Giảm lỗ sau quyết toán: thể hiện trên sổ sách thế nào?



Giảm lỗ sau quyết toán: thể hiện trên sổ sách thế nào?

–Công ty sau khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp nhận được quyết định trong đó có phần giảm lỗ?

–Sau kiểm tra quyết toán thuế, thanh tra thuế thường trên biển bản kết quả xử lý thường hay có kết quả xử lý giảm lỗ các năm:

+ Xử lý giảm lỗ như thế nào?

–Vậy giảm lỗ có cần làm lại sổ sách không?

–Giảm lỗ có cần định khoản gì không?

***Căn cứ:

– Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 & Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm2015Hướng dẫn về thuế thu nhập Doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP

***Theo đó:

– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

***Về quyết toán thuế TNDN:

+++Phân biệt Lợi nhuận kế toán và Thu nhập tính thuế

– Lợi nhuận (lỗ) kế toán: Là lãi hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

– Thu nhập tính thuế: Là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính trên Cơ sở kết hợp Lợi nhuận từ Kế toán và Thông tư về thuế TNDN.

Hoc ke toan tong hop thuc hanh Tai thu duc ***Phân loại chênh lệch giữa kế toán và thuế: Có 2 loại chênh lệch

– Chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

+++Ví dụ: Chi phí không được chấp nhận cho mục đích tính thuế

– Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế, bảo hiểm…
– Lãi tiền vay của cá nhân quá tỷ lệ khống chế quy định;
– Chi phí khác (Biếu, tặng, Tiếp khách, Khuyến mại…) vượt quá tỷ lệ quy định
– Chi phí không có hóa đơn tài chính, chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp chưa đủ …

***Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ chi phí trong tương lai thường được sử dụng các tài khoản 243, 347,8211


***Quy tắc chuyển lỗ:

– Chỉ chuyển lỗ của năm trước đó đúng bằng số lãi phát sinh trong kỳ

– Chỉ tiêu B12 và B13 bằng bao nhiêu sẽ làm căn cứ chuyển lỗ bấy nhiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm

– Số lỗ được chuyển khi quyết toán thuế TNDN thêm phụ lục chuyển lỗ ở mẫu 03-2a = > số lỗ tự động chuyển sang chỉ tiêu [C3a] Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ số chênh lệch lỗ chưa chuyển hết sẽ là số lỗ còn được chuyển tiếp

– Số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật thuế TNDN bắt đầu từ năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ là hết hạn chuyển lỗ theo luật thuế TNDN (đi từ TT130-TT123-NĐ218-TT78- TT96…

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

+++Khi làm tờ khai quyết toán năm: công thức là

++ Được chuyển lỗ:

1/ Chỉ tiêu A1 > 0 & B12-13 > 0 thì làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN

2/ Chỉ tiêu (A1 < 0 + B4) > 0 => B12-13 > 0 thì làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN

++Không được chuyển lỗ:

3/ Chỉ tiêu A1 < 0 => B12-13 < 0 thì KHÔNG làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN (B4=0 không có chi phí bị xuất toán)

4/ Chỉ tiêu (A1 < 0 + B4) < 0 => B12-13 < 0 thì KHÔNG làm phụ lục Chuyển lỗ 03-2A/TNDN



*** Về giảm lỗ theo quyết định kiểm tra quyết toán/ thanh tra thuế:

–Giảm lỗ theo quyết định kiểm tra quyết toán thuế không cần phải làm bút toán định khoản điều chỉnh sổ sách nào cả & kể cả tờ khai các loại

–Không cần chỉnh sửa bất kỳ một bút toán nào của năm các năm Giảm Lỗ theo kiết quả kiểm tra các chi phí phát sinh bị xuất toán trong biên bản đều thuộc chi phí kế toán không thêm hoặc xóa bất kỳ một bút toán nào vì đã có quyết định thanh tra thuế.

–Không cần làm lại bất kỳ sổ sách gì cả, chỉ cần xác định lại số lỗ theo quyết định thanh tra thuế để làm căn cứ giảm lỗ và chuyển lỗ cho các năn tiếp theo dựa theo chênh lệch lỗ giữa kết quả kiểm tra với sổ sách để làm căn cứ chuyển lỗ trên: phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2A/TNDN của tờ khai quyết toán TNDN năm

–Số chên lệch Lỗ theo luật thuế sau khi giảm Lỗ = Số Lỗ theo sổ sách – Số giảm Lỗ theo quyết định là Lỗ mà doanh nghiệp được chuyển lỗ chuyển lỗ theo luật thuế và số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật bắt đầu từ tài chính kế tiếp và hết hạn chuyển lỗ theo luật (đi từ TT130-TT123-NĐ218-TT78-TT96…

***Ví dụ:

-Năm 2016 công ty A số lỗ trên sổ sách = - 100.000.000

-Đầu tháng 1/2017 doanh nghiệp có quyết định thanh kiểm tra và có kết quả xử lý của đoàn kiểm tra như sau

-Giảm lỗ 90 triệu đồng do các nguyên nhân: chi phí lương không hồ sơ chứng từ…

Vậy theo kết quả trên ta thấy việc kết chuyển lỗ tuân theo luật thuế và kế toán

- Theo Sổ sách luật kế toán lỗ = -100 triệu: ngày 01/1/2017 kết chuyển lỗ vẫn là: Nợ TK 4211/ Có TK 4212= 100 triệu

- Theo luật thuế số lỗ chỉ chấp nhận = 100 triệu -90 triệu = -10 triệu là số làm căn cứ chuyển lỗ theo: phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2A/TNDN của tờ khai quyết toán TNDN năm nếu Doanh nghiệp SXKD có lãi

= > Giá trị giảm lỗ 90 triệu là giá trị chênh lệch vĩnh viễn doanh nghiệp không được chuyển số giảm lỗ của thanh tra thuế tại doanh nghiệp cho các năm quyết toán thuế tiếp theo nếu doanh nghiệp SXKD có lãi

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai quan thu duc + Doanh nghiệp không cần phải làm bút toán định khoản giảm lỗ nào trên sổ sách

+ Doanh nghiệp chỉ theo dõi số lỗ còn lại để chuyển lỗ theo luật thuế: chỉ được chuyển lỗ 10 triệu.

***Hạch toán sau thanh tra thuế

+ Nếu năm trước đó cty đang LÃI đang dư Có TK 4211 thì :

Nợ TK 4211/ có TK 3334=tiền truy thuế TNDN

Nợ TK 4211/ có TK 3339=tiền phạt

Nợ TK 4211/ có TK 33311=tiền truy thuế GTGT

Nợ TK 4211/ có TK 3335=tiền truy thuế TNCN

+ Khi nộp:

Nợ TK 3334,3339,33311,3335/ Có TK 111,112.

*Chú ý: trường hợp này làm cho số liệu trên báo cáo KQKD không khớp với số dư TK 421 trên Sổ sách (CĐPS, Sổ cái)

+ Nếu năm trước đó đang LỖ Nợ TK 4211 thì

Nợ TK 811/ có TK 3334=tiền truy thuế TNDN

Nợ TK 811/ có TK 3339=tiền phạt

Nợ TK 811/ có TK 3339=tiền truy thuế GTGT

Nợ TK 811/ có TK 3335=tiền truy thuế TNCN

*Khi nộp:

– Nợ TK 3334,3339,33311,3335/ Có TK 111,112.

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai hoang mai = > Kết Chuyển Nợ TK 911/ có TK 811 và tính vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế.


Responses

0 Respones to "Giảm lỗ sau quyết toán: thể hiện trên sổ sách thế nào?"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page