Các loại văn bản cần dùng trong kế toán tiền lương



Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.

Các loại văn bản cần trong kế toán tiền lương tại Việt Nam: Hợp đồng lao động, Quy chế lương thưởng, Bảng chấm công, Hợp đồng Bảo hiểm, Tạm ứng + Hoàn ứng, Quyết định khen thưởng + tăng lương, Danh sách nhân viên/

Cụ thể, theo quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành:

1. Hợp đồng lao động (Mẫu hợp đồng lao động)

- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản (Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị  định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động) và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

1.1. Các loại Hợp đồng lao động

- Hợp đồng không xác đinh thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

- Hợp đồng xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- Hợp đồng dưới 1 năm: theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

1.2. Cách thể hiện trên Hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

a) Tên và địa chỉ người sử dụng người lao động: bên thuê lao động

b) Thông tin người lao động:

Hồ sơ của Người lao động khi đến xin tuyển dụng? Ai là người phải làm HDLD? Giám đốc có phải làm không? Chỉ có Người Đại diện theo Pháp luật ghi trên GP DKKD thì không phải ký HD? – Vì họ là người sử dụng người lao động?  Còn lại những đối tượng khác buộc phải ký kết HDLD

c) Lương

+ Lương tối thiểu: Là lương do Chính Phủ xây dựng lên: quy định mức lương thấp nhất phải trả cho Người lao động. Phân làm 2 loại

• Lương tối thiểu chung: là lương thấp nhất phải trả cho người lao động làm việc trong cơ quan Nhà Nước (Hiện nay đang là 1.150.000)

• Lương tối thiểu vùng: là lương thấp nhất phải trả cho người lao động làm việc trong DN  (theo ND103/2014/ND-CP) cụ thể theo từng vùng. Chi tiết

+ Lương cơ bản: Là lương do người sử dụng lao đông thỏa thuận với người lao động. Lương này thưởng để đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động, còn lương thực tế - thực nhận có thể khác và cao hơn (khi có thêm các khoản phụ cấp).

Nhưng Lương cơ bản để đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh d) Các khoản phụ cấp và chế độ khác:

Chúng ta khi chung/ tổng quát trên Hợp đồng lao động: thể hiện NLD sẽ được hưởng toàn bộ quyền lợi khi làm việc tại DN - phản ánh rõ trên Quy chế lương thưởng của DN. Cụ thể

+ Tiền ăn: Nầu ăn trực tiếp/ chi bằng tiền

+ Điện thoại: thực tế phát sinh/ khoán chi

+ Trang Phục: thực hiện theo Kỳ - tuỳ vào thực tế kinh doanh – quy định của DN theo 2 cách: Hiện vật/ bằng tiền.

+ Xăng xe, đi lại: Thay vì có xe đưa đón NLĐ đi làm, DN hỗ trợ tiền xăng xe đi lại cho NLĐ.

+ Trách nhiệm: Bộ phận quản lý

+ Năng lực: Nhân viên kinh doanh/ phát triển thị trường/ Công nhân sản xuất sp

+ Thâm niên: sự gắn bó lâu dài của NLD với DN

+ Độc hại: cho những công việc mang tính ảnh hưởng đến sức khoẻ: sản xuất sơn/ túi nilon/ phân bón/ thuốc trừ sâu,….

+ Rủi ro: Công nhân sản xuất sp/ xây dựng công trình/ lái xe cho những DN chuyên kinh doanh vận tải, du lịch hành khách,…

2. Quy chế lương thưởng

Quy chế lương thưởng là văn bản được lập dựa trên Quyết định của Nhà quản lý trên đó ghi nhận đầy đủ về Quyền lợi và Nghĩa vụ của NLD làm việc trong DN.
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại vĩnh phúc
3. Bảng chấm công - xem mẫu bảng chấm công

4. Hồ sơ Bảo hiểm

Tỷ lệ trích đóng các khoản Bảo hiểm bắt buộc tính từ ngày 01/01/2015 – theo QD 1111/2011/ QD-BTC và Nghị định số 191/2013/ND-CP

kế toán tiền lương

Lưu ý:

- Bảo hiểm thất nghiệp: tính từ ngày 01/01/2015 đây là khoản bảo hiểm bắt buộc phải thực hiện cho tất cả các DN – không loại trừ đối tượng DN nào (trước năm 2015 là bắt buộc đối với các công ty có từ 10 lao động trở lên).

- Kinh phí Công đoàn: Là khoản trích được thực hiện làm căn cứ để thực hiện các khoản trích đóng bắt buộc. Yêu cầu toàn bộ DN đóng BH bắt buộc cho NLD đều phải thực hiện

5. Tạm ứng – Hoàn ứng

6. Quyết định khen thưởng – tăng lương - Mẫu

7. Danh sách nhân viên

Là toàn bộ người lao động đã và đang làm việc trong DN được xác định trong 1 tháng nhất định. Căn cứ vào Danh sách NLD, kế toán xác định bộ phận sử dụng NLĐ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Tổng hợp


Responses

0 Respones to "Các loại văn bản cần dùng trong kế toán tiền lương"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page