sau khi hàng giải tỏa, hơn 5 tháng sau, doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Hải quan 2 giấy thông báo xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu. Trong đó, thông báo số 1703/TB-TĐC đối với lô hàng thuộc tờ khai hải quan số 26311/NKD01 chỉ thể hiện kết quả 400 bình đun siêu tốc, thiếu 7.520 cái không thể hiện kết quả; thông báo số 1036/TB-TĐC đối với lô hàng thuộc tờ khai 27296/NKD01 chỉ thể hiện kết quả 1.190 cái lò nướng, thiếu 810 cái không thể hiện kết quả.
Giải trình về kết quả kiểm tra chất lượng đối với số lượng hàng không đúng với số hàng thực nhập thuộc 2 tờ khai nêu trên, doanh nghiệp cho biết, số lượng thiếu không thể hiện kết quả kiểm tra chất lượng là do nhân viên công ty không chuyển toàn bộ hàng hóa ra cho nhân viên Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra mà chỉ chuyển một lượng đại diện ra bên ngoài kho. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xác nhận đã đưa số hàng nêu trên ra thị trường tiêu thụ khi chưa được cơ quan Hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa!
Với hành vi nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng đã lập biên bản vi phạm đối với Công ty Gia Huy về hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định và không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan hàng hóa theo quy định bị xử phạt theo điểm c khoản 2 điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định 97/2007/NĐ-CP (sửa đồi tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP): Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 điều này nếu tang vật vi phạm là hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Như vậy, để áp dụng biện pháp khắc phuc hậu quả đối với hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan hàng hóa theo quy định cần xác định tang vật có đủ điều kiện để nhập khẩu hay không.
Trong trường hợp cụ thể nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM nghiêng về cách giải quyết theo hướng: Do tang vật vi phạm không còn, cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước không thể kết luận về chất lượng số hàng doanh nghiệp đã tự ý tiêu thụ. Nghĩa là doanh nghiệp không đủ điều kiện để nhập khẩu số hàng trên, nên trong biên bản vi phạm đề nghị bổ sung hành vi nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định để xử phạt.
Đối với hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ thông quan theo quy định, buộc doanh nghiệp phải nộp lại trị giá tang vật vi phạm. Việc xử lý theo hướng này phù hợp tinh thần dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 97 đang được cơ quan chức năng thảo luận./.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng
Theo baohaiquan
[Read More...]
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các ngân hàng thương mại cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng, đề nghị báo cáo việc tiếp nhận hồ sơ xin vay, số tiền đề nghị được vay của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
kết quả giải quyết, số hồ sơ đã ký hợp đồng nguyên tắc, số hồ sơ đã ký hợp đồng tín dụng; số tiền đã giải ngân đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại diện tích nhỏ dưới 70m2 - giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Báo cáo gửi về Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trước ngày 25 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Trước đó, Bộ Xây dựng đã gửi Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại danh mục đợt một 30 dự án nhà ở xã hội đề nghị xét vay vốn hỗ trợ ưu đãi. Danh sách đợt hai đang được Bộ xem xét.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm
* Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, đề nghị UBND TP xem xét đề xuất của Công ty CP Đầu tư Hải Phát xin chuyển đổi toàn bộ dự án Khu nhà ở đô thị Phú Lãm (Hà Đông) sang dự án nhà ở xã hội. Theo văn bản này, Bộ Xây dựng cho rằng việc chuyển đổi dự án tuân thủ quy định nhằm từng bước tái cơ cấu dự án để có sản phẩm phù hợp với nhu cầu người mua.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh
Theo hanoimoi
[Read More...]
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 12%.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Ngày 18-7, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013.
NHNN yêu cầu các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế, các nhu cầu thanh toán trong những tháng cuối năm 2013.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm
Bên cạnh đó, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 12% theo định hướng đã đề ra từ đầu năm nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống.
TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng, tiếp tục khảo sát nhu cầu tín dụng để xây dựng các giải pháp, phương án tăng trưởng tín dụng cho từng địa bàn, những ngành và lĩnh vực ưu tiên…
Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm túc quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối để ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá cũng như thực hiện đúng các quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, tất toán số dư huy động vốn bằng vàng…
Theo Chỉ thị này, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và tiếp tục triển khai đồng bộ, khẩn trương các giải pháp cơ cấu lại theo phương án phù hợp với Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận bình thạnh
Theo baohaiquan
[Read More...]
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 24-7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,27% so với tháng trước.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
So với cùng kì năm 2012, CPI tăng 7,29%. So với tháng 12-2012, CPI tăng 2,68%. Như vậy, nếu không có gì biến động mạnh, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 7% trong năm 2013 là nằm trong tầm tay.
Trong tháng này, 10/11 nhóm hàng hóa đều có mức tăng so với tháng trước (trừ nhóm bưu chính viễn thông không tăng, không giảm).
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm
Trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với mức tăng lên tới 1,34%. Nguyên nhân chủ yếu là do hai đợt tăng giá xăng dầu hồi cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Đợt tăng dầu lần thứ ba vào ngày 17-7 chưa được tính vào chỉ số giá tháng này mà sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá của tháng 8. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng đứng thứ hai với mức tăng là 0,43%.
Các nhóm hàng còn lại có mức tăng từ 0,1% trở lên. Đáng chú ý là mặt hàng lương thực nằm trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giảm 0,3% so với tháng trước.
Không nằm trong "rổ" tính CPI, chỉ số giá vàng tháng 7 giảm 6,28% so với tháng trước. Chỉ số giá USD tăng 0,68% so với tháng trước.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy
Theo baohaiquan
[Read More...]
Giữ vàng là thói quen đã ăn sâu trong tâm lý của người dân từ bao đời nay. Đặc biệt, khi kinh tế vĩ mô còn bất ổn, các hoạt động đầu tư vẫn chứa đựng nhiều rủi ro thì nhu cầu cất giữ tài sản bằng vàng của người dân lại càng tăng lên. Vàng lại là tài sản có giá trị cao, nên đối với những người nắm giữ vàng, nhu cầu được cất trữ an toàn là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, cần có những quy định cụ thể để ngăn chặn những biến tướng của dịch vụ giữ hộ vàng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Trong vài tuần qua, khi các ngân hàng buộc phải chấm dứt huy động vàng, hàng trăm tấn vàng được ngân hàng trả lại cho người gửi. Tuy nhiên, một nhu cầu thực tế phát sinh là nhiều người có vàng không biết cất giữ ở đâu cho an toàn, nhưng lại không muốn chuyển vàng thành tiền mặt để gửi tiết kiệm hay đầu tư khác. Do vậy, dù các ngân hàng không trả lãi cho khách hàng như trước, nhưng người dân vẫn muốn để vàng lại ngân hàng, thậm chí mang đến gửi và chấp nhận trả phí.
Có thể thấy, dịch vụ giữ vàng của các ngân hàng đang được thực hiện khá phổ biến trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Và quyền của người dân được cất giữ vàng tại một nơi an toàn như ngân hàng là quyền không thể chối bỏ. Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định, các ngân hàng thương mại được thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn (Điều 7). Như vậy, trong phạm vi của luật cho phép ngân hàng thương mại hoàn toàn có quyền cung cấp dịch vụ bảo quản tài sản, cho khách hàng thuê tủ.
Theo quy định, việc giữ hộ tài sản phải được bảo đảm an toàn và trả lại đúng tài sản như đã gửi ban đầu. Nếu bên nhận giữ tài sản sử dụng trái phép thì sẽ vi phạm Điều 142, Bộ luật Hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản.
Tuy nhiên, hiện nay, ngân hàng và người gửi vàng có ký kết hợp đồng nhận giữ hộ vàng trên tinh thần tự nguyện giữa hai bên, chỉ cần tuân thủ những quy định của ngân hàng và trong hợp đồng là đủ. Việc ngân hàng có được phép sử dụng vàng do dân gửi hay không vẫn chưa được quy định rõ ràng trong Luật Các tổ chức tín dụng hay bất cứ văn bản nào khác.
Và ngân hàng đang nắm đằng chuôi khi trong hợp đồng không cam kết sẽ trả vàng đúng số series như lúc nhận cho khách hàng. Đối với người gửi vàng, có lẽ họ cũng không bận tâm lắm với việc khi nhận vàng về có đúng số series hay không, mà mối quan tâm lớn nhất của họ là mức phí như thế nào và điều kiện, chất lượng vàng khi rút.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải dương
Nhiều người lo ngại khi đã có vàng của khách hàng trong két, ngân hàng có thể sử dụng vào mục đích kinh doanh như thế chấp hay chuyển đổi thành tiền đồng... Nếu ngân hàng có thể thực hiện điều này dễ dàng thì việc giữ hộ vàng cũng gần giống huy động vàng. Lúc đó, quy định cấm huy động vàng của Ngân hàng Nhà nước trở nên vô hiệu.
Song cũng không thể vì nghi ngờ mà tạm ngưng dịch vụ nhận giữ vàng. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, người dân hoàn toàn có quyền gửi tài sản quý giá tại ngân hàng và phải trả phí. Hoạt động này cũng đã diễn ra nhiều năm qua.
Vì vậy, theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước cần lường trước được các tác động của chính sách và có biện pháp giải quyết thay vì chạy theo thị trường như trong trường hợp giữ hộ vàng nói trên. Một quy định vàng giữ hộ không chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng là đủ để loại trừ các biến tướng từ giữ hộ thành huy động vàng.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân
Theo daibieunhandan
[Read More...]
Trong các ngày 19, 22 và 24/7/2013, KBNN đã tổ chức Hội nghị giao ban Giám đốc KBNN tại 3 miền: Bắc - Nam và Miền Trung - Tây Nguyên. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Phạm Sỹ Danh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cùng đại diện lãnh đạo Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Ban quản lý dự án cải cách Tài chính công. Về phía KBNN có Ban Lãnh đạo KBNN; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc KBNN; Giám đốc, Trưởng phòng Thanh tra, Kế toán trưởng nghiệp vụ và Kế toán trưởng nội bộ của 63 KBNN tỉnh, thành phố.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Hội nghị đã sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của hệ thống KBNN 6 tháng đầu năm và bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013. Với truyền thống đoàn kết, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công chức trong toàn hệ thống, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, chính quyền các cấp; sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, ban ngành có liên quan, toàn hệ thống KBNN đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn 6 tháng đầu năm 2013. Hội nghị dành phần lớn thời gian để nghe các ý kiến phát biểu của Giám đốc KBNN các tỉnh, thành phố và được nghe đại diện lãnh đạo Kho bạc Nhà nước giải đáp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về những nhóm vấn đề như: cơ chế, quy trình nghiệp vụ; tổ chức cán bộ và quản lý nội bộ, xây dựng cơ bản.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh đã ghi nhận những nỗ lực và kết quả hệ thống KBNN đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 và biểu dương Ban lãnh đạo KBNN đã chủ động, có những giải pháp tham mưu cho Bộ trong việc điều hành ngân quỹ trong tình hình căng thẳng, khó khăn của những tháng cuối năm 2012 đến nay; ghi nhận những nỗ lực của KBNN trong việc thực hiện nhiệm vụ huy động vốn. Chỉ đạo nhiệm vụ KBNN trong 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất, toàn hệ thống KBNN tập trung trí tuệ, sức lực và nguồn nhân lực để cùng toàn ngành Tài chính hoàn thành dự toán thu - chi NSNN năm 2013 tại các cấp ngân sách Trung ương và địa phương. Phát huy vai trò tham mưu cho Bộ Tài chính, cấp ủy và chính quyền địa phương tập trung nhanh, đầy đủ, đúng pháp luật, phản ánh kịp thời, chính xác về nguồn thu và tỉ lệ điều tiết của ngân sách; thực hiện chế độ thông tin báo cáo cần kịp thời.
Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ và triệt để tiết kiệm chi; tập trung giải ngân các dự án để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu cho Ngân sách. Tổ chức điều hành ngân quỹ cần tiếp tục được phát huy để đáp ứng được mục tiêu điều hành của các cấp ngân sách, vừa đảm bảo tuyệt đối an toàn ngân quỹ quốc gia. Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ huy động vốn được Bộ Tài chính giao.
Thứ ba, tập trung xây dựng kế hoạch tiếp nhận TABMIS, quản trị, vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý chung. Hiện đại hóa quy trình hoạt động nghiệp vụ gắn với cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, đảm bảo các ứng dụng công nghệ an toàn tuyệt đối.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện nghiệm quy chế, quy trình, nội quy làm việc, quản lý nội bộ, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Đảng, đoàn thể trong từng đơn vị, phát huy truyền thống đoàn kết nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảm bảo cơ chế chính sách cho CBCC; xử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Hội nghị, Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà cho biết, trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, tác động rất lớn đến thu ngân sách và cân đối ngân quỹ, KBNN đã theo dõi sát tình hình thu, chi ngân sách, chủ động trình Bộ triển khai nhiều biện pháp chỉ đạo, điều hành ngân quỹ KBNN: đôn đốc quyết liệt, tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu của NSNN, tích cực huy động vốn, qua đó, ngân quỹ KBNN đã được điều hành một cách chủ động linh hoạt, kịp thời, đảm bảo nhu cầu chi trả của các cấp ngân sách.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Hà, trong thời gian vừa qua, KBNN đã tập trung nguồn lực triển khai đúng tiến độ các đề án, chính sách được giao chủ trì xây dựng: hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quản lý ngân quỹ báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính; tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản công; tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính - biên chế hệ thống KBNN giai đoạn 2009-2013 và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý tài chính - biên chế hệ thống KBNN từ năm 2014 trình Chính phủ; tổ chức tổng kết đánh giá triển khai diện rộng dự án TABMIS; chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan tích cực triển khai các nội dung công việc chuẩn bị đóng gói dự án.
Tổng Giám đốc Nguyễn Hồng Hà khẳng định, với tinh thần cầu thị, với truyền thống đoàn kết, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công chức trong toàn hệ thống KBNN, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính; chính quyền các cấp và sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, ban ngành có liên quan, toàn hệ thống KBNN phấn đấu quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Theo mof
[Read More...]
Công ty quản lý tài sản không phải là cây đũa thần và cũng không thể kỳ vọng một mình nó có thể xử lý được hết nợ xấu của cả nền kinh tế.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, cũng như nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại khi tham dự lễ khai trương công ty này ngày 26.7.
Tại lễ khai trương, ông Nguyễn Hữu Thủy - Tổng giám đốc Công ty quản lý tài sản (VAMC) đã dành cho báo chí một cuộc phỏng vấn.
VAMC hoạt động với vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng, nhưng mục tiêu năm nay như Thống đốc tuyên bố sẽ xử lý 40.000 - 70.000 tỉ đồng, như vậy có quá sức không?
Vốn điều lệ đối với hoạt động của VAMC hay bất kỳ một tổ chức tín dụng (TCTD) nào đó là những hệ số để đảm bảo an toàn. VAMC còn thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt, đó là một cách để huy động vốn trong cả ngắn hạn và trung hạn. Việc phát hành trái phiếu, chúng ta không phải trường hợp duy nhất mà nhiều nước cũng đã sử dụng nó để giải quyết nợ xấu.
Vừa rồi chúng tôi sang Malaysia tìm hiểu, họ cũng phát hành trái phiếu và giải quyết được nợ xấu từ 1998 đến 2005. Tất nhiên trái phiếu của Việt Nam có đặc thù riêng nhưng chúng tôi tin tưởng đây là công cụ tốt để VAMC đi vào hoạt động thuận lợi. Tuy nhiên, hoạt động của VAMC không chỉ nằm ở vốn, mà ở sự đồng thuận của hệ thống các cấp quản lý, chính quyền địa phương và đặc biệt là các TCTD.
Như vậy mục tiêu xử lý 40.000 - 70.000 tỉ đồng nợ xấu sẽ khả thi?
Đối với VAMC, hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị các cơ chế rất rõ ràng, đầy đủ. Bộ máy thu nhận những người có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nợ xấu và tín dụng của các ngân hàng (NH) thương mại. Như vậy, khi đi vào hoạt động, VAMC hoàn toàn có thể làm được các chỉ tiêu theo chỉ đạo của Thống đốc.
Theo quy định, TCTD có nợ xấu trên 3% trên tổng dư nợ phải bán lại nợ cho VAMC. Nếu các NH không chịu, VAMC có cách nào để ép các NH bán lại?
Chúng tôi kỳ vọng không phải ép, bởi đây là nhiệm vụ lớn của cả nền kinh tế, việc xử lý nợ xấu để các NH thương mại nhẹ gánh, nhằm phục vụ các doanh nghiệp (DN) tốt hơn. Tôi nghĩ, không chỉ TCTD có nợ xấu trên 3%, các TCTD khác cũng có thể đến thảo luận, chúng tôi sẵn sàng tiếp đón để mua bán nợ.
Nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn nhất của VAMC là việc xác định giá để mua lại nợ?
VAMC mua nợ theo 2 hình thức, thứ nhất mua theo giá trị sổ sách và thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt; thứ hai là mua theo giá thị trường. Trước mắt chúng tôi đang hoạch định từ giờ đến cuối năm tập trung mua theo giá trị sổ sách và phát hành trái phiếu đặc biệt. Sau đó, khi đầy đủ điều kiện sẽ mua theo giá thị trường.
Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh: Bất cứ NH nào cũng muốn bán nợ dứt điểm, nhận tiền ngay
VAMC ra đời thời điểm này là hết sức thuận lợi đối với các NH thương mại, nó sẽ giúp các NH thương mại đẩy nhanh giải quyết nợ, qua đó tiếp tục cấp tín dụng cho các DN sản xuất, kinh doanh. Hiện nay nợ xấu của VPBank đang nằm trong giới hạn an toàn, chiếm dưới 3% tổng dư nợ, tuy nhiên thời gian qua chúng tôi cũng đã chuẩn bị hồ sơ, tiếp xúc với lãnh đạo của VAMC để thương thảo, xúc tiến việc mua bán nợ. Bất cứ NH nào cũng muốn bán nợ dứt điểm rồi nhận tiền ngay, nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện của từng món mà theo tôi VAMC sẽ có cách xử lý mua bằng tiền hay phát hành trái phiếu đặc biệt. Trước mắt, VPBank sẽ xúc tiến đẩy nhanh mua bán nợ với VAMC tại thị trường, khu vực phía bắc, các món nợ có thanh khoản, để nhanh chóng giải quyết nợ, hỗ trợ các DN.
TS Cấn Văn Lực, Phó TGĐ BIDV kiêm Giám đốc Trường đào tạo BIDV: VAMC sẽ gặp không ít khó khăn
VAMC sẽ gặp không ít khó khăn vì nợ xấu của Việt Nam khác với các nước do tập trung khá nhiều tại các DN nhà nước, lĩnh vực bất động sản, ngoài ra tài sản đảm bảo rất phức tạp. Việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, nghĩa là một cách ghi nợ từ NH sang VAMC, nên nó chưa thể xử lý dứt điểm ngay nợ xấu trên bảng cân đối tài sản của các NH, nợ xấu sẽ vẫn bị tồn đọng, kéo theo các NH thận trọng cho vay ra đối với DN. VAMC có cơ chế mở hơn, cho mua bán nợ theo giá trị sổ sách và giá thị trường, nhưng bán theo thị trường có nhiều ràng buộc và định giá không đơn giản. Đặc biệt, món nợ của DN nhà nước, do tư tưởng các DN này không muốn mất tài sản nhà nước, nên lẽ ra bán 50 đồng, nhưng phải đẩy lên 90 đồng, khi bán cao như vậy sẽ không ai mua cả.
TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI): Phải cảnh giác lạm phát
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm
VAMC khi đi vào hoạt động sẽ chỉ áp dụng 2 hình thức xử lý nợ xấu: mua theo giá thị trường bằng tiền hoặc bằng trái phiếu đặc biệt. VAMC có thể lựa chọn trong số nợ xấu khoản nào mua đứt bán đoạn nhanh thì bán theo giá thị trường bằng tiền mặt. Còn khoản nào có vấn đề thì mua bằng trái phiếu đặc biệt, tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu này bản chất là dùng tiền tệ, nên NHNN vừa bơm tiền vừa phải cảnh giác lạm phát. Vì thế, thời gian xử lý nợ xấu có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm, nghĩa là tín dụng sẽ tăng trưởng thấp trong một thời gian dài, bất động sản cũng phục hồi chậm hơn… đây cái giá chúng ta phải trả và phải chấp nhận vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt: Mũi tên trúng nhiều đích
VAMC là mô hình không mới, Thụy Điển, Nhật Bản… đã vượt qua khủng hoảng với mô hình này, nhưng với Việt Nam việc Chính phủ, NHNN sử dụng trái phiếu đặc biệt để xử lý là sáng kiến mới khá hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình hiện nay. Bởi thực tế VAMC không có đủ nguồn vốn bằng tiền để mua dứt khoát các khoản nợ, thực chất của mua bằng trái phiếu là việc mua bán nợ có kỳ hạn 5 năm, hết 5 năm nếu chưa thu hồi được, các TCTD phải mua lại và thanh toán tiền cho VAMC. Đây là mũi tên trúng nhiều đích, bởi nó tháo gỡ được khó khăn trước mắt cho cả nền kinh tế, tạo điều kiện cho các DN thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, cũng không nên quá kỳ vọng vào một mình VAMC, bởi nó chỉ là một công cụ và để xử lý hết nợ xấu cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa
Theo thanhnien
taan binh
[Read More...]
Theo báo cáo của các Cục Thuế địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của một số tỉnh từ đầu quý II/2013 có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng và thu hút đầu tư tăng… từ đó tạo cơ sở quan trọng cho việc nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2013.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Cụ thể, tại tỉnh Tuyên Quang, thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 6 ước đạt 72,6 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2013 ước đạt 460,1 tỷ đồng đạt 47,4% dự toán Bộ Tài chính giao, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Tại tỉnh Cà Mau, trong tháng 6/2013 toàn Tỉnh thu được 337 tỷ đồng; trong đó thu nội địa tính cân đối ngân sách là 315 tỷ đồng, đạt 7,3% so dự toán năm. Lũy kế 6 tháng đầu năm thu được 1.848 tỷ đồng, trong đó tổng thu nội địa tính cân đối ngân sách là 1.646 tỷ đồng, đạt 38,3% dự toán Bộ tài chính giao, đạt 39% Nghị quyết Hội đồng Nhân dân Tỉnh, tăng 1% so thực hiện cùng kỳ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Tại tỉnh Bình Phước, tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện tháng 6/2013 là gần 163 tỷ đồng, thu 6 tháng là hơn 1.153 tỷ đồng đạt 29,5% so dự toán pháp lệnh Bộ Tài chính giao, bằng 112,3% so cùng kỳ năm 2012.
Tại tỉnh Trà Vinh, thu tháng 6/2013 là 66,3 tỷ đồng bằng 6,27% dự toán cả năm và chỉ bằng 88,45% so cùng kỳ của tháng 6/2012. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2013 thu được gần 409 tỷ đồng, đạt 38,67% so dự toán pháp lệnh và tăng 13,62% so cùng kỳ.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại vĩnh phúc
Theo tapchitaichinh
[Read More...]
Đó là góc nhìn của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong cuộc trao đổi với Thanh Niên về các nút thắt trên thị trường hiện nay.
* Ngân hàng (NH) thừa vốn, doanh nghiệp (DN) thiếu vốn, mệnh đề này kéo dài đang tạo nên tâm lý bằng mọi cách phải bơm tín dụng để "chữa" căn bệnh trì trệ của nền kinh tế, quan điểm của ông thế nào?
- Tôi cho rằng nền kinh tế hiện đã quá nhiều tiền. Tính một cách thận trọng, tổng dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 1,2 lần. Đây là một tỷ lệ rất lớn với điều kiện kinh tế VN. Vậy tiền đang nằm ở đâu, tại sao tiền nhiều nhưng vẫn có cảm giác thiếu thốn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải ngược trở lại quá trình chuyển đổi kinh tế nhà nước sang tư nhân trước đây. Sau khi chuyển đổi, không ít DN lớn có "quan hệ", thậm chí tự thành lập ra các NH nên vốn đổ vào cho họ rất lớn. Tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh đã chiếm tới 2/3 tổng dư nợ. Đáng nói là một phần rất lớn được các DN đầu cơ vào bất động sản và những tài sản khác. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế; DN vừa và nhỏ không có quan hệ lại thiếu vốn.
Vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn
Ý tôi muốn nói là, vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn.
* Khái niệm "nắn dòng" tín dụng đã được đặt ra khá lâu rồi nhưng vẫn không thực sự hiệu quả, tại sao vậy thưa ông?
- Lý do lớn nhất theo tôi là do chúng ta vẫn tiếp tục "bơm" tín dụng nên các hoạt động đầu cơ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả vẫn cảm thấy có cơ hội để bấu víu. Tôi lấy ví dụ, những dự án đang đầu tư dở dang hoặc đã hoàn thiện nhưng bỏ hoang, chủ sở hữu có muốn bán không? Chắc chắn không vì bán sẽ lỗ nặng, thậm chí mất cả vốn chủ sở hữu. Còn giữ, họ hy vọng sẽ lấy lại phần đầu tư. Nếu cứ bơm tín dụng, họ càng có cơ hội duy trì mà tiền thì chảy vào chỗ không hiệu quả.
* Ý ông là chúng ta không nhất thiết phải cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay?
- Đúng thế. Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng, đối tượng vay được tiền gần như vẫn chỉ là các DN lớn vừa hoạt động cái này, vừa hoạt động cái kia. Hành vi của DN rất đơn giản. Bình thường thì họ sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng đứng trên ngưỡng cửa "được - mất" thì họ sẽ tập trung vào các hoạt động khả năng mất nhiều hơn. Và như thế, tín dụng bơm ra sẽ tiếp tục chảy vào đầu cơ, chảy vào bất động sản. Tôi cho rằng công cụ tín dụng đã không còn phát huy hiệu quả với cơ chế phân bổ hiện tại. Nếu tiền vẫn được bơm ra thì hoạt động đầu cơ lại có cơ hội để nhận phần tín dụng và nó sẽ tiếp tục giữ cái dự án bỏ hoang nói trên. Kinh tế sẽ tiếp tục đình trệ.
Tiền sẽ đi đâu?
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương Tiến sĩ Lê Thẩm Dương phân tích: mâu thuẫn hiện nay là nếu không tăng tín dụng thì các chỉ tiêu vĩ mô khó đảm bảo, các NH khó sống vì không có lãi. Nhưng tăng thì chất lượng chắc chắn sẽ giảm bởi chúng ta nói tăng không hạ chuẩn nhưng thời điểm này, lấy đâu ra DN đủ "chuẩn"? Hơn nữa, tăng trong khi tồn kho chưa giải quyết được, nợ xấu chưa xử lý, niềm tin thị trường chưa khôi phục thì tiền sẽ đi đâu? Tôi cho rằng, không nên tăng bằng mọi giá. Chúng ta có thể không đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đề ra nhưng có được sự ổn định, đó mới là điều quan trọng.
* Vậy chúng ta phải "nắn" tín dụng như thế nào cho hiệu quả, thưa ông?
- Cái khó hiện nay là sự lẫn lộn giữa phần tốt và không tốt trong cùng một "cơ thể" DN. Những DN đã đầu cơ nhiều trong thời gian qua bị dính chùm giữa có hiệu quả và không có hiệu quả. Rồi các DN vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh vẫn tốt nhưng tài sản đảm bảo không có nên không vay được vốn; Hay nhiều DN có phương án kinh doanh khả thi, có điều kiện hoạt động tốt nhưng không tiếp cận được tín dụng... Phải có cơ chế tách giữa cái xấu và cái tốt, sau đó dồn nguồn lực cho những hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
* Theo ông thì cơ quan nào sẽ đứng ra làm việc này?
- Hãy để cho cơ chế thị trường tự làm chứ không ai có thể làm thay được. Đó là quá trình mua bán sáp nhập DN, quá trình giải thể, tái sản xuất...
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
* Nhưng như ông vừa nói, có những hoạt động có hiệu quả và không hiệu quả dính chùm nhau trong cùng một DN, nếu chúng ta để thị trường tự xử lý, rất có thể sẽ dẫn đến chết chùm?
- Nếu ta ngưng tín dụng thì phần kém hiệu quả sẽ chết, phần hoạt động có hiệu quả sẽ có người chủ mới "nhảy" vào mua. Cái này gọi là sự phá hủy sáng tạo. Sự chết chùm (mà cô lo lắng) thực tế chỉ là thay chủ sở hữu. Ông chủ sở hữu cũ sẽ trắng tay và một ông chủ sở hữu mới sẽ thay thế. Vậy nên cứ mạnh dạn để thị trường đào thải. Tài sản của DN cũng thế chấp NH, khi đổi chủ sẽ xác định được phần nợ nào mất đi. Phần nợ xấu lòi ra thì NH phải tìm cách xử lý; phần DN mất, DN phải xử lý. Nếu phần nợ xấu của NH có khả năng dẫn đến vốn chủ sở hữu bị âm thì lại xảy ra quá trình đổi chủ tiếp. Cơ chế là như thế.
* Ông cho rằng ngưng bơm tín dụng có ảnh hưởng gì đến lãi suất?
- Lãi suất luôn "nhìn" lạm phát. Nếu lạm phát được kéo xuống thì lãi suất tự động được kéo xuống. Thay vì cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, tôi cho rằng NHNN nên tập trung hơn nữa vào vấn đề xử lý nợ xấu. Phải ép bán các dự án bỏ hoang nói trên. Muốn vậy, chỉ có cách đừng cho họ vay nữa. Lúc đó, chủ sở hữu buộc phải bán đi. Người mua chắc chắn không để đó, vì để đó họ sẽ không mua. Dự án được sử dụng là tạo ra giá trị gia tăng, tạo ra hiệu quả cho xã hội. Nếu không được bán đi, hạch toán bên vay vẫn là 1.000 tỉ đồng nhưng thực chất thị trường chỉ còn 500 tỉ đồng. Tình trạng bỏ hoang, lãng phí tiếp tục duy trì không biết đến bao giờ.
* Theo ông, việc này có mất nhiều thời gian không?
dịch vụ hóa đơn điện tử tại vĩnh phúc
- Nếu ta cứ đặt kế hoạch 6 tháng hay từ nay cuối năm... phải đạt mức tăng trưởng A, B, C nào đó thì sẽ mâu thuẫn với mục tiêu dài hạn. Nếu để thị trường tự sàng lọc khắc nghiệt thì những người có khả năng quản lý tốt, kinh doanh hiệu quả sẽ tiếp nhận được nguồn lực của nền kinh tế. Còn những DN, cá nhân làm ăn bết bát, lao theo đầu cơ phải chấp nhận mất phần tài sản. Nói cách khác, nó chỉ là sự chuyển dịch tài sản, nguồn lực của nền kinh tế từ người sử dụng kém hiệu quả hơn sang người có hiệu quả hơn. Và khi đó, kinh tế sẽ thoát khỏi sự đình trệ hiện nay để hoạt động có hiệu quả hơn.
Phải đảm bảo 4 yêu cầu
Theo tôi, tăng tín dụng hiện nay phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: Đầu tiên là không hạ chuẩn cho vay để tăng tín dụng lại đi kèm với tăng nợ xấu. Thứ hai là những DN nếu được vay thêm một phần tín dụng sẽ "sống" thì đừng để họ chết. Thứ ba là phải giảm lãi suất trung hạn để giúp DN lên kế hoạch đầu tư dài hạn và cuối cùng là tăng tín dụng để tăng tổng cầu mà không tăng lạm phát.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì
Theo thanhnien
[Read More...]
Tình hình kinh tế -xã hội trong 7 tháng đầu năm 2013 được đánh giá là đã có những chuyển biến rõ rệt và đạt được nhiều kết quả tích cực, đúng hướng trong các ngành, lĩnh vực. Lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2013 tăng 0,27%, đã có xu hướng giảm nhẹ hoặc tăng không đáng kể từ tháng 3/2013 đến nay; Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và ổn định; Vốn FDI đăng ký và thực hiện trong những tháng gần đây tiếp tục duy trì mức tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Cùng với nỗ lực của các bộ ngành, địa phương, ngành Tài chính đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 7.
7 tháng, thu NSNN đạt 429.165 tỷ đồng
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối NSNN tháng 7 ước đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 41,9% (khoảng 21.550 tỷ đồng) so với mức thực hiện tháng 6, trong đó: Thu nội địa ước đạt 44.900 tỷ đồng, tăng 43,2% (khoảng 13.550) tỷ đồng so với thực hiện tháng 6; không kể tiền sử dụng đất thì tăng 48,2%. Thu từ dầu thô ước đạt 8.600 tỷ đồng, tăng khoảng 300 tỷ đồng so với thực hiện tháng 6; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 40,4% (khoảng 7.200) tỷ đồng so với thực hiện tháng 6, chủ yếu do từ 1/7/2013 thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế, đã thực hiện thu thuế xuất nhập khẩu được ân hạn từ tháng 6/2013 chuyển sang và thu ngay thuế xuất nhập khẩu của các lô hàng làm thủ tục nhưng không đủ điều kiện gia hạn, hoặc không có bảo lãnh của ngân hàng. Không kể các yếu tố đột biến nêu trên thì số thu tháng 7/2013 đạt xấp xỉ mức thực hiện tháng trước. Sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT theo chế độ, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 62,4% so với ước thực hiện tháng 6.
Như vậy, tính đến ngày 31/7/2013, tổng thu NSNN ước đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Thu nội địa đạt 281.720 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2012. Thu từ dầu thô đạt 64.330 tỷ đồng, bằng 65% dự toán. Trên cơ sở giá dầu bình quân tháng 7 đạt 112 USD/thùng, tăng 22 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán; sản lượng thanh toán ước đạt 8,67 triệu tấn, bằng 61,3% kế hoạch. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: tổng số thu về xuất nhập khẩu đạt 119.695 tỷ đồng, sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT theo chế độ 40.080 tỷ đồng, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 79.615 tỷ đồng, bằng 47,8% dự toán, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng chi NSNN tháng 7 ước đạt 78.950 tỷ đồng, lũy kế chi 7 tháng đầu năm ước đạt 527.860 tỷ đồng, đạt 54% dự toán, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 92.155 tỷ đồng, bằng 52,7% dự toán, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó NSNN đã thực hiện cấp bù lãi suất tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 62,4% dự toán; chi cho vay chính sách đối với học sinh, sinh viên đạt 58,4% dự toán; chi bổ sung dự trữ quốc gia đạt 54,5% dự toán..
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB (cả vốn NSNN và vốn TPCP) đạt khá so với cùng kỳ năm 2012, trong đó vốn NSNN giải ngân đến các chủ đầu tư ước đạt 52,5% dự toán (cùng kỳ năm 2012 đạt 47,7%); vốn đầu tư từ nguồn TPCP ước đạt khoảng 54,5% kế hoạch (cùng kỳ năm 2012 đạt khoảng 43,9% kế hoạch).
Đối với chi trả nợ và viện trợ, ước đạt 60.080 tỷ đồng, bằng 57,2% dự toán, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012, đảm bảo thanh toán đầy đủ và kịp thời các khoản nợ đến hạn.
Về cân đối ngân sách, bội chi NSNN tháng 7 ước đạt 5.950 tỷ đồng; lũy kế 7 tháng đầu năm 98.695 tỷ đồng, bằng 60,9% mức bội chi Quốc hội quyết định đầu năm.
Tích cực triển khai NQ 01/NQ-CP và NQ 02/NQ-CP
Trong tháng 7/2013, Bộ Tài chính đã báo cáo Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tình hình NSNN cả năm 2013, khái toán NSNN năm 2014; tổ chức hội nghị ngành Tài chính đánh giá sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và quán triệt giải pháp tổ chức, điều hành 6 tháng cuối năm với mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ tài chính NSNN năm 2013.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã và đang tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tình hình thu NSNN tại một số địa phương trọng điểm, Tập đoàn, Tổng công ty có số thu ngân sách lớn như: thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tập đoàn Dầu khí.... Đồng thời, đang khẩn trương xây dựng trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ V.
Bộ Tài chính cũng đã tập trung chỉ đạo ngành Thuế và Hải quan tăng cường thực thi pháp luật về thuế, đẩy mạnh chống thất thu, nợ đọng thuế và chống chuyển giá; thường xuyên duy trì các đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình thu nộp ngân sách tại các doanh nghiệp và công tác hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng tại nhiều địa phương; có văn bản yêu cầu địa phương tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về thuế; tổ chức hội nghị tọa đàm về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hàng nông lâm, thủy hải sản
Đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
Tại cuộc họp sơ kết ngành Tài chính 6 tháng đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo ngành Tài chính để hoàn thành kế hoạch dự toán NSNN năm 2013 cần triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, không ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ hết sức quan trọng là dù khó khăn cũng phải bố trí, cân đối ngân sách đảm bảo chi cho an sinh xã hội và con người. Trên thực tế, thực hiện những chủ trương lớn của Chính phủ nhằm bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, Bộ Tài chính đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời theo tiến độ các khoản kinh phí đã bố trí trong dự toán NSNN năm 2013 cho các đối tượng thụ hưởng chính sách... thực hiện hướng dẫn và đảm bảo nguồn để đảm bảo chi trả kịp thời thực hiện chính sách tăng lương tối thiểu chung (từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng) từ ngày 01/7/2013.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hai bà trưng
Trong tháng 7/2013, ngành Tài chính đã chỉ đạo hoàn thành xuất cấp 3.977 tấn gạo hỗ trợ cho các địa phương Lào Cai (200 tấn); Cao Bằng (1.100 tấn); Gia Lai (321 tấn); Đắk Lắk (1.000 tấn); Nghệ An (1.220 tấn) và Lào Cai (136 tấn). Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2013, tổng số gạo dự trữ quốc gia xuất cấp để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt đạt trên 45,8 nghìn tấn, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh viêc tập trung triển khai, hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm của ngành về công tác tài chính, ngân sách, toàn thể đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức ngành Tài chính không quên trách nhiệm, tình cảm của mình với những người con đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, trong đó có cả những Liệt sỹ ngành Tài chính. Tháng 7, tháng của sự tri ân, đây cũng là thời điểm ngành Tài chính triển khai hàng loạt các chương trình thăm hỏi, đền ơn đáp nghĩa đối với những gia đình cách mạng, với các trung tâm nuôi dưỡng người có công. Một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa được triển khai trong dịp này đó là sau thời gian dài hoàn thiện giai đoạn 1 và chuẩn bị các công việc cần thiết khác cho khởi công giai đoạn 2, Bộ Tài chính đã tổ chức lễ động thổ nâng cấp Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, giai đoạn 2. Đây là mong muốn và tấm lòng của cán bộ, công chức viên chức ngành Tài chính chung tay để nơi yên nghỉ của hơn 10 nghìn Liệt Sỹ đang nằm tại đây khang trang hơn, sạch đẹp hơn và thuận tiện hơn để thân nhân các Liệt sỹ cũng như nhân dân cả nước đến thăm viếng.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy
Theo mof
[Read More...]
Các hiệp định thương mại sẽ ký từ nay đến năm 2015, các cam kết mở cửa nền kinh tế sẽ tạo ra cơ hội cực kỳ lớn cho M&A.
“Tổng giá trị M&A tại Việt Nam nửa đầu năm nay có sụt giảm nhẹ, nhưng các năm trước cho thấy, các thương vụ M&A thường kết thúc vào nửa cuối năm và tôi tin rằng, bằng giờ năm sau, tại Diễn đàn M&A này, chúng ta sẽ ghi nhận những kết quả hết sức bất ngờ. M&A 2013 sẽ lớn mạnh nhiều hơn so với dự báo”, ông John Ditty, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia nhận xét tại Diễn đàn mua bán, sáp nhập DN (M&A forum 2013) lần thứ 5 do Báo Đầu tư và Công ty AVM Vietnam phối hợp tổ chức ngày 8/8.
Nhiều động lực mới
Theo ông John Ditty, xu hướng đô thị hóa, áp lực cạnh tranh ngày một lớn… là những động lực làm gia tăng nhu cầu M&A tại Việt Nam. Cùng quan điểm này, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận xét, bên cạnh sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN), thì xu hướng hội nhập sẽ mở ra rất nhiều cơ hội M&A. Theo đó, khi DN gặp khó khăn, bản thân họ cũng có nhu cầu được M&A để tạo thêm sức mạnh.
“Thêm vào đó, các hiệp định thương mại sẽ ký từ nay đến năm 2015, các cam kết mở cửa nền kinh tế sẽ tạo ra cơ hội cực kỳ lớn cho M&A”, ông Thành nhấn mạnh.
Nhận xét về lĩnh vực M&A tại Việt Nam, ông David Blackhall, Giám đốc điều hành VinaCapital Real Estate, đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, cho rằng, nền tảng kinh tế Việt Nam đang tốt hơn so với 1 năm trước. “Đó là một thông tin tốt lành. Có rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, là những công ty toàn cầu quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam. Trong tương lai, tôi cho rằng, các NĐT đến từ Nhật Bản và các nước trong khu vực sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng trong M&A tại Việt Nam”, ông David Blackhall nói.
Thống kê của Ban tổ chức M&A forum 2013 cho thấy, năm 2012, các NĐT đến từ Nhật chiếm vị trí số 1 về lượng thương vụ và tổng giá trị M&A tại Việt Nam. Ông Masataka “Sam” Yoshida - Giám đốc đầu tư, RECOF - đơn vị tư vấn M&A tên tuổi của Nhật Bản cho biết, các NĐT Nhật đã và sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng của Việt Nam trong M&A.
“M&A với đối tác Nhật thường chậm, kéo dài thời gian hơn, nhưng khá chắc chắn. Việt Nam luôn đứng ở vị trí rất cao trên thế giới trong các thương vụ M&A của Nhật ra bên ngoài”, ông Yoshida nhận xét.
Lĩnh vực nào sẽ “hút” M&A?
Thống kê của RECOF cho thấy, trong số 81 thương vụ M&A mà NĐT Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam, thì 4 lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều nhất là IT/phần mềm (16%), sản xuất (15%), thương mại - phân phối (14%), thực phẩm (11%). Lĩnh vực ngân hàng, phi sản xuất đều chiếm tỷ lệ 9%.
Còn theo thống kê của Capital IQ, số lượng các thương vụ M&A vào ngành tài chính giảm dần từ năm 2010 lại đây, trong khi lĩnh vực hàng thiết yếu, ngành công nghiệp, nguyên vật liệu lại tăng mạnh trong năm 2012.
Ông Yoshida cho rằng, NĐT Nhật không tập trung vào lĩnh vực bất động sản, một phần do nhu cầu đầu tư trực tiếp của các NĐT, một phần do e ngại những rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, ông Võ Trí Thành lại có lý giải khác: “NĐT Nhật Bản rất khôn ngoan. Họ ít đầu tư vào bất động sản vì sợ rủi ro, nhưng lại đầu tư vào các lĩnh vực có liên quan, để tận dụng sự phát triển của lĩnh vực bất động sản”.
Trong khi đó, chia sẻ tại Diễn đàn, ông David Blackhall cũng cho biết, VinaCapital Real Estaste nhận được sự quan tâm rất lớn của các NĐT nước ngoài, các DN toàn cầu, không chỉ trong lĩnh vực bất động sản, mà rất nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông David, do M&A bất động sản tại Việt Nam chịu rất nhiều rủi ro khi môi trường pháp lý còn nhiều điểm chưa rõ ràng đối với NĐT ngoại, nên những thương vụ M&A bất động sản thời gian qua chủ yếu đến từ các NĐT trong khu vực ASEAN, Hồng Kông, Trung Quốc….
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Cũng theo ông David, việc đưa VAMC vào hoạt động; tái cấu trúc các NHTM, với việc dư thừa vốn lưu động của các ngân hàng, những bất cập chính sách đã giảm… có thể sẽ là động lực thúc đẩy M&A ngành bất động sản thời gian tới.
Làm gì để thúc đẩy M&A?
Có 2 vấn đề cần quan tâm, đó là làm sao để tìm được đối tác nước ngoài cho các thương vụ M&A và giải quyết các vướng giải quyết các vướng mắc chủ yếu của hoạt động này?
Điều phối phiên thảo luận, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức đặt câu hỏi: Làm sao để DN tìm được đối tác M&A? Tại Diễn đàn, có ý kiến cho rằng, mình cứ làm tốt thì sẽ có đối tác tìm đến, “hữu xạ tự nhiên hương”. Tuy nhiên, không đồng ý với quan điểm này, một khách mời cho rằng, nếu đã hoạt động tốt rồi thì không phải DN nào cũng có nhu cầu M&A. Vì thế nên chăng, cần có một trung tâm thông tin để DN muốn huy động vốn tìm đối tác M&A.
Vấn đề thứ hai là giải quyết các trở ngại liên quan đến pháp lý và thủ tục mua bán, sáp nhập. Bà Linh Bùi, Luật sư cao cấp Công ty Allens Pte.Ltd cho rằng, trở ngại pháp lý ở Việt Nam còn khá lớn. “Nhiều quy định pháp lý ở Việt Nam chưa đầy đủ hoặc còn những rào cản như những giới hạn trong bán lẻ, hoạt động ngân hàng… Một số khách hàng của chúng tôi gặp rủi ro vì là người đầu tiên thực hiện giao dịch một số loại hình M&A”, bà Linh nói và bổ sung thêm một nút thắt cũng là ý kiến chung của nhiều diễn giả, thủ tục cấp giấy phép tại Việt Nam phải qua nhiều cơ quan quản lý, mất thời gian…, khiến kéo dài quá trình đàm phán của các thương vụ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng nêu ra một số điểm thường khiến M&A diễn ra chậm hoặc bất thành. Đó trước hết là văn hóa DN, khi một số DN không sẵn sàng hoặc không biết cách chia sẻ đầy đủ nhu cầu thông tin của đối tác. Một lý do khác, theo ông Yoshida, đó là sự khác biệt trong kỳ vọng giá giữa NĐT trong nước và nước ngoài. “Giai đoạn sau của quá trình M&A thường dẫn đến việc thất bại trong đàm phán M&A đó là kỳ vọng giá, khi các DN trong nước kỳ vọng giá quá cao, còn các NĐT Nhật lại chỉ sẵn sàng bỏ ra một mức tiền thấp hơn”, ông Yoshida nhận xét.
Vấn đề minh bạch thông tin của các DN Việt Nam cũng được nêu lên như một cản trở đối với sự quan tâm của các NĐT ngoại. Đó là tình trạng sổ sách chứng từ kế toán không minh bạch, ban lãnh đạo không nêu được kế hoạch phát triển tương lai, hoặc minh bạch quản trị… “Chúng tôi rất lo ngại DN mời một tổ chức tư vấn để xào nấu thông tin. Khi tiến hành bất cứ thương vụ M&A nào, việc được cung cấp đầy đủ thông tin cả tốt và xấu để chúng tôi cung cấp cho đối tác là điều kiện hàng đầu để thúc đẩy M&A”, ông Volker Becker, Giám đốc dự án ngân hàng đầu tư, Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận định.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận thủ đức
Theo tapchitaichinh
[Read More...]
Ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng giám đốc Petrolimex- cho biết: lợi nhuận kinh doanh xăng dầu bình quân chỉ đạt 31% so với lợi nhuận định mức quy định.
6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận hợp nhất trước thuế TNDN của Petrolimex đạt 898 tỷ đồng. Dư luận cho rằng Petrolimex đang "lãi lớn". Xin ông giải thích rõ khoản lợi nhuận này từ những nguồn thu nào?
- Về lợi nhuận trước thuế hợp nhất (của tất cả các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam và ở nước ngoài), Petrolimex chỉ đạt 45% so với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (1.980 tỷ đồng).
Ông Trần Ngọc Năm- Phó tổng giám đốc Petrolimex:Lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trước thuế tại Việt Nam, bình quân đạt 94 đồng/lít, kg; tương ứng với khoảng 31% so với lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở quy định.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Về lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trước thuế tại Việt Nam - đây là điểm mà báo chí, công luận cả nước quan tâm - cũng chỉ đạt 388,22 tỷ đồng, bình quân đạt 94 đồng/lít, kg; tương ứng với khoảng 31% so với lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính và đạt 46,27% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông năm 2013 đã thông qua (839 tỷ đồng).
Đây là lợi nhuận truớc thuế của Công ty Mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và 42 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do Petrolimex đầu tư 100% vốn) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự chi phối của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Theo các số liệu nói trên đã cho thấy, lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu nội địa của Petrolimex đạt thấp do mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; vì thế, trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ tiếp tục điều hành giá bán xăng dầu trong nước dần tiếp cận với sự biến động của giá xăng dầu thế giới, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng.
Đối với khoản lợi nhuận trước thuế là 898 tỷ đồng thì sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp lợi nhuận còn lại của Petrolimex là bao nhiêu?
- Tại bản công bố thông tin, Petrolimex đã công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 687 tỷ đồng. Nếu tính trên số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư và các cổ đông khác góp vốn thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn đạt 4,7%.
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, khi kết thúc năm tài chính, lợi nhuận sau thuế được phân bổ vào các quỹ theo quy định của pháp luật; chủ yếu là để bảo toàn vốn, duy trì trạng thái hoạt động bình thường của doanh nghiệp và chia cổ tức cho các cổ đông; trong đó, cổ đông chi phối là nhà nước hiện nắm giữ 95,1% vốn điều lệ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm
Để minh bạch hóa lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương yêu cầu Petrolimex xây dựng đề án minh bạch hóa, ông có thể cho biết hướng xây dựng đề án này?
- Chúng tôi sẽ có báo cáo lên Bộ về đề án này. Trong đó, báo cáo của chúng tôi sẽ xuất phát từ các quan điểm Tổng giám đốc Petrolimex đã công bố tại bài "Minh bạch xăng dầu: 5 vấn đề từ góc nhìn doanh nghiệp".
Minh bạch là một khái niệm tổng thể và toàn diện, gồm nhiều thành tố không thể tách rời, ở đó có: Chính phủ, liên bộ, tổ giám sát/điều hành, doanh nghiệp và cả các cơ quan báo chí; nhưng phải bắt đầu từ "cơ chế"; tức là, từ nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.
Để minh bạch, tôi cũng cho rằng, nghị định sắp tới cần phân định rõ vai trò, vị trí của giá cơ sở và cơ quan công bố giá cơ sở duy nhất là Bộ Tài chính - làm "vật chuẩn" để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh, để người tiêu dùng thực hiện quyền giám sát.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại vĩnh phúc
Theo vef
[Read More...]
Cách đây 6 tháng bạn thu hút được một khách hàng lớn và cả công ty hết sức vui mừng với thành công này. Bạn hết sức tận tụy làm việc với khách hàng, hỗ trợ nhiệt tình để giao sản phẩm tận tay người mua và vui mừng gửi hoá đơn đến khách hàng, chờ đợi mang về một khoản lợi nhậun đáng kể cho công ty.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Nhưng 30 ngày trôi qua mà bạn không nhận được hồi âm. Rồi 60 ngày, 90 ngày qua và vẫn không có động thái tích cực nào. Gánh nặng của món nợ khó đòi này bỗng chốc biến khách hàng trong mơ của bạn trở thành cơn ác mộng.
Quản lý nợ là một khâu hết sức thiết yếu đối với sự tồn tại và thành công của công ty bạn. Tuy nhiên nhiều công ty vẫn đang loay hoay tìm thời gian, nguồn lực và cả cách thức hiệu quả nhất để thu hồi những khoản nợ khó đòi này. Dưới đây là 12 bí quyết hạn chế sự dây dưa thanh toán của các khách hàng, đảm bảo dòng tiền của công ty bạn không bị tắc nghẽn bởi những nguyên nhân khó chịu này:
1. Soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh: yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm.
2. Thể hiện ngày cụ thể trong hoá đơn của bạn. Cụm “chi trả trong vòng 30 ngày” sẽ kém khẳng định hơn cụm “hạn chót vào ngày 30/11”.
3. Thiết lập một quy trình thu hồi nợ cho công ty của bạn: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng cũng như quy định rõ thời gian, cách thức cho việc gửi thư nhắc nhở hay các cuộc gọi điện thoại. Các nhân viên cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ chứ không chỉ đơn thuần coi đó là một việc kiêm nhiệm.
4. Email hoá đơn cho khách hàng thay vì gửi qua đường bưu điện để rút ngắn được quá trình thu hồi.
5. Khi một khách hàng dùng dằng quá lâu, hãy quên việc gửi email hay thư từ nhắc nhở đi vì chúng có thể sẽ bị ném đi hoặc xoá mất. Thay vào đó hãy nhấc điện thoại lên và hẹn gặp trực tiếp để trao đổi.
6. Trước khi gọi cho khách hàng trễ hạn, bạn hãy xem lại toàn bộ lịch sử giao dịch với khách hàng này. Để các thông tin này kế bên để tham khảo ngay khi bạn đang trao đổi.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh
7. Phải chắc chắn bạn đang nói chuyện với người có khả năng quyết định chi trả. Nếu bạn không thể gặp trực tiếp người đó, hãy trình bày thật ngắn gọn mục đích của cuộc gọi và hạn chót thanh toán. Hãy yêu cầu người thư ký ghi chú lại thông tin cuộc gọi của bạn và xác nhận lại thông tin.
8. Luôn giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp. Đây là một giao dịch kinh doanh, bạn giao hàng và khách hàng nợ bạn tiền. Đừng la hét hay đe doạ.
9. Đòi hỏi cam kết chính xác. Đừng để khách hàng kết thúc cuộc trao đổi bằng cách thoái thác “Tôi sẽ gửi trong vài ngày tới”. Bạn phải yêu cầu con số chính xác vào một thời gian chính xác. Sau đó lập lại các cam kết để xác nhận, tránh mọi nguy cơ hiểu lầm và sau cuộc gọi gửi một email xác nhận nội dung.
10. Luôn luôn lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của bạn với khách hàng như email, thư, cuộc gọi,… Bạn có thể cần những thứ này cho việc tranh tụng sau này.
11. Phải luôn luôn theo dõi khi khách hàng từ chối tôn trọng cam kết chi trả: Hãy yêu cầu rõ ràng là bạn muốn được thông báo nếu khách hàng không thể chi trả đúng thời hạn và xác định rõ ràng ngày bạn có thể nhận được thanh toán.
12. Thuê một tổ chức chuyên thu nợ. Nếu đã quá hạn thanh toán 90 ngày và tài khoản nnày bị trượt giá với tỷ lệ 15%/tháng thì bạn nên yêu cầu một tổ chức chuyên thu nợ đứng ra làm việc với khách hàng này.
Phần mềm Kế toán MISA SME.NET 2017 luôn có sẵn các báo cáo về công nợ, tuổi nợ quá hạn, theo nhiều tiêu chí khác nhau để doanh nghiệp luôn nắm bắt được tình hình công nợ nói riêng và tình hình tài chính doanh nghiệp mình nối chung.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm
Tổng hợp
[Read More...]