Theo khoản 19 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), không tham gia BHXH, BHTN... cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN hoặc tham gia không đúng mức quy định.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại ba đình
Ngoài ra DN còn bị:
- Truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng.
- Đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội
Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Theo Quyết định 60/2015/QĐ-TTg 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 (có hiệu lực từ ngày 15/01/2016).
"3. Việc thu tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTNthực hiện như sau:
a) Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, BHXH Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan BHXH trực thuộc, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện. "
Chi tiết xem tại đây: Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
Ngoài việc bị phạt DN còn bị?
Theo Công văn số 4616/BHXH-KTTN ngày 8/11/2017 của Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Bình Dương:
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH số 58/2014/QH13status2 và Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, tiền BHXH bắt buộc phải đóng định kỳ hàng tháng và trích nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu qua tháng sau mới nộp tiền BHXH của tháng trước thì bị xem là chậm nộp.
Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động tính toán số tiền BHXH phải đóng hàng tháng (bao gồm cả khoản tiền BHXH phải truy đóng) và nộp vào tài khoản cho cơ quan BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đó, không nên chờ thông báo kết quả đóng BHXH sẽ trễ.
Đối với hành vi chậm đóng BHXH, ngoài việc bị tính lãi thì tùy vào mức độ vi phạm, doanh nghiệp còn bị xử lý theo các quy định sau:
- Bị xử phạt hành chính theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP, Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP .
- Bên cạnh đó, nếu không chấp hành quyết định xử phạt và không khắc phục hậu quả thì còn bị cưỡng chế theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP, gồm: khấu trừ tiền từ tài khoản, kê biên tài sản có giá trị tương ứng để bán đấu giá, cưỡng chế thu tiền, tài sản đang giao cá nhân, tổ chức khác nắm giữ nhằm cố tình tẩu tán tài sản.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
- Thậm chí, sẽ bị khởi kiện theo quy định tại Điều 14 Luật BHXH. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi nợ tiền BHXH của doanh nghiệp còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ luật hình sự với mức phạt từ 200 triệu - 3 tỷ đồng.
- Về phía người lao động, sẽ không được cấp thẻ BHYT và không được thanh toán các chế độ BHXH.
Một số mức phạt khác liên quan:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN sau đây:
- Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN giả mạo.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
II. Vi phạm các quy định khác về BHXH, BHTN:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
- Không làm văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
- Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ BHXH.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
- Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Địa chỉ học kế toán Tại thủ đức
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
- Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu, giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định;
- Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo nghề có một trong các hành vi sau đây:
- Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm;
- Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích.
III. Mức phạt vi phạm quy định về công đoàn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
- Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
- Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
- Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;
- Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Responses
0 Respones to "Mức phạt chậm đóng BHXH, BHTN năm 2018 mới nhất"
Đăng nhận xét