Ngân hàng phá sản, đáng lo ngại?



Thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp nhận cho ngân hàng yếu kém, tái cơ cấu, sáp nhập hoặc thậm chí phá sản khiến người gửi tiền tiết kiệm lo lắng khi ngân hàng mình gửi tiền lâm vào hoàn cảnh trên.

Theo qui trình, một ngân hàng nộp thủ tục xin phá sản, phần tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sẽ được trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên: cơ quan thuế, người gửi tiền, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên thị trường liên ngân hàng, người sở hữu trái phiếu của ngân hàng, các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.

Bảo đảm tiền gửi của khách hàng

Luật sư Phạm Chí Công, công ty Luật Khai Phong, cho biết người gửi tiền ở tất cả các ngân hàng, hoặc TCTD, đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Có nghĩa là khi một ngân hàng nào đó nộp đơn xin phá sản thì khách hàng gửi tiền tại TCTD đó đều được bảo hiểm tiền gửi chi trả.

Ví dụ khách hàng gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại ngân hàng, trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến không có khả năng chi trả, chấm dứt hoạt động, bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho người gửi tiền 50 triệu đồng, số còn lại cùng với lãi ở ngân hàng sẽ được giải quyết theo Luật Phá sản.

Đối với trường hợp ngân hàng giải thể, không tiếp tục hoạt động, ngân hàng sẽ phải thực hiện mọi nghĩa vụ cho khách hàng trước khi giải thể. Còn trong trường hợp ngân hàng được một ngân hàng khác mua lại hay sáp nhập thì ngân hàng trong tương lai sẽ tiếp quản, giải quyết các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng cũ. Theo luật sư Công, trong mọi trường hợp, khách hàng gửi tiền không lo bị mất tiền. Phía NHNN Việt Nam cũng từng khẳng định, trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, mục tiêu hàng đầu là phải bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Mặc dù vậy, thì người gửi tiền vẫn lo lắng khi mức bảo hiểm tiền gửi như trên là quá thấp. Một sổ tiết kiệm hàng tỷ đồng, nhưng chỉ bảo hiểm 50 triệu đồng thì rõ ràng là quá lạc hậu, không phù hợp với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Nếu sự thật ngân hàng phá sản thì sẽ ảnh hưởng nặng đến niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

Tẩu tán tài sản

Trong khi đó, nếu ngân hàng yếu kém có thể bị phá sản, họ sẽ cố gắng kéo dài thời gian để tìm cách tẩu tán tài sản. Ví dụ, họ có thể thành lập công ty con để thế chấp tài sản, vay tiền và ghi vào nợ xấu, khi ngân hàng phá sản thì nhiều khả năng sẽ được xóa bỏ. Lúc đó, có lẽ chỉ có khách hàng gửi tiền, cổ đông sẽ chịu thiệt, còn những ông chủ ngân hàng sẽ vẫn ung dung hưởng lợi những món tài sản lớn.

Trường hợp Habubank là một điển hình, khi NHNN báo cáo giám sát đặc biệt, vốn chủ sở hữu chỉ còn chưa đầy 200 tỷ đồng, trong khi báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) năm 2011 ghi vốn chủ sở hữu của Habubank là hơn 4.051 tỷ đồng. Nếu Habubank không được cứu mà rơi vào tình trạng phá sản thì chưa biết ai được lợi hơn. Bởi trước khi sáp nhập, vào quý I/2012, Habubank có tổng tài sản hơn 34.600 tỷ đồng. Như vậy, trong trường hợp phá sản, giả định tài sản của Habubank được thanh lý với mức giá chiết khấu 50%, số tiền thu về đã đủ để chi trả cho người gửi tiền, và 50 triệu đồng bảo hiểm tiền gửi/tài khoản, số còn lại là món hời rất lớn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Các phân tích trên đây đều là giả định, nhưng khi diễn ra sẽ không hề đơn giản vì còn liên quan tới nhiều ngân hàng, nhiều khoản vay nợ khác... Vì vậy, các chuyên gia cho rằng muốn bảo vệ tốt tiền gửi của khách hàng, NHNN phải ra tay giám sát chặt chẽ cổ đông lớn ở những ngân hàng yếu kém, muốn chống đối lại việc sáp nhập, bị mua rẻ để tẩu tán tài sản, thậm chí phải phong tỏa tài sản khi cần thiết.

Phá sản cũng bình thường

Trong kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng, NHTM cũng là một doanh nghiệp, vì vậy việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến chấm dứt hoạt động là việc bình thường. Bởi lúc kinh tế khó khăn, hàng nghìn doanh nghiệp thua lỗ phá sản, còn nhiều ngân hàng lại báo cáo lãi hàng nghìn tỷ đồng là rất bất công. Sau đó, các ngân hàng yếu kém lại được Nhà nước đứng ra bảo đảm tính thanh khoản là điều vô lý, dù bảo đảm bằng nguồn tiền nào đi nữa thì cũng là tiền đóng thuế của dân.

Ai cũng biết, lĩnh vực ngân hàng rất nhạy cảm, nếu để ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền, gây bất ổn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khi ngân hàng phá sản thì người gửi tiền vẫn được xem là một chủ nợ và được phân chia tài sản còn lại của ngân hàng.

Thạc sĩ Nguyễn Việt Khoa, giảng viên Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, cho biết: Việc phá sản của ngân hàng cũng là chuyện bình thường. Chính sách tiền tệ là vì lợi ích của hàng trăm nghìn doanh nghiệp chứ không phải vì lợi ích của vài chục ngân hàng. "Nếu Nhà nước muốn cứu thì hãy cứu hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn hiện nay, bởi vì khi họ phá sản, hàng loạt người sẽ phải thất nghiệp, cuộc sống sẽ khó khăn hơn", thạc sĩ Khoa nhấn mạnh.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Trước đây, một lãnh đạo cao cấp cũng từng khẳng định, "Nếu không cho ngân hàng phá sản thì sẽ không có kinh tế thị trường". Cho nên, ngân hàng nào làm tốt thì tồn tại, nếu không tốt, không sáp nhập, thì mạnh dạn cho phá sản. Người dân cũng phải lựa chọn ngân hàng tốt, tạo được lòng tin, để gửi tài sản của mình vào đó.

Một số chuyên gia khác cũng khẳng định, các chủ ngân hàng tạo ra rủi ro rất lớn đối với hệ thống tài chính, nền kinh tế, làm suy giảm tài sản của các cổ đông, làm ảnh hưởng đối với tiền gửi của người dân thì phải bị trừng phạt. Một số ngân hàng yếu kém khi được Nhà nước hỗ trợ thanh khoản lại dùng số tiền đó đi thâu tóm các ngân hàng khác, đó là điều không thể chấp nhận. Vì vậy, cần chuẩn bị tinh thần cho ngân hàng yếu kém bị phá sản.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc giang Theo thoibaokinhdoanh



Responses

0 Respones to "Ngân hàng phá sản, đáng lo ngại?"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page