Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Mặc dù không nhiều, nhưng DN dệt may cũng được hưởng lợi khi điều chỉnh tỷ giá. Ảnh: H.NỤ
Lợi ít
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Tỷ giá đã neo ở mức cũ quá lâu, cần thiết điều chỉnh cho phù hợp với những biến động của nền kinh tế cả trong và ngoài nước. Do đó, quyết định điều chỉnh tỷ giá vừa qua của NHNN khá hợp lý. Các DN trong ngành thủy sản chủ yếu XK, sử dụng nguyên liệu trong nước nên việc điều chỉnh này giúp DN có thêm lợi nhuận. Khi DN tăng thêm nguồn thu, mức tiền bỏ ra để thu mua nguyên liệu cũng tăng lên. Do đó, tỷ giá tăng, người nông dân cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, các DN cũng mong chính sách tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định chứ không nên bấp bênh, nhiều thay đổi.
Là DN chủ yếu XK mặt hàng dệt may nên Công ty CP Thúy Đạt cũng phần nào được hưởng lợi từ quyết định điều chỉnh tỷ giá vừa qua. Theo ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Công ty, điều chỉnh tỷ giá đương nhiên giúp DN tăng thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, mức lời lãi thêm này cũng không nhiều, chỉ khoảng 30-40 triệu đồng/tháng.
Ông Châu lý giải, DN chủ yếu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nước ngoài nhưng cũng phải NK khá nhiều bông nguyên liệu, thanh toán bằng USD. Bên cạnh đó, DN cũng đã đầu tư, mua máy móc thiết bị hiện đại bằng ngoại tệ, vay cũng bằng ngoại tệ nên tính tổng thể, sau khi cân đối mọi khía cạnh, lời lãi tăng thêm chỉ ở mức vài chục triệu đồng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình thạnh Ông Châu cho rằng, mặc dù lợi ích trực tiếp còn khiêm tốn nhưng điều quan trọng là động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN giúp DN yên tâm làm ăn, nâng cao ý thức thúc đẩy XK.
Tính toán để thích nghi
Theo ông Đặng Việt Bách, Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc Tập đoàn Sóng Thần (đơn vị chuyên NK, phân phối bia, đồ gia dụng, thiết bị bếp gia đình), điều chỉnh tỷ giá chủ yếu đem lại lợi ích cho các DN XK là chính, còn đơn vị chuyên NK như Sóng Thần lại chịu thua thiệt. Mặc dù mức thua thiệt không quá lớn, nhưng cũng khiến DN phải tính toán để cân đối mọi khía cạnh nhằm ổn định kinh doanh.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định: Điều chỉnh tỷ giá có phần tác động trái chiều giữa nhóm DN XK và NK. Đương nhiên các DN XK sẽ được lợi hơn từ thông tin này. Ngược lại, những đơn vị chủ yếu NK như các DN trong ngành thép sẽ bị ảnh hưởng. Ông Sưa dẫn chứng, năm 2013, ngành thép chỉ XK 2,3 tỷ USD nhưng lại NK tới 8 tỷ USD. Căn cứ mức độ chênh lệch này sẽ dễ dàng nhận thấy, tỷ giá tăng lên, DN trong ngành vốn đã khó khăn nay càng thêm khó. “Tuy nhiên, điều chỉnh tỷ giá nhằm thúc đẩy XK nói chung, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thông tin điều chỉnh tỷ giá cũng không phải bất ngờ nên điều quan trọng là các DN trong ngành phải có những dự liệu, tính toán cho phù hợp để thích nghi”, ông Sưa nói.
Xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: Điều chỉnh tỷ giá 1% ở thời điểm hiện tại là cần thiết. Tuy nhiên, quyết định đó khó làm vừa lòng mọi đối tượng DN. Các DN được lợi chủ yếu là DN nông sản, thủy sản... XK nhiều mà thường không phải NK nguyên liệu. “Có nhiều ý kiến cho rằng, điều chỉnh tỷ giá 1% sẽ giúp khuyến khích XK nhưng tôi rất nghi ngờ điều này. Bởi hàng loạt ngành hàng khác như điện tử, thép, dệt may, da giày… XK nhiều nhưng NK cũng rất lớn. Từ nay tới cuối năm, tỷ giá vẫn có thể tiếp tục được điều chỉnh nhưng cộng đồng DN cũng không nên kỳ vọng nhiều, bởi có điều chỉnh hay không và mức điều chỉnh cụ thể ra sao còn phải phụ thuộc vào diễn biến thực tế của nền kinh tế, thị trường cả trong và ngoài nước”, chuyên gia Lê Đăng Doanh khẳng định.
dịch vụ kế toán thuế giá rẻ tại hải dương Nguồn Báo Hải Quan
Responses
0 Respones to "Doanh nghiệp xuất khẩu được lợi nhờ điều chỉnh tỷ giá"
Đăng nhận xét