Thực trạng hoạt động của DNNVV
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 30/11/2012, cả nước có 48.473 doanh nghiệp (DN) giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Dự báo đến hết ngày 31/12/2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nước trong năm 2012 khoảng 55.000 DN. Trong khi đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới của cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm, đến tháng 11/2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số lượng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trước.
Trong cộng đồng DN Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…
Số tiền thuế và phí mà các DNNVV tư nhân đã nộp cho nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư, có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, khối DNNVV còn tồn tại một số hạn chế cố hữu sau:
- Về tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ: Các DNNVV còn chưa tiếp cận được hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như: Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học công nghệ… còn rất khiêm tốn (dưới 10%). Do các DNNVV hoặc là có nguồn lực hạn chế, hoặc chưa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ bởi Chính phủ để phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ưu tiên. Việc tiếp cận hạn chế này còn bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thông tin, hoặc thủ tục quá phức tạp.
- Về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lượng nhỏ các DN đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ này. Qua khảo sát của Viện Phát triển DN (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho thấy, 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các DNNVV); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; Các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV.
- Về mặt bằng sản xuất: Rất khó tiếp cận; Hồ sơ quá phức tạp; Thiếu thông tin; Chi phí không chính thức lớn…
- Nằm ngoài chuỗi cung ứng: DNNVV được kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các DN nước ngoài hoặc các dự án lớn của nhà nước. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNNVV trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, đa số DNNVV chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011- 2015 là thành lập mới 350.000 DN và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 600.000 DN. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu NSNN; tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015…
Theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2012 - 2015.
- Về công nghệ: Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các DN chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.
- Về chất lượng nguồn lao động: 75% lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Tại Hà Nội, tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm xã hội đạt 60,53% vào năm 2010.
- Vấn đề về thiếu vốn: Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 – 18%). Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hướng tăng cao. Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các DN đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.
- Chi phí sản xuất tăng cao: Hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu (ví dụ, sản xuất dây và cáp điện, điện tử…) bị ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: Sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, nhiều DN phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao như bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản… nhiều DN kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhưng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh các ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,2%; sản xuất các sản phẩm từ nhựa tăng 89,1%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,2%; sản xuất xi măng tăng 52,3%...
- Thị trường thu hẹp: Hầu hết các thị trường truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm. Các thị trường mới thì thiếu tính ổn định, chủ yếu hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ.
- Hoàn thiện khung pháp lý: Theo hướng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho DN hoạt động (đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tư…). Không làm chính sách theo lối “không quản được thì cấm hay hạn chế” hay ban hành thì tùy tiện, thiếu cân nhắc và xa lạ với thực tế với cuộc sống thường ngày. Giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trường.
- Hỗ trợ về tín dụng cho DNNVV: Tiếp tục hạ lãi suất cho vay và nới lỏng các điều kiện vay, đặc biệt là nguồn tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ; Các ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để DN duy trì hoạt động và trả nợ thay vì bị phá sản; Đẩy nhanh tiến độ thành lập Quỹ phát triển DNNVV; Nhanh chóng thực hiện việc cho phép khu vực kinh tế tư nhân được tiếp cận vốn ODA.
Giải pháp hỗ trợ…
Vượt qua những khó khăn của năm 2012 với những thành quả và bài học kinh nghiệm rút ra là động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch trong năm 2013.
2013 được dự báo vẫn là năm rất khó khăn đối với các DNNVV, tuy nhiên trong khó khăn vẫn có nhiều thuận lợi và thời cơ mới với mục tiêu gắn với phương hướng triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, những chương trình triển khai toàn diện và thận trọng của Chính phủ nhất là những chính sách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như: tập trung giải quyết vấn đề tồn kho, nợ xấu, bất động sản, cũng như xây dựng mục tiêu dài hạn, giải quyết đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng, sắp xếp phân bổ vốn đặc biệt đầu tư công; sắp xếp lại DNNN; sắp xếp lại hệ thống tài chính (trọng tâm là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng). Cùng với đó, tiếp tục đổi mới hệ thống thể chế và tập trung hướng tới nguồn nhân lực chất lượng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho DN trong đó có DNNVV.
Cụ thể, Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Đây là những chính sách mới hỗ trợ về thuế, lãi suất tín dụng và nguồn vốn… khá toàn diện và cụ thể. Với nội dung sát thực, rõ ràng, đang được kỳ vọng là sẽ góp phần tạo động lực cho DNNVV có đủ điều kiện thực hiện ngay trong những tháng đầu năm 2013.
Từ những tồn tại và hạn chế trên, năm 2013, các DN Việt Nam đặc biệt là DNNVV mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành chức năng cụ thể hóa những nội dung và điều kiện thuận lợi phù hợp với thực tế, đảm bảo sự công bằng - minh bạch đưa vào đúng chủ thể, tránh lợi dụng thất thoát và lãng phí. Đồng thời, tạo nên phong cách điều hành mới sâu sát có trách nhiệm, có kỷ cương, tăng cường quản lý kiểm tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời có chế tài xử lý những sai phạm, tạo dựng lại kỷ cương, kỷ luật điều hành quản lý theo pháp luật; kịp thời tháo gỡ khó khăn linh hoạt trong điều hành. Nếu triển khai đồng bộ và quyết liệt các chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV thì năm nay các DNNVV sẽ vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Những quyết sách này góp phần tạo thuận lợi cho DN dù làm giảm nguồn thu cho NSNN, nhưng đây cũng chính là giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu tạo điều kiện cho DN phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận… và sẽ tác dụng trở lại góp phần tăng thu cho NSNN trong tương lai gần.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/09/2012 về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, Quyết định số 1231/ QĐ-TTg đã đưa ra 8 nhóm giải pháp phát triển DNNVV. Cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNNVV; Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNNVV; Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV; Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các DNNVV; Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV; Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV; Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV. Trong đó, tập trung ưu tiên vào những giải pháp cụ thể sau: Thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV; Đẩy mạnh các chương trình đổi mới ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại…; Thí điểm xây dựng vườn ươm DN; Thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho DNNVV trong một số lĩnh vực; Thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm
Trên thực tế có nhiều chính sách hỗ trợ DN như tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng cho khu vực DNNVV song nhiều DN vẫn chưa tận dụng được hết thời cơ của chính sách vĩ mô tạo ra như giảm, giãn, miễn thuế; hạ lãi suất; bảo lãnh tín dụng cho DN. Bên cạnh đó, nguồn lực hỗ trợ DNNVV còn hạn chế.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải dương Theo tapchitaichinh
Responses
0 Respones to "Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa"
Đăng nhận xét