Phối hợp quản lý hàng chuyên ngành được thực hiện như thế nào?



Thời gian qua, có tình trạng DN sau khi được cơ quan Hải quan cho nợ chứng từ hồ sơ hải quan, được mang hàng về bảo quản đã không thực hiện nghĩa vụ nộp chứng từ được nợ, tẩu tán hàng hóa tiêu thụ nội địa.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Cán bộ Hải quan và Biên phòng Quảng Trị phối hợp kiểm tra hàng hóa XNK phương tiện XNC tại Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

Tình trạng này có một phần nguyên nhân từ sự phối hợp trao đổi thông tin chưa kịp thời giữa cơ quan Hải quan và cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong việc xử lý lô hàng được đưa về bảo quản.

Tăng cường liên kết

Một thực tế mà cơ quan Hải quan đánh giá đó là một số nhóm hàng (ví dụ thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối thuộc mặt hàng được đưa về bảo quản chờ kết quả kiểm tra, DN dễ lợi dụng tẩu tán hàng hóa trước khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành).

Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành quy định Danh mục mặt hàng phải kiểm tra quá nhiều, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong việc quản lý hàng hóa trong quá trình kiểm tra, chờ kết quả kiểm tra, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan; nhiều lĩnh vực kiểm tra chưa có quy định cụ thể trách nhiệm xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK không đạt yêu cầu kiểm tra…

Trước những vướng mắc trong việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK tại cửa khẩu, các bộ, ngành đều thống nhất cần có Quy chế phối hợp hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK tại cửa khẩu. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho rằng, giải pháp tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, giảm thời gian thông quan hàng hóa đối với hàng hóa XNK cần có quy chế phối hợp trong hoạt động của các cơ quan quản lý.

Bộ Công Thương cũng thống nhất về sự cần thiết xây dựng Quy chế phối hợp kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu. Quy chế cần thống nhất về các vấn đề: Hợp nhất Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan, tránh sự chồng chéo, kiểm tra không chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm.

Mục tiêu quản lý khi xây dựng và ban hành Danh mục hàng hóa có rủi ro cao (nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và hạn chế NK, bảo vệ sản xuất trong nước) và thống nhất việc triển khai các quy định về đưa hàng về bảo quản tại Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Hiện nay, cơ quan Hải quan đã xây dựng dự thảo quy chế phối hợp. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành trong việc xử lý vi phạm đối với hàng hóa NK phải kiểm tra chuyên ngành; thời gian cơ quan kiểm tra chuyên ngành phải hoàn thành việc kiểm tra và ra kết quả kiểm tra kể từ khi DN nộp đủ hồ sơ đăng ký.

5 nội dung

Dự thảo quy chế phối hợp đưa ra 5 nội dung phối hợp kiểm tra giữa các cơ quan quản lý. Thứ nhất, phối hợp xác định hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan. Cơ quan Hải quan căn cứ Danh mục hàng hóa XK, NK phải kiểm tra chuyên ngành do các bộ quy định mã số HS thống nhất với mã số hàng hóa trong Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, để yêu cầu người khai hải quan đăng ký kiểm tra chuyên ngành với cơ quan kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục hải quan.

Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc xác định đối tượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan phối hợp với cơ quan kiểm tra chuyên ngành để xem xét, quyết định; trường hợp có ý kiến khác nhau giữa hai cơ quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành xem xét quyết định.

Thứ hai, phối hợp kiểm tra hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành, đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu và các mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: Cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra chặt chẽ hàng hóa tại cửa khẩu. Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm bố trí nhân lực và máy móc thiết bị để thực hiện kiểm tra. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Đối với hàng hóa thuộc Danh mục phải kiểm tra về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm: Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu; trường hợp hàng hóa không thể kiểm tra được tại cửa khẩu và hàng hóa sau khi lấy mẫu kiểm tra có yêu cầu đưa về bảo quản thì DN được đưa hàng hóa về bảo quản để kiểm tra hoặc chờ kết quả kiểm tra theo quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Hải quan trong quản lý, kiểm tra hàng hóa tại địa điểm bảo quản đến khi hoàn thành việc kiểm tra.

Thứ ba, phối hợp trong việc lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, để tạo thuận lợi cho người khai hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành thống nhất với cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra và lấy mẫu hàng hóa (nếu có) tại cùng một thời điểm và địa điểm. Trường hợp hàng hóa có nguy cơ nhiễm dịch thì việc kiểm tra, lấy mẫu chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa đã xử lý nhiễm dịch.

Thứ tư, phối hợp thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi trực tiếp cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục NK và cho người khai hải quan trong thời hạn theo quy định. Trường hợp vì lý do khách quan, phải kéo dài thêm thời hạn kiểm tra thì cơ quan kiểm tra chuyên ngành thông báo cho cơ quan Hải quan, người khai hải quan về lý do và thời hạn ra kết quả kiểm tra chuyên ngành biết và theo dõi.

Thứ năm, phối hợp xử lý vi phạm: Đối với hàng hóa có kết quả kiểm tra không đáp ứng yêu cầu XK, NK: Cơ quan kiểm tra chuyên ngành báo cáo cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý để có kết luận xử lý đối với hàng hóa (kết luận buộc tái chế, tiêu hủy, tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng) và gửi kết luận xử lý cho cơ quan Hải quan để phối hợp hoàn tất thủ tục hải quan.

Đối với vi phạm của người khai hải quan, dự thảo quy chế cũng quy định rõ trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành phát hiện người khai hải quan có hành vi vi phạm thì xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện người khai hải quan có hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa chưa được thông quan thì cơ quan Hải quan xử lý theo pháp luật về hải quan.

Điều cơ bản được đưa ra trong dự thảo quy chế phối hợp là toàn bộ kết quả xử lý của 5 nội dung phối hợp trên sẽ được các cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan Hải quan thông tin với nhau để biết và phối hợp quản lý. Dự thảo hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi tại các đơn vị Hải quan địa phương cũng như các bộ quản lý chuyên ngành. Nhiều ý kiến tham gia đã cơ bản thống nhất với dự thảo cơ quan Hải quan đưa ra.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Nguồn Báo Hải Quan


Responses

0 Respones to "Phối hợp quản lý hàng chuyên ngành được thực hiện như thế nào?"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page