Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Về cơ bản, Thông tư 203 không có thay đổi lớn so với Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung các qui định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và sửa đổi cho phù hợp do Luật Doanh nghiệp Nhà nước đã hết hiệu lực vào ngày 1/7/2010. Thông tư 203 có một số điểm thay đổi cần lưu ý như sau:
Về phạm vi áp dụng
Chi phí khấu hao TSCĐ tính theo qui định tại Thông tư này được sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước không còn bắt buộc áp dụng Thông tư này khi kế toán và lập báo cáo tài chính.
Về xác định nguyên giá của TSCĐ
So với Quyết định 206, Thông tư 203 bổ sung, làm rõ hơn:
● TSCĐ hữu hình mua sắm, bổ sung thêm: Trường hợp mua nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đưa TSCĐ vào sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp dỡ bỏ nhà cửa, vật kiến trúc để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất ghi nhận như trên; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới là giá quyết toán công trình, tài sản dỡ bỏ hạch toán theo qui định thanh lý TSCĐ.
● TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Theo Quyết định 206, nguyên giá TSCĐ là giá thành thực tế cộng các chi phí. Thông tư 203 phân biệt rõ hai trường hợp:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán thì nguyên giá được tính theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế cộng các chi phí.
● TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng theo phương pháp giao thầu: nguyên giá là giá quyết toán công trình cộng các chi phí khác (không đổi so với Quyết định 206). Bổ sung thêm: Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán thì hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán.
● TSCĐ được cho, tặng, nhận góp vốn, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa: Theo Quyết định 206, Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải trả. Thông tư số 203 phân biệt rõ hai trường hợp:
- TSCĐ hữu hình được cho, tặng, do phát hiện thừa: nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
- TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhật trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
● TSCĐ được cấp, được điều chyển đến: Theo Quyết định 206, nguyên giá là giá trị còn lại trên sổ sách của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển cộng các chi phí; và Quyết định 206 cũng có qui định riêng đối với tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp. Thông tư 203 chỉ qui định: nguyên giá là giá trị còn lại trên sổ sách của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp cộng các chi phí.
● TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Theo Quyết định 206, nguyên giá là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm. Thông tư 203 bỏ chi phí liên quan đến khâu thiết kế.
● TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: cũng như Quyết định 206, Thông tư 203 chia ra làm hai trường hợp:
- Được giao đất có thu tiền sử dụng đất (Quyết định 206 chỉ gọi là quyền sử dụng đất): nguyên giá là toàn bộ khoản chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng các chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ; hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhân góp vốn (không đổi so với Quyết định 206)
- Thuê đất: thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh không ghi nhận TSCĐ vô hình (không đổi so với Quyết định 206, tuy nhiên bổ sung hai trường hợp):
+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
+ Trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng.
Trường hợp nguyên giá TSCĐ được thay đổi:
Theo Quyết định 206, nguyên giá TSCĐ được thay đổi theo trường hợp. Đánh giá lại TSCĐ theo qui định của pháp luật, Nâng cấp TSCĐ, Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ. Thông tư 203 vẫn giữ lại trường hợp ‚và nói rõ hơn: Đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp: Theo quyết định của cơ quan Nhà nước; tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, dùng tài sản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Đầu tư nâng cấp, sửa chữa TSCĐ
Quyết định số 206 qui định: Chi phí để nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá không đưa vào chi phí trong kỳ. Chi phí sửa chữa TSCĐ không tính tăng nguyên giá mà hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ không quá 3 năm. Đối với TSCĐ muốn trích trước tiền sửa chữa thì phải đảm bảo điều kiện “sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi” và phải thông báo cho cơ quan thuế kế hoạch trích trước.
Thông tư 203 qui định tương tự như Quyết định 206 nhưng bỏ điều kiện “sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi” và không có qui định phải thông báo cho cơ quan thuế kế hoạch trích trước.
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
Về cơ bản nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ của Thông tư 203 tương tự như Quyết định số 206, Thông tư 203 bổ sung một số trường hợp được trích khấu hao và không được trích khấu hao (đã qui định và áp dụng theo các qui định về thuế TNDN – cụ thể là Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008). Ngoài ra, Thông tư 203 còn hướng dẫn thêm như sau:
● TSCĐ sử dụng phục vụ phúc lợi cho người lao động (như nhà nghỉ giữa ca, nhà thay quần áo…) có tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng để trích khấu hao và thông báo cho cơ quan thuế.
● TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được, doanh nghiệp xác định trách nhiệm bồi thường. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được, dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp; trường hợp quỹ này không đủ để bù đắp thì tính vào chi phí.
● Đánh giá lại TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển thì TSCĐ này phải được tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó, thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm và phải đăng ký với cơ quan thuế.
● Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng giữa giá trị ghi sổ sách không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ không quá 10 năm.
Thẩm quyền phê duyệt phương án thay đổi thời gian sử dụng của TSCĐ
Theo Quyết định 206, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Bộ Tài chính. Thông tư 203 chia làm hai trường hợp:
● Bộ Tài chính phê duyệt đối với các công ty nhà nước gồm: các công ty các Tập đoàn, Tổng công ty, các công ty con Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
● Sở Tài chính phê duyệt đối với công ty Nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, UBND tỉnh, các doanh nghiệp khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian sử dụng không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.
Thời gian sử dụng TSCĐ vô hình
Thông tư 203 bổ sung: TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thời gian sử dụng là thời gian bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ (không tính thời gian gia hạn).
Về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Chỉ có thay đổi đối với: Máy móc, thiết bị dùng trong ngành khai khoáng: từ 5 năm đến 10 năm (Quyết định 206 là từ 5 năm đến 8 năm); Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh: từ 10 năm đến 20 năm (Quyết định 206 là từ 6 năm đến 8 năm).
Về Danh mục các nhóm TSCĐ, bổ sung vào nhóm B – Máy móc, thiết bị công tác gồm 4 loại TSCĐ là Máy móc, thiết bị dung trong ngành lọc hóa dầu; Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí; Máy móc, thiết bị xây dựng; Cần cẩu.
Về tổ chức thực hiện
Thông tư 203 bổ sung: Các cá nhân kinh doanh có TSCĐ đáp ứng đủ các qui định về quản lý TSCĐ qui định tại Thông tư này thì được trích khấu hao để tính thuế TNCN
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Theo kiemtoanketoan.com
Responses
0 Respones to "Điểm khác biệt giữa Thông tư số 203 và 206?"
Đăng nhận xét