Các đại biểu cho rằng con số nợ xấu không thống nhất gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói nợ xấu 10%, trong khi Thanh tra NHNN lại cho rằng tỷ lệ 8,6%. Trong báo cáo kỳ họp lần này, tỷ lệ đó là 7,8%. Tháng 3/2013, NHNN còn đưa ra số liệu nợ xấu 6%.
Giảm tiếp lãi suất, đẩy vốn cho DN
Một đại biểu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng với những gì diễn ra, bản chất nợ xấu lớn hơn nhiều so với những gì đã công bố. Cho đến giờ vẫn không ai biết lượng nợ xấu tồn kho bất động sản là bao nhiêu bởi các số liệu của cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu bất động sản rất khác nhau.
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp. HCM) cũng mong muốn Quốc hội phải làm gì đó để chấm dứt giai đoạn kinh tế đi xuống. Việc kiểm soát lạm phát không thể loay hoay với những bài toán ngắn hạn, mà quan trọng là phải giảm "lạm phát kỳ vọng" bằng những con số vĩ mô ổn định, vực dậy niềm tin cho thị trường.
Theo các chuyên gia, hiện nay sức mua của nền kinh tế rất thấp, ngân hàng tiền nhiều nhưng DN không dám vay hoặc không tiếp cận được vốn là do không đủ tài sản thế chấp trong khi nhà băng lại không dám cho vay vì ngại nợ xấu.
Trước những câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trình bày: "Chúng tôi cũng đã tích cực phối hợp với bộ, ngành, cụ thể là Bộ Xây dựng, trong việc đưa gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đến với người thu nhập thấp, thu nhập trung bình để mua nhà ở xã hội. Theo dự toán, gói 30.000 tỷ đồng này, với sự vào cuộc của các cấp, ngành địa phương trong năm nay, chúng ta cố gắng phấn đấu giải ngân từ 15.000 - 20.000 tỷ đồng".
Cũng theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, NHNN cũng đang phối hợp với Bộ NN&PTNT đưa ra nhiều gói hỗ trợ khác, gần đây nhất là gói hỗ trợ cho trồng cây cà phê ở Tây Nguyên với giá trị khoảng 3.300 tỷ đồng. Thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành khác để đưa ra những gói hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
Đề cập tới vấn đề lãi suất và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay lãi suất của hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh, tương đương mức lãi suất trước năm 2007, nhưng tín dụng vẫn chưa ra được nhiều. Điều đó thể hiện tổng cầu nền kinh tế còn rất yếu, sức mua của nền kinh tế còn rất thấp. Chúng ta cần có biện pháp hướng vào đây thì mới khai thông được nguồn vốn tín dụng quay trở lại.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức "Vừa rồi, chúng tôi họp Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia và cũng đã có nhiều giải pháp kiến nghị Chính phủ. Chúng tôi tin rằng trong chương trình làm việc sắp tới của Chính phủ sẽ có nhiều đề xuất mang tính đột phá để giải quyết những vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Còn đối với hệ thống ngân hàng, những gì chúng tôi có thể làm được là tích cực tham gia giải quyết nợ xấu; tiếp tục căn cứ vào những diễn biến kinh tế vĩ mô để có điều kiện giảm và giảm mạnh hơn nữa lãi suất cho vay, tạo thêm thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn", Thống đốc nhấn mạnh.
Quyết tâm xử lý nợ xấu
Theo báo cáo của Thống đốc, riêng năm 2012, đã có 70.000 tỷ nợ xấu được xử lý từ trích lập dự phòng rủi ro. 4 tháng đầu năm 2013 đã xử lý tiếp được 7.500 tỷ đồng từ nguồn này và trích lập thêm 68.000 tỷ để cuối năm xử lý nợ xấu. Ngoài ra, việc thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) trong thời gian sắp tới sẽ giúp xử lý khoảng 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống, riêng trong năm nay. Một giải pháp nữa là "tự thân" các nhà băng tái cơ cấu lại nợ và dùng nguồn trích lập dự phòng rủi ro.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Sau gần 1 năm thực hiện, hệ thống đã cơ cấu được 284.000 tỷ nợ cho các doanh nghiệp (chiếm 10% tổng dư nợ). Hệ thống ngân hàng cũng tích cực thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. "Chúng ta đã xử lý được một phần nợ xấu và hạn chế được tốc độ tăng nợ xấu, đặc biệt là trong bối cảnh những khó khăn của nền kinh tế chưa có nhiều khởi sắc", Thống đốc nói.
Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục chia nhóm các giải pháp xử lý thành những công việc mà bản thân ngành ngân hàng có thể tự làm, phần còn lại cần phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội cùng nhau giải bài toán về "cục máu đông". "Ngành ngân hàng không còn đơn độc nữa khi cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để xử lý nợ xấu. Tôi tin tưởng với tinh thần quyết tâm đó của cả hệ thống chính trị trong năm nay, chúng ta sẽ có một bước chuyển biến tốt trong vấn đề xử lý nợ xấu", Thống đốc chia sẻ.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Theo thoibaokinhdoanh
Responses
0 Respones to "Nợ xấu làm nóng nghị trường"
Đăng nhận xét