Những quyết sách "hợp thời"



Mặc dù nhận định những quyết sách này chỉ là "cú hích nhỏ" cho thị trường nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã được giới bình luận "khen" vì đã đưa ra một loạt những thay đổi quan trọng khi hạ trần lãi suất huy động về 7%, mạnh tay dỡ bỏ trần với tiền gửi từ 6 tháng trở lên và điều chỉnh tăng 1% tỷ giá.

Theo giới bình luận những quyết định của NHNN đã thể hiện nỗ lực của Chính phủ cũng như NHNN trong việc kích thích tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, cơ quan này cũng đang từng bước gỡ bỏ biện pháp hành chính trong việc điều hành lãi suất.

Trao "quyền tự chủ" cho ngân hàng

Ở gói quyết định này, mục tiêu của NHNN là muốn các ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Với việc giảm thêm lãi suất huy động VND, các ngân hàng sẽ bớt được chi phí vốn đầu vào và tiếp tục hạ lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, để các ngân hàng không bị rơi vào "bẫy" thanh khoản, cơ quan này cũng mở thêm hướng tự chủ lãi suất cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, giúp các ngân hàng dễ thở hơn nếu có áp lực thanh khoản hay một bộ phận dòng tiền gửi đảo chiều.

Còn nhớ năm ngoái, khi hệ thống ngân hàng vẫn chưa thật sự ổn định, thanh khoản đã tăng trở lại nhưng vẫn chưa thật sự ổn định, NHNN chỉ mở cơ chế tự do lãi suất cho các ngân hàng ở kỳ 12 tháng trở lên. Nay, hệ thống ngân hàng đã trở nên ổn định hơn, thanh khoản dồi dào hơn và lạm phát cũng ổn định hơn, nên cơ quan này tiến thêm bước nữa trong việc từng bước tự do hóa lãi suất.

Ngắn gọn nhưng đầy sự ủng hộ của Ts. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi nói về quyết định giảm lãi suất huy động và cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên: Đây là một trong những bước đi của NHNN trong tiến trình rút lui khỏi các biện pháp hành chính.

"Tuy nhiên, lộ trình này vẫn "làm hơi chậm" bởi các biện pháp hành chính luôn gây nên sự méo mó, cả trong phân bổ nguồn lực lẫn vấn đề về đạo đức kinh doanh. Để rút lui hoàn toàn khỏi biện pháp hành chính, cần hội tụ đủ các điều kiện về ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có lạm phát thấp cũng như bản thân nội tại hệ thống ngân hàng phải lành mạnh hơn", Ts. Thành nhận định.

Động thái đồng bộ

Mặc dù việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động được các chuyên gia đánh giá: "tầm ảnh hưởng của việc này sẽ không đáng kể" nhưng họ ghi nhận một lần nữa, việc điều chỉnh lãi suất được đưa ra sau dữ liệu lạm phát định kỳ công bố. Suốt từ năm 2012 đến nay, các lần điều chỉnh lãi suất của NHNN đều thận trọng và chắc chắn khi bám theo diễn biến của lạm phát như vậy.

Theo Ngân hàng HSBC, việc giảm trần lãi suất tiền gửi có thể tạo ra một cú hích cho tăng trưởng tín dụng, nhưng chỉ là một cú hích nhỏ. Nguyên nhân là do lạm phát lõi của Việt Nam vẫn tăng, khiến cơ hội cho NHNN bị hạn chế phần nào trong việc nới lỏng tín dụng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương Không ít chuyên gia nhìn nhận việc NHNN chọn thời điểm này để công bố cùng một lúc 3 thay đổi quan trọng trên là khéo léo và phù hợp. Vì đây là thời điểm hệ thống ngân hàng đã hoàn tất chỉ tiêu quy hoạch về huy động 6 tháng đầu năm. Hơn nữa, cũng để các ngân hàng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 9% cho 6 tháng còn lại.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu rất hoan nghênh quyết định của NHNN. Theo ông, việc hạ lãi suất là hợp lý trong bối cảnh lạm phát đã được kiểm soát tốt. Hạ lãi suất sẽ giúp kéo mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống, giúp các ngân hàng có cơ hội tốt hơn để giải quyết đầu ra khi nguồn vốn đang dư thừa rất nhiều như hiện nay.

Ts. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cũng nhận định đây là động thái thể hiện cam kết của NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay và điều hành tỷ giá linh hoạt.

Về tỷ giá, Ts. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, bình luận đây là động thái của NHNN trong việc tiếp "neo" tâm lý kỳ vọng của thị trường, một yếu tố quan trọng góp phần giữ ổn định tỷ giá trong hai năm qua.

Trước đây, thị trường ngoại hối dậy sóng, căng thẳng với tình trạng hai giá, nhà điều hành phải liên tục điều chỉnh để chạy theo các cơn sốt. Còn nay, việc định hướng và "neo" được tâm lý kỳ vọng đã cho thấy sự chủ động dẫn dắt thị trường trong công tác điều hành.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hai bà trưng Về phía ngân hàng, họ cũng đánh giá rất cao quyết định đồng bộ của NHNN, đặc biệt là việc chủ động điều chỉnh tỷ giá. Còn về lãi suất, theo ông Đặng Bảo Khánh, Phó Tổng Giám đốc SeABank, việc giảm lãi suất là tất yếu vì hiện các ngân hàng đang dư thừa vốn.

Tuy nhiên, cái khéo của NHNN chính là việc giữ giá trị tiền đồng bằng cách giảm cả lãi suất huy động USD. Quyết định này nhằm mục đích nới khoảng cách ở đầu lãi suất USD, giảm đi, để tránh tác động bất lợi đến tỷ giá. Hay khi lãi suất giảm, nắm giữ USD bớt hấp dẫn, còn lãi suất VND dù cũng giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều.

"Ngoài ra, việc giảm lãi suất cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được dòng vốn với lãi suất thấp hơn. Trong điều kiện kinh doanh còn khó khăn, việc tiết giảm được chi phí vốn vay sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm", ông Khánh nói.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Theo thoibaokinhdoanh




Responses

0 Respones to "Những quyết sách "hợp thời""

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page