TSCĐ là gì? Thế nào mới được coi là TSCĐ



Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất. Theo quy định của nước ta hiện nay (thông tư 45/2013/TT-BTC) các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên đủ điều kiện là TSCĐ.

3 tiêu chuẩn của TSCĐ:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên
Các loại tài sản sau đây không được coi là TSCĐ

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàng Mai Tổng hợp

[Read More...]


Các loại hóa đơn thông dụng hiện hành



Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ... người bán có trách nhiệm ghi chép thông tin dưới hình thức hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật.

Trích Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC - Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC:

1. Các loại hóa đơn:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”

Ví dụ:

- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và không cần lập hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

- Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.

- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”; khi bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C không cần lập hóa đơn bán hàng.

- Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng. Khi xuất hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D không cần lập hóa đơn bán hàng.

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2014/TT-BTC (hiệu lực thi hành từ 1/6/2014), không còn quy định về hóa đơn xuất khẩu, do đó, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, sử dụng hóa đơn GTGT (đối với đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) và hóa đơn bán hàng (đối với đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp).

Từ ngày 1/6/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu.

Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014 (Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư).

Từ ngày 01/8/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký được tiếp tục sử dụng. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký hoặc đăng ký sau ngày 31/7/2014 không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp thực hiện huỷ hóa đơn xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 29 của Thông tư và sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh 2.  Hình thức hóa đơn.

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;

c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
(Xem thêm: Thủ tục đặt in hóa đơn GTGT)

4. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàng Mai Tổng hợp

[Read More...]


Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN - Mẫu D02-TS



Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN được ban hành kèm quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam.

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN - Mẫu D02-TS


Cách viết:

Ghi tăng, giảm lao động hoặc tăng, giảm tiền lương vào từng mục tương ứng, cụ thể:

Chỉ tiêu theo cột:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi rõ họ, tên của từng người lao động và ghi tương ứng vào từng mục tăng lao động, tăng tiền lương hoặc giảm lao động, giảm tiền lương. Trong từng mục ghi theo thứ tự: người đã có sổ BHXH ghi trước, người chưa có sổ BHXH ghi sau.

- Cột C: đối với người đã có sổ BHXH ghi số sổ BHXH, đối với người chưa được cấp sổ BHXH đã được cấp thẻ BHYT thì ghi số thẻ BHYT; nếu chưa có thì để trống.

- Cột 1: ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV (Ví dụ: Phó Chánh thanh tra Sở A, công nhân vận hành máy may công nghiệp Công ty B ...).

- Cột 2: ghi tiền lương được hưởng:

+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì ghi bằng hệ số (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có).

Ví dụ: Tiền lương ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc HĐLV là 2,34 thì ghi 2,34.

+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do chủ sử dụng lao động quyết định thì ghi mức lương theo công việc hoặc chức danh, bằng tiền đồng Việt Nam.

Ví dụ: mức lương của người lao động là 52.000.000 đồng thì ghi 52.000.000 đồng.

- Cột: 3, 4, 5: ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.

- Cột 6: ghi phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động từ ngày 01/01/2016 (nếu có).

- Cột 7: ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động từ ngày 01/01/2018 (nếu có).

- Cột 8, 9: ghi từ tháng năm đến tháng năm người lao động bắt đầu tham gia hoặc điều chỉnh mức đóng. Trường hợp người lao động có thời gian truy đóng BHXH, BHYT, BHTN thì ghi từng dòng, theo từng mốc thời gian truy đóng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng - Cột 10: ghi số; ngày, tháng, năm của HĐLĐ, HĐLV hoặc quyết định (tuyển dụng, tiếp nhận); tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương ... Trường hợp người lao động ngừng tham gia BHYT mà không trả thẻ BHYT thì ghi “không trả thẻ”. Ghi đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn nếu có giấy tờ chứng minh như: người có công, cựu chiến binh,....

Chỉ tiêu hàng ngang:

- Tăng: ghi theo thứ tự lao động tăng mới; lao động điều chỉnh tăng mức đóng trong đơn vị.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh - Giảm: ghi theo thứ tự lao động giảm do chuyển đi, nghỉ hưởng chế độ BHXH...; lao động điều chỉnh giảm mức đóng trong đơn vị.

Lưu ý:

+ Nếu trong tháng đơn vị lập nhiều danh sách lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN thì đánh số các danh sách.

+ Đơn vị kê khai đầy đủ, chính xác tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng người lao động theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàng Mai Tổng hợp

[Read More...]


Mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo mẫu 07-VT



Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ là văn bản dùng trong công tác kế toán để phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ vào các tài khoản tương ứng...

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Doanh nghiệp tự lập bảng này nhưng phải theo mẫu 07-VT ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC.

Mẫu số: 07 - VT Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Tổng hợp

[Read More...]


Thế nào là một hệ thống kế toán quản trị tốt?



Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì vai trò của kế toán quản trị đã được xác định là hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và có thể giúp nhà quản trị đảo ngược tình thế. Một câu chuyện minh họa cho nhận định này đã được các tác giả Shahid Ansari (California State University Northridge), Jan Bell (California State University Northridge), Thomas Klammer (University of North Texas), Carol Lawrence (University of Richmond) trình bày trong “ Strategy and Management Accounting”:

“Reel Tape là một công ty lớn được thành lập trong những năm 60. Chúng tôi là một trong những công ty đầu tiên kinh doanh trong lĩnh vực băng từ. Chúng tôi có rất ít đối thủ cạnh tranh ở vùng Coast West và chúng tôi có một vùng đất khá đẹp. Khi cassette bắt đầu xuất hiện  chúng tôi đã tung ra loại sản phẩm nhưng không phải là sản phẩm quen thuộc nhưng chúng tôi vẫn giữ phong cách  kinh doanh theo cách cũ. Nhưng thị trường đã thay đổi. Chúng tôi có thêm những đối thủ cạnh tranh từ châu Âu, Nhật và các nhà sản xuất từ miền viễn tây. Các đối thủ của chúng tôi đã có giá bán thấp hơn giá thành của chúng tôi. Họ cũng đã cải thiện chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, giới thiệu sản phẩm mới chẳng hạn như băng từ bằng chromium mà khi đó chúng tôi chưa sản xuất ra chúng. Khi chúng tôi nhận ra, đã là quá trễ. Chúng tôi phát hiện ra rằng đã mất quá nhiều khách hàng. Nhiều khách hàng đã rời bỏ chúng tôi, vì sao như vậy?

Tôi cho rằng có rất nhiều lý do, nhưng vấn đề quan trọng nhất là thiếu vắng hệ thống kế toán quản trị tốt. Chúng tôi nghĩ rằng hệ thống kế toán cần thiết chỉ là kế toán thuế và kế toán tài chính. Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu cẩn thận về vấn đề mà chúng tôi gặp phải, chúng tôi phát hiện ra rằng hệ thống kế toán của chúng tôi đã chẳng cung cấp cho chúng tôi những thông tin về nhiều câu hỏi mà những nhà quản trị như chúng tôi cần biết . Chẳng hạn như :

- Cái gì  làm cho tỷ lệ hàng bán bị trả lại cao?

- Cái gì gây ra vấn đề chất lượng sản phẩm không tốt?

- Những thông tin về giao hàng kịp thời ở đâu?

- Hồ sơ nào sẽ ghi nhận các đối thủ cạnh tranh?

- Cách phân khúc thị trường và các khách hàng tiềm năng nhất là gì?

- Loại cassette nào đưa đến lợi tức cao nhất?

- Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm mới sẽ là bao nhiêu ?”

Câu chuyện trên cho thấy hệ thống kế toán quản trị giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức, nó bao gồm việc cung cấp thông tin để hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng được giữ vững, giao hàng đúng hạn và khuyến khích việc sáng kiến, điều này cũng có nghĩa là :

- Về bản chất: Kế toán quản trị là một quá trình đo lường.

- Về phạm vi: Kế toán quản trị gồm các thông tin tài chính như giá phí, thông tin tác nghiệp như tỷ lệ sản phẩm hỏng v.v…

- Về mục đích: Kế toán quản trị giúp cho tổ chức đạt mục tiêu chiến lược nhưng đó không phải là mục tiêu lập báo cáo tài chính hay báo cáo thuế.

- Về thuộc tính: Kế toán quản trị gồm ba thuộc tính: Kỹ thuật, hành vi ứng xử và văn hóa.

° Thuộc tính kỹ thuật: Làm gia tăng sự hiểu biết các hiện tượng được đo lường và cung cấp các thông tin thích hợp cho quyết định chiến lược .

° Thuộc tính hành vi ứng xử : Khuyến khích các hành động nhất quán với mục tiêu của tổ chức.

° Thuộc tính văn hóa: Hỗ trợ hay tạo ra giá trị văn hóa, lòng tin và giá trị đạo đức trong tổ chức và xã hội.

Một hệ thống kế toán quản trị tốt là một hệ thống đo lường tốt, hướng vào quy trình sản xuất  và có tác động tích cực đến hành vi của các cá nhân trong tổ chức cùng hướng vào thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Hệ thống đo lường tốt phải có hai đặc điểm chính:

- Thông tin mà nó đưa ra phải thích hợp và có tác động làm thay đổi hay cải thiện các quyết định theo hướng tích cực. Nếu nhà quản lý không biết hay không đưa ra được quyết định đúng thì thông tin được đưa ra không còn thích hợp. Ví dụ : Hệ thống kế toán quản trị tiếp tục thu thập và báo cáo các thông tin về sử dụng lao động trong phân xưởng sản xuất ngay cả khi sản xuất đã được tự động hóa, làm cho chi phí nhân công chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí , vì vậy thông tin chẳng bao giờ được sử dụng.

- Tập trung vào đo lường kết quả theo từng trung tâm trách nhiệm trong tổ chức. Ngày nay nhà quản lý hiểu rằng kết quả ngày mai là nằm trong tổ chức thực hiện công việc sản xuất sản phẩm hay dịch vụ ngay trong hôm nay. Do quá trình sản xuất hay dịch vụ được diễn ra theo chiều ngang, nghĩa là diễn ra trong các bộ phận của tổ chức và hệ thống đo lường thông qua hệ thống trách nhiệm của tổ chức.

Hệ thống kế toán quản trị hướng vào quy trình sản xuất chủ yếu là hướng vào việc đo lường tính toán kết quả của quy trình sản xuất, theo từng bộ phận tham gia trong quy trình nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Với hệ thống kế toán hướng vào quy trình sản xuất sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:

- Thứ nhất là hiểu được mối quan hệ nhân quả. Ví dụ, cái gì làm phát sinh chi phí; tại sao các hoạt động này không sinh lợi .

- Thứ hai là nhận diện những hoạt động không làm tăng thêm giá trị ví dụ như nhận diện những công việc thừa hay những hoạt động không đáp ứng yêu cầu của khách hàng từ đó có thể tổ chức lại quá trình sản xuất cho hợp lý.

- Thứ ba là hiểu được mối quan hệ giữa các sự kiện trong chuỗi các sự kiện, ví dụ thông tin kế toán quản trị có thể chỉ ra ảnh hưởng của nhà cung cấp hay nhà phân phối đến giá trị sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng phải trả.

- Thứ tư là tách biệt các tác động bên trong và bên ngoài tổ chức, ví dụ kế toán quản trị có thể chỉ ra bộ phận nào của quá trình sản xuất cản trở khả năng sản xuất và đưa đến sự bất mãn cho khách hàng.

Hệ thống kế toán quản trị có tác động đến hành vi của các cá nhân trong tổ chức là: do cách thức đo lường của kế toán quản trị có thể làm ảnh hưởng đến cách cư xử của con người trong tổ chức, biểu hiện ở chỗ:

- Làm thay đổi nhận thức: Cái mà được đo lường, tính toán, thường được nổi bật và người ta thấy rõ vật đó hơn. Vì vậy thông thường các quyết định sẽ được đưa ra sau khi đã có sự đo lường tính toán cụ thể. Ví dụ như các tính toán về chi phí cho việc bảo vệ môi trường sẽ làm cho nhà quản trị nghiêng về phía quyết định mua thiết bị không thải khí hại môi trường dù giá cả có đắt hơn.

- Khuyến khích các hành vi đúng đắn: Khi một khoản được tính toán thì đó là dấu hiệu của mong muốn thay đổi thái độ và hành vi, ví dụ khi tính toán tỷ lệ việc giao hàng đúng hạn là dấu hiệu của sự mong muốn giao hàng đúng hạn nhiều hơn và sau khi  tính toán được tỷ lệ này sẽ dẫn đến hành vi lựa chọn nhà cung cấp có uy tín về thời hạn giao hàng.

- Thay đổi thái độ và sự mong đợi : Việc tính toán là cơ sở cho sự đánh giá có khuynh hướng làm thay đổi thái độ và sự kỳ vọng của mỗi cá nhân. Ví dụ thiết lập định mức thời gian cho một công việc, chính là thiết lập mục tiêu cho sự kỳ vọng đạt được mục tiêu thời gian. Khi đạt được định mức, người ta sẽ nhớ lại những cố gắng những kỳ vọng đã qua và lại cố gắng để đạt thành tích cao hơn, nhưng nếu như không đạt định mức thì thành tích có thể thấp hơn trong kỳ tới.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định - Thay đổi quan điểm: Người ta thường có khuynh hướng giải thích nguyên nhân của sự thành công gắn với quyết định và hành động của họ, nhưng lại giải thích nguyên nhân của sự thất bại lại gắn với các yếu tố khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Do vậy mà người ta có thể thay đổi quan điểm bởi sự tính toán của kế toán quản trị và dẫn đến sự thay đổi về hành vi.

Tất cả những biểu hiện trên cho thấy: Các tính toán của kế toán quản trị đã tạo ra các biến số tác động về tâm lý – xã hội và kết quả của nó là làm thay đổi hành vi của con người trong tổ chức. Những hành vi của cá nhân trong tổ chức sẽ tạo ra giá trị văn hóa của một tổ chức. Giá trị văn hóa của tổ chức bao gồm : Lòng tin và giá trị đạo đức, quan điểm phân phối lợi ích kinh tế, và biểu tượng của tổ chức. Đây chính là những biến số văn hoá bị tác động bởi việc tính toán của kế toán quản trị .

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Như vậy một hệ thống kế toán quản trị tốt giúp cho việc ra các quyết định, giúp hiểu biết quá trình sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hành vi thích hợp, phản ánh giá trị đạo đức và lòng tin. Và tất cả những cái đó nhằm đạt mục tiêu chiến lược: Chất lượng, thời gian và giá cả. Điều này cũng có nghĩa là kế toán quản trị tự nó không phải là điểm kết thúc, nó là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu chiến lược cho tổ chức.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàn Kiếm
Theo diendanketoan

[Read More...]


Vai trò của kế toán trong phòng chống tham nhũng



Tham nhũng là một vấn đề toàn cầu. Nạn tham nhũng tồn tại trong hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Tham nhũng đặc biệt trở nên phổ biến khi nền kinh tế đang ở giai đoạn ‘tăng trưởng nóng’ do các cơ chế kiểm soát và cơ sở hạ tầng không đáp ứng được những thay đổi của hoạt động kinh tế. Điều này dẫn đến nhu cầu tăng cường vai trò các công cụ quản lý, trong đó có kế toán, trong việc kiểm soát và thông tin về các hoạt động tham nhũng. Bài viết này đánh giá mối quan hệ giữa kế toán và hoạt động tham nhũng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của các nhân viên kế toán trong công cuộc phòng chống tham nhũng trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam.

 1. Tham nhũng – Bản chất và tác hại

Có rất nhiều quan điểm và cách định nghĩa khác nhau về tham nhũng. Theo Luật Phòng chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, tham nhũng được hiểu là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Điều 1- Luật Phòng, chống tham nhũng – TLTK5). Theo định nghĩa gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tham nhũng là ‘lạm dụng quyền được giao để tư lợi” (IMF, 2005 – TLTK3).

Như vậy, bản chất của tham nhũng là dùng các tài sản công, có thể là tài sản của Nhà nước hoặc tổ chức, để tư lợi cho cá nhân. Tham nhũng có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như việc hối lộ, gian lận, các khoản chi bất hợp pháp hoặc các hình thức rửa tiền. Tham nhũng có thể được thực hiện dưới hình thức cơ bản là sự trao đổi tiền, nhưng cũng có thể dưới những hình thức phức tạp hơn như sử dụng ảnh hưởng cá nhân để có được những lợi ích khác.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy tham nhũng là một căn bệnh tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế – xã hội và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tham nhũng được coi là cản trở lớn nhất cho phát triển kinh tế xã hội và là vấn đề trọng tâm của công cuộc xoá đói giảm nghèo (World Bank, 2005- TLTK4). Tham nhũng là nguyên nhân làm thất thoát tài sản của Nhà nước và xã hội và làm giàu bất chính cho một bộ phận cá nhân. Tham nhũng làm tăng chi phí và giảm cơ hội đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra cơ chế độc quyền hành chính, làm tính cạnh tranh do giá thành cao bởi doanh nghiệp tốn thêm chi phí ngầm. Tham nhũng cũng làm giảm cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng làm xói mòn các giá trị đạo đức và giảm tính tôn trọng pháp luật của các thành viên trong xã hội. Tham nhũng cũng làm giảm chất lượng của các yếu tố cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội.

2. Tham nhũng nhìn từ mối quan hệ cung cầu

Tham nhũng hiểu theo nghĩa hẹp là lợi dụng chức vụ quyền hạn cá nhân để tư lợi. Tuy nhiên, nếu xét tham nhũng trên góc độ vĩ mô, tham nhũng là một hiện tượng kinh tế - xã hội được điểu khiển bởi quy luật cung-cầu (Xem Everett, 2007 – TLTK2). Do đó việc phòng chống tham nhũng sẽ có hiệu quả nếu xét theo nguồn gốc cung - cầu của hiện tượng tham nhũng, từ đó hạn chế tham nhũng cả ở góc độ cung và cầu.

2.1 Các yếu tố cung về tham nhũng

Yếu tố cung của tham nhũng bao gồm những điều kiện vật chất và phi vật chất từ đó hành vi tham nhũng có thể được thực hiện, bao gồm các yếu tố luật pháp, văn hóa, môi trường kinh doanh và cả yếu tố con người. Yếu tố cung của tham nhũng gắn liền với các điều kiện để tham nhũng có thể trở thành hiện thực, bao gồm:

- Tham nhũng gắn liền với sự yếu kém của cơ chế quản lý và luật pháp của Nhà nước, bao gồm hệ thống đăng ký cấp phép kinh doanh, hệ thống thuế và các quy định về quản lý kinh doanh. Tham nhũng thường xuất phát từ việc thiếu đồng bộ cơ chế thưởng phạt, thiếu các chuẩn mực quốc gia và hệ thống giáo dục đồng bộ. Tham nhũng gắn liền với sự khai thác tính kém hiệu lực và kẽ hở của hệ thống luật pháp và sử dụng sai công nghệ (Nguyễn Hữu Phúc, TLTK6). Trên phương diện quốc tế, tham nhũng được coi là một bộ phận của rủi ro chính trị và kinh tế.

- Tham nhũng là kết quả của sự thiếu đồng bộ và thiếu khoa học của hệ thống quản lý trong các tổ chức, bao gồm hệ thống quản lý nhân sự, thông tin tài chính và kế toán. Tham nhũng gắn liền với hạn chế về chính sách và quy trình kiểm soát của một tổ chức dẫn đến hiện tượng tự do thái quá, thiếu công khai và minh bạch và thiếu các quy trình kiểm tra giám sát có hiệu lực.

- Tham nhũng gắn liền với các yếu tố lực lượng tham gia vào hoạt động tham nhũng bao gồm các bên tham gia trong việc sử dụng tài sản công vào mục đích riêng, không chỉ bao gồm công chức nhà nước mà còn là các nhân viên và các nhà quản lý trong các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính hoặc các tổ chức phi Chính phủ,..

Việc phân tích bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tham nhũng cho thấy rằng để kiểm soát tham nhũng, cần phải có sự tác động đối với các yếu tố của cả cung và cầu. Mặt khác, một trong những đặc điểm cơ bản của các hoạt động tham nhũng là chúng thường gắn liền với các nghiệp vụ tài chính (chẳng hạn các khoản chi trả bất thường hoặc các nghiệp vụ ghi khống trên sổ sách kế toán). Do đó chúng cũng là đối tượng phản ánh của kế toán. Mặt khác, kế toán với vai trò đo lường, ghi chép về các hoạt động kinh tế trong các tổ chức là một nhân tố trong hệ thống các yếu tố cung về tham nhũng.

2.2 Các yếu tố cầu về tham nhũng

Xét đến yếu tố cầu về tham nhũng là xét đến nguồn gốc phát sinh tham nhũng. Xét ở mức độ cá nhân, tham nhũng xuất phát từ tính tư lợi và tính cơ hội nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân. Hành vi tham nhũng được hiểu là những tính toán và hành động có chủ đích nhằm lợi dụng cơ chế thiếu đồng bộ để thu lợi cá nhân. Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu về tham nhũng bao gồm:

- Trách nhiệm của cá nhân tham gia vào việc quản lý tài sản và các nguồn lực, bao gồm trách nhiệm công việc và trách nhiệm dân sự (trách nhiệm trước công chúng). Trách nhiệm này có xu hướng tỷ lệ nghịch với cầu tham nhũng, tức là các cá nhân có trách nhiệm càng cao thì càng có ít động cơ để tiến hành các hành vi tham nhũng.

- Giá trị của các nguồn lực đặt dưới sự kiểm soát của các cá nhân hoặc tổ chức có khả năng tham nhũng, bao gồm cả sự phân cấp quyền lực trong quản lý tài sản trong một tổ chức và ưu thế tạo ra từ sự bất bình đẳng giữa các tổ chức và cá nhân đối trong các hoạt động kinh tế. Yếu tố này gắn liền với giá trị của các khoản tham nhũng và có xu hướng tỷ lệ thuận với nhu cầu phát sinh tham nhũng. Tham nhũng thường xuất hiện và phổ biến khi các tổ chức phát triển theo hướng độc quyền trong một ngành nghề hoặc một lĩnh vực.

- Nhận thức về các chuẩn mực đạo đức và giá trị xã hội của các cá nhân và tổ chức liên quan đến hành vi tham nhũng. ảnh hưởng của những chuẩn mực đạo đức và giá trị xã hội là những nhân tố tỷ lệ nghịch với nhu cầu tham nhũng.

3. Kế toán với chức năng kiểm soát tham nhũng

Quan điểm mới về kế toán gắn liền kế toán với môi trường chính trị xã hội. Kế toán là một lực lượng xã hội, là một phần của các vấn đề xã hội như hệ thống các quy định và quản lý, suy thoái tài chính, đói nghèo, phân biệt chủng tộc, chính trị, văn hoá và các kiến trúc thượng tầng khác. ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá trên các lĩnh vực kinh tế xã hội có thể mang lại hậu quả tiêu cực nếu thiếu một cơ chế thông tin tài chính minh bạch dưới sự ghi chép, kiểm tra và báo cáo của kế toán. Các chương trình hỗ trợ phát triển, các nguồn đầu tư nước ngoài và các mối quan hệ thương mại quốc tế sẽ kém hiệu quả nếu thiếu các thông tin tài chính trung thực và khách quan. Do đó, các nhân viên kế toán phải ở vị trí tiên phong trong phòng chống tham nhũng (ICAEW, 2002 – TLTK1).

Kế toán thực hiện hai chức năng: thông tin và kiểm tra. Một mặt kế toán lập các báo cáo tài chính cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế. Mặt khác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu ngân sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong sơ đồ tổ chức quản lý, các kế toán viên có vị trí thuận lợi trong việc phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là hầu hết các vụ tham nhũng đều mang dấu ấn của các nhân viên kế toán.

4. Các giải pháp nâng cao vai trò của kế toán trong phòng, chống tham nhũng

4.1 Nhóm giải pháp hạn chế các yếu tố cung về tham nhũng

Xét theo góc độ cung, tham nhũng gắn liền với vai trò của kế toán viên trong sơ đồ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do hoạt động kế toán - kiểm toán ở nước ta chưa thực sự được chuyên nghiệp hoá, phần lớn các kế toán viên làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về số liệu kế toán cung cấp trên các báo cáo kế toán. Do đó làm phát sinh sự bao che yếu kém nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác, các nhân viên kế toán luôn ở thế bị động, đôi khi là sự phụ thuộc đối với hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Để khắc phục những vấn đề này, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng khung pháp luật đầy đủ và có hiệu lực để hỗ trợ cho hoạt động kế toán.

Từng bước đưa Luật Kế toán vào thực tiễn hoạt động kế toán trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Một trong những vấn đề cơ bản trong luật là nâng cao vai trò độc lập và tư cách đạo đức của các kế toán viên trong việc phòng chống tham nhũng. Luật Kế toán là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động kế toán, là công cụ pháp lý quan trọng để hạn chế các hiện tượng tham nhũng. Tuy nhiên, một vấn đề là Luật Kế toán chưa được nhận thức đầy đủ trong đội ngũ những người làm kế toán. Nhiều điều luật còn chung chung và chưa phù hợp với sự phát triển của kế toán trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Thứ hai, tăng cường vai trò của kế toán trong khu vực sử dụng ngân sách nhà nước.

Do bản chất của kế toán là dựa trên nền tảng cơ cấu quản lý của các tổ chức cạnh tranh và vì lợi nhuận, kế toán phù hợp với chiến lược tăng cường thị trường hoá việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Do đó, cần đưa quan điểm kế toán thị trường vào các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Song song với việc làm này cần phải có những cải cách trong lĩnh vực quản lý tài sản công. Ví dụ cần lành mạnh hoá các khu vực dễ phát sinh tham nhũng thông qua việc thay thế hoặc thị trường hoá các quá trình sử dụng vốn ngân sách, giảm tính độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực, phi tập trung bộ máy nhà nước trong một số khâu, từ đó nâng cấp trách nhiệm của hệ thống quản lý và điều hành trung gian, tăng cường tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và sử dụng ngân sách. Cần phải gắn chất lượng là tiêu chí hàng đầu. Sử dụng tiêu chí đánh giá hiệu quả và hiệu suất công việc thay vì các chỉ tiêu thành tích số lượng đơn thuần.

Thứ ba, tăng cường vai trò của các Hiệp hội kế toán – kiểm toán đối với hoạt động phòng chống tham nhũng.

Phát triển các cơ sở chuyên nghiệp về kế toán là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng chống tham nhũng. Các Hiệp hội phải là những tổ chức độc lập quy tập các kế toán viên chuyên nghiệp hoạt động theo điều lệ và chuẩn mực nghề nghiệp. Vai trò của các Hiệp hội kế toán có thể được nâng cao thông qua các chương trình hành động sau:

- Nâng cao tính độc lập và trách nhiệm xã hội của các kế toán viên là thành viên của các Hiệp hội.

- Xây dựng các chương trình kết hợp với các cơ quan pháp luật từ đó giảm thiểu các hoạt động tham nhũng, tăng cường hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp của các cá nhân thành viên.

- Bảo vệ các cá nhân hoặc tổ chức thành viên trong việc phát hiện và báo cáo các hành vi tham nhũng.

- Thực thi các chương trình đào tạo kế toán dưới nhiều hình thức: thông tin báo chí, hội thảo, tập huấn,…từ đó nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của tham nhũng và xây dựng động cơ thực hiện các chương trình hành động chống tham nhũng

- Khuyến khích các cá nhân và tổ chức thành viên áp dụng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, từ đó đưa ra những nguyên tắc phòng chống tham nhũng và xây dựng hệ thống kiểm soat đủ mạnh để vạch trần các hoạt động tham nhũng.

4.2 Nhóm giải pháp hạn chế các yếu tố cầu về tham nhũng

Xét theo góc độ cầu, tham nhũng phát sinh từ yếu kém về trình độ và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bản thân các nhân viên kế toán. Sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, phong cách làm việc chuyên nghiệp là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tham nhũng ngay trong hoạt động kế toán. Tham nhũng cũng gắn liền với điều kiện thu nhập thấp của các nhân viên kế toán. Để khắc phục được những vấn đề này, cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

Thứ nhất, áp dụng có hiệu quả các chuẩn mực nghề nghiệp kế toán. Xây dựng và áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế là ưu tiên hàng đầu của việc chống tham nhũng và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các chuẩn mực kế toán cần được vận dụng để xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính minh bạch và có ích đối với người sử dụng thông tin.

- Xem xét lại các chính sách kế toán trong các đơn vị có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thay thế kế toán trên cơ sở tiền mặt bằng kế toán dồn tích, do:

+ Kế toán dồn tích cung cấp thông tin trung thực hơn về tính bền vững của các chính sách tài khoá

+ Kế toán dồn tích cung cấp các cơ sở để đánh giá trách nhiệm của chính phủ

+ Kế toán dồn tích làm giảm cơ hội tham nhũng và biển thủ do gắn liền với hiệu quả của các yếu tố đầu ra của các chương trình sử dụng vốn và đo lường giá trị

- Tiến hành các biện pháp kỹ thuật kế toán để phòng chống tham nhũng: Ví dụ phát hiện và ngăn chặn việc tạo lập các tài khoản ngoài sổ sách, việc cố ý để sót các nghiệp vụ kinh tế, ghi khống các chi phí, việc tạo lập các tài khoản vắng chủ hoặc lập các chứng từ giả. Ngoài ra cần cập nhật kỹ thuật và kỹ năng của kế toán nhằm thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của các nghiệp vụ kinh tế. Ví dụ việc áp dụng các phương pháp kế toán phù hợp với các nghiệp vụ mới trong thanh toán điện tử, các nghiệp vụ phòng chống trốn thuế, buôn lậu, rửa tiền.

Thứ hai, tăng cường nhận thức về vai trò và đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên. Do kế toán viên là những người ở vị trí chiến lược trong các tổ chức, kế toán luôn ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp xúc với các thông tin về tham nhũng. Kế toán phải chuyển từ vai trò người quan sát sang vai trò ngăn chặn và đẩy lùi nạn tham nhũng. Vấn đề tư tưởng đạo đức của kế toán là vấn đề trọng tâm hàng đầu, trong đó cần tập trung vào ba vấn đề:

- Mục đích tối cao của kế toán là phục vụ lợi ích cộng đồng, bao gồm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.

- Đặt trọng tâm vào tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của kế toán. Cần xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá hành vi và đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên, qua đó nâng cao tính minh bạch trong việc cấp phép hành nghề kế toán – kiểm toán.

- Mở rộng phạm vi của các chuẩn mực nghề nghiệp, có sự so sánh về khác biệt giữa hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và của các nước khác, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế sự khác biệt./.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Tài liệu tham khảo

1. Accountancy profession has key role to play in tackling corruption, The Institute of Chartered Accountants of England and Wales - ICAEW (2002),

Website: http://www/icaew.co.uk/index.cfm?AUBDTB2I_6977.

2. Accounting and the global fight against corruption, Everett, J., Neu, D. và Rahaman, S. (2007), Tạp chí Accounting, Organisations and Society, Số 32 (2007), Trang 513-542.

3. Back to basics—10 myths about governance and corruption, International Monetary Fund (2005) Website: http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2005/09/basics.htm.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh 4. Governance and anti-corruption. World Bank (2005).

Website: http://www.worldbank.org/wbi/governance/.

5. Luật phòng, chống tham nhũng, Số 55/2005/QH11, Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, 2005.

6. Năm giải pháp cơ bản phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nguyễn Hữu Phúc, Cổng Thông tin Thanh Tra Chính Phủ, Website: http://chongthamnhung.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tintuc-Sukien/Nghien-cuu-Trao-doi
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàn Kiếm Theo Kiểm toán nhà nước

[Read More...]


Những nội dung cần lưu ý về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa



Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Những nội dung quan trọng, cần lưu ý của Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm:

Thứ nhất, quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông tư số 133/2016 áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Theo Thông tư 133/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, thay thế nhưng phải báo cho cơ quan thuế.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam. Các đơn vị chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì nếu đáp ứng yêu cầu có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính khi bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung, phương pháp hạch toán.

Ngoài ra, Thông tư số 133 hướng dẫn doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, 3 tại Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp.

Thứ hai, về tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Thông tư 133/2016, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính số tồn tại quỹ, từng tài khoản.

Các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định. Khoản hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.

Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Nếu phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán như sau: Bên Nợ các tài khoản áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; Bên Có được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư số 133/BTC.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên giao dịch.

Nguyên tắc ghi sổ kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của từng Tài khoản kế toán cụ thể xem tại Thông tư 133.

Thứ ba, về báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.

Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu nếu được yêu cầu.

Ngoài ra, Thông tư 133 còn có những quy định về chứng từ kế toán, sổ kế toán và hình thức kế toán  doanh nghiệp vừa và nhỏ.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Bài học cho Việt Nam về kế toán xuất, nhập khẩu của một số nước phát triển



Ở các nước phát triển, mặc dù quá trình xây dựng hệ thống kế toán của mỗi nước đều có sự khác biệt nhất định, song với tiềm lực kinh tế mang tính ổn định cao, nên chuẩn mực kế toán của các nước này cũng có những nét tương đồng so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Nghiên cứu khái quát các vấn đề kế toán liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu tại hai quốc gia là Mỹ và Pháp, bài viết đúc rút những kinh nghiệm và bài học quý báu cho hệ thống kế toán xuất nhập khẩu Việt Nam. Những kinh nghiệm này đều mang tính kế thừa và phát triển, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

Kế toán xuất, nhập khẩu theo quan điểm hệ thống kế toán Mỹ

Hệ thống kế toán của Mỹ cũng như các quốc gia thuộc trường phái Anglo - Saxon nói chung mang tính linh hoạt và xét đoán nghề nghiệp rất cao, trong đó chuẩn mực kế toán nắm vai trò xương sống, chi phối toàn bộ hoạt động kế toán tại quốc gia này. Các chuẩn mực kế toán này do Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính soạn thảo và ban hành.

Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trong lĩnh vực thương mại, nên các DN thương mại của Mỹ có đặc điểm quy trình kinh doanh giống như DN thương mại nội địa. Cơ sở để các doanh nghiệp (DN) này thực hiện chức năng kinh doanh, XNK là các nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kế toán Mỹ như: Nguyên tắc khách quan, nguyên tắc giá vốn, nguyên tắc kế toán phù hợp, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, nế toán dự thu-dự chi (kế toán dồn tích)… Các nguyên tắc và chuẩn mực này được xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, song vẫn mang những nét riêng biệt duy chỉ có ở Mỹ. Điển hình như:

Kế toán nhập khẩu hàng hóa

Việc xác định trị giá hàng nhập khẩu cũng dựa trên nguyên tắc giá gốc, cơ sở là giá trên hóa đơn của hàng hóa nhập khẩu và trừ đi tất cả các khoản chiết khấu được hưởng. Sau đó, cộng tất cả các khoản chi phí tăng thêm, hoặc chi phí phụ để đưa hàng hóa vào tư thế chờ bán.

Các chi phí tăng thêm có thể bao gồm: Thuế nhập khẩu, chi phí chuyên chở, thuế kho, chi phí lưu kho, bảo hiểm và tất cả các chi phí thích hợp khác… Về nguyên tắc lý thuyết, khi các chi phí trên phát sinh, theo nguyên tắc giá gốc, phải được tính vào trị giá của hàng hóa tồn kho. Kết quả là một phần chi phí phụ sẽ nằm trong hàng tồn kho cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau, tương xứng với thu nhập của kỳ mà hàng tồn kho được bán (nguyên tắc phù hợp).

Trên thực tế, một số DN XNK của Mỹ không xem xét các chi phí phụ của quá trình mua hàng hóa. Họ định giá hàng hóa tồn kho chỉ căn cứ giá ghi trên hóa đơn (chứng từ hợp lý, hợp lệ). Các chi phí phụ được phân bổ cho giá vốn hàng bán trong kỳ mà các chi phí này phát sinh. Do vậy, để khai thác nguyên tắc trọng yếu, thì các DN XNK Mỹ đã tính chi phí này cho giá vốn hàng bán.

Trong thương mại, cả nội địa và quốc tế, các công ty thương mại tại Mỹ thường sử dụng điều kiện giao hàng để quy định và phân chia chi phí và trách nhiệm. Vấn đề là lựa chọn điều kiện giao hàng nào thì chi phí được phân chia và ghi nhận, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty thương mại.

Việc lựa chọn giao hàng cho bên mua (FOB) tại cảng và FOB tại kho ảnh hưởng tới chi phí chuyên chở. Khi vấn đề chi phí vận chuyển được đặt ra thì bên mua và bên bán phải thỏa thuận bên nào chịu trách nhiệm về khoản chi phí này.

FOB tại kho hay FOB tại cảng thì toàn bộ chi phí chuyên chở và bảo hiểm đều do bên bán chịu. Cuối kỳ, số dư của các tài khoản “mua vào”, “hàng mua về trả lại”, “chiết khấu mua hàng” và “chi phí chở đến” được kết hợp để xác định trị giá hàng mua vào trong kỳ đối với DN nhập khẩu và xác định lợi nhuận thuần từ bán hàng đối với DN xuất khẩu.

Kế toán Mỹ ghi nhận trị giá hàng nhập khẩu theo 2 hệ thống kế toán khác nhau: Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Theo phương pháp định kỳ, tài khoản “hàng tồn kho” chỉ cập nhật có một lần cuối mỗi kỳ kế toán và đầu kỳ sau được kết chuyển khi hàng hóa được mua hoặc bán.

Do vậy, tài khoản “giá vốn hàng bán” được dùng trong phương pháp kê khai thường xuyên. Trong phương pháp kiểm kê định kỳ, các yếu tố giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh không được chuyển qua tài khoản này, thay vào đó chúng được chuyển qua tài khoản “tổng hợp thu nhập” trong quá trình ghi sổ các bút toán khóa sổ.

Kế toán xuất khẩu hàng hóa

Kế toán Mỹ ghi nhận các bút toán liên quan đến doanh thu, giá vốn cũng dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, nguyên tắc dự thu – dự chi… Trong hoạt động xuất khẩu, yếu tố điều kiện giao hàng cũng ảnh hưởng đến kế toán xuất khẩu trong việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, thời điểm chuyển giao rủi ro và chi phí trong các điều kiện giao hàng của INCOTERMS 2010 (Bộ quy tắc mới của Phòng thương mại quốc tế).

Sự hội tụ của nguyên tắc và chuẩn mực kế toán Mỹ so với nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ sở để kế toán Mỹ ghi nhận doanh thu, giá vốn và chi phí kinh doanh liên quan một cách hài hòa và thống nhất. Đặc biệt, sự quy định rõ ràng hơn trong điều kiện giao hàng (FOB và CIF) của Mỹ so với điều kiện giao hàng của INCOTERMS 2000 - 2010 là cơ sở để kế toán phân chia chi phí và xác định đúng kết quả kinh doanh của DN xuất khẩu.

Ở Mỹ thương mại điện tử rất phát triển, do vậy phần lớn các giao dịch thương mại điện tử diễn ra theo các điều kiện của “FOB điểm giao hàng” hay “FCA (giao hàng cho người chuyên chở) điểm giao hàng”. Phương thức truyền thống “FOB điểm đến” đã không còn phù hợp với thương mại điện tử. Khi kiểm kê hàng tồn kho, các hàng hóa đang trên đường vận chuyển là đối tượng cần soát xét vì ảnh hưởng tới chỉ tiêu hàng tồn kho.

Các mặt hàng theo điều kiện “FOB điểm giao hàng/điểm đến” được đánh dấu là trọng yếu nếu như bên mua có quyền đối với hàng hóa. Nếu người mua đã có quyền về hàng hóa, thì hàng hóa được bổ sung vào bảng kiểm kê hàng hóa. Nếu không có quyền thì hàng hóa được coi là hàng gửi bán, vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà cung cấp (bên ủy thác bán).

Kế toán xuất nhập khẩu theo quan điểm của hệ thống kế toán Pháp

Pháp là quốc gia điển hình cho trường phái kế toán châu Âu lục địa. Hệ thống kế toán của các quốc gia thuộc nhóm châu Âu lục địa nói chung và Pháp nói riêng mang tính thống nhất cao, với quy định chặt chẽ của Nhà nước và dựa trên luật định là chủ yếu.

Ủy ban quy định kế toán (CRC) là cơ quan trực thuộc Hội đồng kế toán quốc gia (CNC) và sau này là Ủy ban chuẩn mực kế toán  Pháp (ANC), nắm quyền ban hành các quy định kế toán, sắc lệnh về kế toán và được chính phủ cho phép thực hiện cải cách những vấn đề về kế toán khi cần thiết.

Các quy định về kế toán của Pháp không được ban hành dưới dạng các chuẩn mực như kiểu Mỹ và các quốc gia Anglo - Saxon mà dưới hình thức một hệ thống kế toán thống nhất, bao gồm các tài khoản kế toán thống nhất, thường được gọi là tổng hoạch đồ kế toán. Nội dung tổng hoạch đồ kế toán đưa ra các định nghĩa, nguyên tắc kế toán, hệ thống tài khoản, quy định cách thức hạch toán, mẫu biểu và cách thức lập báo cáo tài chính cũng như các hướng dẫn về kế toán quản trị.

Nhìn chung, kế toán Pháp gồm 2 hệ thống, đó là kế toán tổng quát và kế toán phân tích. Trong đó, kế toán tổng quát áp dụng cho tất cả các thực thể kinh doanh không ngoại trừ DN kinh doanh thương mại XNK hàng hóa. Các nguyên tắc, quy định kế toán, sắc lệnh về kế toán do ANC ban hành là khung lý thuyết và cơ sở quan trọng để các DN trên thực hiện theo. Kế toán thương mại cũng thực hiện việc ghi chép, trình bày thông tin kế toán mua bán hàng hóa dựa trên các quy định của ANC.

Trong kế toán tổng quát XNK hàng hóa, kế toán Pháp áp dụng các nguyên tắc chung trong việc ghi nhận đánh giá, phản ánh các thông tin trên báo cáo tài chính, lập và trình bày báo cáo tài chính giống như các DN thương mại khác của Pháp.

Các quy định nền tảng mà ANC đưa ra cũng gần giống với chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc lập và trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính. Do vậy, kế toán nghiệp vụ XNK của Pháp ngoài việc thực hiện theo quy định của ANC và chuẩn mực báo cáo tài chính, còn chịu sự chi phối bởi các quy định của Luật thương mại, Luật thuế, Luật hải quan... của Pháp và EU.

Như vậy, nếu so sánh  hệ thống kế toán của Mỹ và Pháp cho thấy có sự khác biệt đáng kể. Điều này ảnh hưởng tới công tác kế toán của các công ty xuất nhập tại 2 nước. Nếu như ở Pháp, các nguyên tắc kế toán Pháp gắn liền với chính sách thương mại và thuế quan thì ở Mỹ có sự tách bạch hơn.

Tất cả các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán Mỹ được xây dựng dựa trên nền tảng và có sự hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế, không dựa trên nền tảng luật thương mại hay chính sách thuế. Điều này đã hạn chế sự ảnh hưởng của thuế tới kế toán tại Mỹ hơn là kế toán Pháp.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu một số nội dung về kế toán áp dụng tại các Công ty XNK ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, bài viết đã rút ra một số kinh nghiệm của kế toán trong hoạt động XNK hàng hóa tại các DN XNK Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy định kế toán cho hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế sao cho phù hợp với các giao dịch thương mại toàn cầu, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay được ban hành dựa trên mô hình kế toán động, bao gồm các chuẩn mực kế toán, luật kế toán, chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn… Trước xu thế tất yếu của quá trình hội nhập thương mại quốc tế toàn cầu, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thực tế, các giao dịch trong kinh doanh XNK hàng hóa ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của các giao dịch tài chính cũng như việc nhận diện thông tin của kế toán XNK của mỗi DN. Vì vậy, các chuẩn mực kế toán, quy định kế toán về các giao dịch thương mại quốc tế cũng cần được ban hành cụ thể cho phù hợp với xu thế chung như: Ban hành chuẩn mực kế toán hướng dẫn các giao dịch trong mua bán hàng hóa quốc tế; vận dụng các quy định pháp luật cụ thể vào kế toán hoạt động XNK hàng hóa; ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan tại nước nhập khẩu hoặc nước xuất khẩu tới thông tin đầu vào của kế toán…

Thứ hai, đối với kế toán nhập khẩu hàng hóa: Yếu tố chi phí cấu thành nên giá hàng nhập khẩu cần phải được phân định rõ ràng theo điều kiện giao hàng thỏa thuận. Cần chắc chắn rằng, các chi phí lịch sử cấu thành nên giá gốc hàng nhập khẩu. Vấn đề là lựa chọn điều kiện giao hàng nào thì chi phí được phân chia và ghi nhận, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty thương mại. Các chi phí tăng thêm có thể bao gồm: Thuế nhập khẩu, chi phí chuyên chở, thuế kho, chi phí lưu kho, bảo hiểm, và tất cả các chi phí thích hợp khác…

Về mặt nguyên tắc, khi các chi phí trên phát sinh, theo nguyên tắc giá gốc, phải được tính vào trị giá của hàng hóa tồn kho. Kết quả là một phần chi phí phụ sẽ nằm trong hàng tồn kho cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau tương xứng với thu nhập của kỳ mà hàng tồn kho được bán (nguyên tắc phù hợp).

Thứ ba, đối với kế toán xuất khẩu: Hệ thống kế toán doanh thu và giá vốn hàng xuất khẩu ngoài việc dựa trên nền tảng các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành, cần nghiên cứu các điều kiện giao hàng trong thương mại quốc tế. Có như vậy mới xác định chính xác, khách quan thời điểm ghi nhận doanh thu hàng hóa xuất khẩu.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Thứ tư, cần tách bạch giữa chính sách kế toán với chính sách thuế, hải quan, thương mại hiện hành. Trong quá trình bổ sung, chỉnh sửa các chính sách kế toán liên quan tới kế toán XNK cần phải hài hòa và thống nhất với các chính sách quản lý khác của Nhà nước, qua đó, đảm bảo vai trò, chức năng của kế toán, không bị chi phối bởi chính sách quản lý nhà nước liên ngành.

Thứ năm, trong tương lai, thương mại điện tử phát triển, kế toán cần nhận diện và ghi nhận thông tin về hàng hóa XNK theo từng điều kiện giao hàng. Thay vì phương thức truyền thống “FOB điểm đến”, điều kiện “FOB điểm giao hàng” có thể được lựa chọn. Do vậy, khi lập báo cáo tài chính, các hàng hóa đang trên đường vận chuyển là đối tượng cần soát xét, vì nó ảnh hưởng đến chỉ tiêu hàng tồn kho.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Các mặt hàng theo điều kiện “FOB điểm giao hàng/điểm đến” được đánh dấu là trọng yếu nếu như bên mua có quyền đối với hàng hóa. Nếu người mua đã có quyền về hàng hóa, thì hàng hóa được bổ sung vào bảng kiểm kê hàng hóa, nhưng không thể hiện trên biểu chế độ kế toán.

Tóm lại, hệ thống kế toán XNK chịu chi phối bởi yếu tố môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Trước xu thế hội nhập, thương mại quốc tế phát sinh và chứa đựng nhiều giao dịch mua bán hàng hóa mới và phức tạp, đòi hỏi hệ thống kế toán quốc gia cần từng bước hoàn thiện, đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới.     

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Long Biên Theo Tạp chí Tài chính

[Read More...]


10 luật có hiệu lực thi hành trong năm 2017



Năm 2017, 10 Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành gồm: Bộ Luật Dân sự, Luật Phí và Lệ phí,  Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán, Luật Báo chí, Luật Đấu giá tài sản, Luật Dược, Luật Trẻ em, Luật Hàng hải Việt Nam.

Phải bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Nghiêm cấm hành vi: Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ;

Không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực;

Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em…

Trên môi trường mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em; cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em phải có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em tự biết bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.

Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 1/6/2017.

Cho phép chuyển đổi giới tính

Bộ luật Dân sự 2015 cho phép chuyển đổi giới tính đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính.

Luật nêu rõ việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan. Vì BLDS 2015 quy định “việc chuyển đổi giới tính phải được thực hiện theo quy định của luật”, do đó cho đến khi có luật về chuyển đổi giới tính thì các cá nhân mới được thực hiện quyền này.

Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017.

Nghiêm cấm các địa phương tự đặt và thu phí

Nghiêm cấm các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân tự đặt và thu các loại phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, phải niêm yết công khai tại địa điểm thu và trên trang thông tin điện tử về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm phí, lệ phí…

Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017,

Báo chí không được quy kết tội danh khi chưa có bản án

Nghiêm cấm báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án; Tiết lộ thông tin thuộc bí mật đời tư của cá nhân, bí mật Nhà nước và các bí mật khác theo quy định; Thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội…

Báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

Luật Báo chí số 103/2016/QH13 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 1-1-2017 quy định.

Tăng tiền đặt cọc đấu giá

Từ ngày 1-7-2017, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước từ 5% đến 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá thay cho mức từ 1% - 15% như quy định cũ.

Luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên và trọng tài viên đã có thời gian hành nghề từ 2 năm trở lên sẽ được miễn đào tạo nghề đấu giá tài sản.

Tổ chức đấu giá phải niêm yết việc đấu giá tài sản là bất động sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và UBND cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá (quy định cũ là 30 ngày).

Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1-7-2017.

Chứng chỉ kế toán viên thay Chứng chỉ hành nghề

Từ 1-1-2017, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, ngoài việc phải có Chứng chỉ kế toán viên hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên; có năng lực hành vi dân sự; tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định, còn phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học. Sẽ cấp Chứng chỉ kế toán viên thay cho Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chứng chỉ hành nghề cấp trước 2017 vẫn có giá trị.

Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội, từ năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017.

Cấm bán thuốc kê đơn mà không có đơn

Từ 1-1-2017, nghiêm cấm bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; Bán lẻ vắc xin; Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền…

Nhà thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.

(Luật Dược số 105/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017).

Giảm bớt trường hợp tạm giữ tàu biển

Từ 1-7-2017, bỏ quy định thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế phải có hộ chiếu thuyền viên để xuất cảnh hoặc nhập cảnh. Thuyền viên chỉ cần có hộ chiếu phổ thông là được.

Rút gọn các trường hợp tạm giữ tàu biển chỉ còn 3 trường hợp gồm: Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra; Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính; Có hành vi vi phạm pháp luật (quy định cũ cho phép tạm giữ, tàu biểu trong trường hợp không có đủ các điều kiện về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; hoặc chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải).

Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày (đây là quy định mới).

Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1-7-2017.

Ngân sách Nhà nước phải được công khai, giám sát

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đại diện cho cộng đồng chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách Nhà nước. Nội dung giám sát bao gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm và việc thực hiện công khai ngân sách Nhà nước theo quy định.

Ngoài ra, mức dư nợ vay của Hà Nội và TP.HCM không được vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Đối với các địa phương còn lại, mức dư nợ vay tối đa bằng 30% hoặc 20%.

(Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1-1-2017)

Cấm đầu tư, kinh doanh pháo nổ

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Từ 1-1-2017, số lượng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là 243 ngành, nghề (thay vì 267 ngành, nghề như quy định cũ). Các ngành nghề được loại bỏ ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gồm dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm; sản xuất phim; nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền); kinh doanh dịch vụ tổ chức lễ hội…

Bổ sung 2 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới là: sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô và kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị (áp dụng từ ngày 1-7-2017). Bổ sung hoạt động kinh doanh pháo nổ vào danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư số 03/2016/QH14 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Bắc từ liêm Theo Pháp luật

[Read More...]


Quy định mới trong Luật Kế toán 2015: Thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế



Ngày 20/1, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu Nghị định 174/2016/NĐ-CP (Nghị định 174) quy định chi tiết một số điều Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, với nhiều điểm mới thông thoáng cho doanh nghiệp (DN), đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế...

Ông Trịnh Đức Vinh nêu bật những điểm mới cải cách hành chính tại Nghị định 174. Ảnh: Hải Anh
“Cởi bỏ” thủ tục cứng nhắc

Tại cuộc họp báo, ông Trịnh Đức Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 174 hướng dẫn Luật Kế toán 2015 có nhiều cải cách đổi mới, được hướng dẫn thống nhất tại 1 nghị định- Nghị định 174, thay vì hướng dẫn tại 2 nghị định (Nghị định 128 và 129/2004/NĐ-CP cho lĩnh vực công và lĩnh vực kinh doanh) như Luật Kế toán 2003.

Điểm quan trọng là Nghị định 174 bổ sung nhiều điểm mới nhằm tạo sự chủ động cho DN trong quá trình thực hiện các quy định kế toán kiểm toán.

Nghị định 174 cho phép đơn vị kế toán (bao gồm các cơ quan thu, chi NSNN các cấp, DN nhà nước và DN kinh doanh) được chủ động thiết kế sổ sách kế toán, mẫu biểu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mà không phải áp dụng theo những quy định cứng nhắc như trước đây.

“Các chứng từ kế toán của đơn vị kế toán chỉ cần đảm bảo đầy đủ nội dung chủ yếu (số liệu, ngày, tháng, con dấu...) nêu tại khoản 1, Điều 16, Luật Kế toán 2015...”- ông Vinh nói.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Cũng theo ông Vinh, nhằm giảm thủ tục, chi phí hành chính, Nghị định 174 có hướng dẫn khá thông thoáng, trong việc lưu trữ chứng từ. Không bắt buộc đơn vị kế toán vừa phải lưu trữ chứng từ kế toán bằng phương thức điện tử, đồng thời in ra bản giấy khi đơn vị kế toán đảm bảo được việc lưu trữ trên phương tiện điện tử một cách an toàn. Việc in ấn ra chứng từ giấy được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Không bắt buộc đơn vị kế toán phải có kế toán trưởng là một điểm nổi bật được ông Vinh đề cập. Theo quy định hiện hành tất cả các đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng. Nghị định 174 đã cởi bỏ quy định cứng nhắc này. “Các đơn vị kế toán hoạt động ở quy mô xã, phường, thị trấn; DN nhỏ, siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc bố trí kế toán trưởng, làm tăng nhân lực và chi phí của DN...”- ông Vinh cho hay.

Nhiều điểm mới phù hợp thông lệ quốc tế

Tại cuộc họp báo, ông Vinh cũng đề cập đến một số điểm mới hướng dẫn tại Nghị định 174 phù hợp với thông lệ quốc tế mà trước đây chưa quy định, rất đáng được quan tâm.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Tiêu biểu là quy định kế toán đối với văn phòng đại diện của DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài; quy định đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các kế toán viên hành nghề.

Theo ông Vinh, quy định nêu trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, pháp nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và việc bắt buộc mua bảo hiểm cho kế toán viên cũng nhằm phòng ngừa rủi ro pháp lý cho các kế toán viên hành nghề…

Một điểm mới nữa được quy định tại Nghị định 174 đó là cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài. Trách nhiệm của DN kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới.

Quy định này là một bước quan trọng trong lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán đã được Chính phủ cam kết. Đây là thách thức song cũng mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp, việc làm đối với DN kế toán, kiểm toán, người hành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam khẳng định mình vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàng Mai Theo Thời báo Tài chính Việt Nam

[Read More...]


Chế độ kế toán cần thay đổi để tránh “sai lệch lớn



Trong các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A), mức giá mua lại thường cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp phải ghi nhận khoản lợi thế thương mại lớn và khấu hao trong vòng 10 năm (xem bài “Sức ép lợi nhuận phía sau các thương vụ M&A” và bài “Mong manh vận mệnh doanh nghiệp niêm yết sau M&A” trên Báo ĐTCK số 43 và 44).

Thực tế này đòi hỏi chế độ kế toán cần có sự thay đổi để phản ánh đúng bản chất giá trị doanh nghiệp.

Mục đích của việc khấu hao là để phản ánh đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp với các giả định. Thế nhưng, khi tài sản của doanh nghiệp là những giá trị vô hình, lợi thế thương mại, những thứ chưa chắc đã bị điều chỉnh giảm theo thời gian thì bắt buộc phải khấu hao lợi thế thương mại có thể dẫn tới khoảng cách giữa giá trị thực doanh nghiệp và giá trị phản ánh trên báo cáo tài chính bị sai lệch lớn.

Lợi thế thương mại tăng giảm theo thời gian

Về chế độ kế toán, lợi thế thương mại được hình thành khi doanh nghiệp mua lại tài sản với giá lớn hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó. Điều này thông thường là khoản mục phản ánh các lợi thế của doanh nghiệp được mua lại, bao gồm lợi thế về thương hiệu, hệ thống phân phối, tập khách hàng.

Trong nhiều trường hợp, khoản mục này còn phản ánh lợi thế tham gia ngành của doanh nghiệp được mua với các trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có điều kiện kinh doanh, nhất là các ngành hạn chế người tham gia; thậm chí là lợi thế thương mại của đất đai mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Việc trích khấu hao thường niên là để đảm bảo giá trị tài sản doanh nghiệp (trong trường hợp này là lợi thế thương mại) được phản ánh đúng. Nhưng khấu hao 10 năm đã hợp lý hay chưa? Trường hợp lợi thế thương mại không giảm đi, mà tăng lên theo thời gian, thì việc tính khấu hao có hợp lý?

Trên thực tế, để đánh giá được lợi thế thương mại tăng hay giảm, thì yếu tố quan trọng nhất chính là tác động của lợi thế thương mại đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp, với đặc thù riêng về sản phẩm, mô hình hoạt động, chiến lược đầu tư… sẽ có đánh giá về lợi thế thương mại khác nhau. Do đó, việc khấu hao lợi thế thương mại trong vòng 10 năm có thể chưa phản ánh đúng, đặc biệt khi lợi thế này nằm ở các quyền khai thác, quyền tham gia thị trường.

Có nên bắt buộc khấu hao lợi thế thương mại?

Trước năm 2001, theo tiêu chuẩn kế toán của Hội đồng Tiêu chuẩn kế toán tài chính của Mỹ (FASB), lợi thế thương mại có thời gian khấu hao lên đến 40 năm và rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn mức tối đa 40 năm để khấu hao.

Từ tháng 6/2001, quy định mới của FASB đã thay đổi, chuyển từ khấu hao lợi thế thương mại sang đánh giá lợi thế thương mại và ghi nhận giảm giá trị lợi thế thương mại nếu có phát sinh yếu tố làm tổn thất.

Tuy nhiên, do việc đánh giá lợi thế thương mại thường phát sinh chi phí và thời gian, nên FASB sau đó có thêm một quy định, áp dụng cho các công ty tư nhân (chưa đại chúng hóa), cho phép các doanh nghiệp này được phép khấu hao lợi thế thương mại theo đường thẳng, với thời gian tối đa 10 năm, hoặc thấp hơn nếu doanh nghiệp chứng minh được tính hợp lý. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp chỉ phải thực hiện đánh giá lại lợi thế thương mại khi phát sinh các sự kiện dẫn đến giá trị thực của doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị hạch toán.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Mạc Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Maritime (MSI) cho rằng, lợi thế thương mại là tài sản của doanh nghiệp và việc hạch toán khấu hao là bình thường.

Ở góc độ nào đó, quy định kế toán của Việt Nam có phần nới lỏng hơn so với các chuẩn mực kế toán của các quốc gia tiên tiến hay Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), quy định lợi thế thương mại phải được định giá lại hàng năm dựa vào giá trị hiện tại của dòng tiền lợi ích tương lai và hạch toán các tổn thất tài sản, nếu có.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh “Việc hạch toán theo các quy định của Việt Nam hiện nay có thể không phản ánh hợp lý giá trị tài sản của công ty trong những trường hợp lợi thế thương mại tăng theo thời gian và ảnh hưởng không nhỏ đến những doanh nghiệp muốn duy trì điều kiện niêm yết nhưng theo đuổi chiến lược M&A các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhìn chung, quy định hiện hành giúp giá trị doanh nghiệp dần được phản ánh chính xác hơn, đặc biệt ở những trường hợp công ty đại chúng mà ban lãnh đạo thông qua hình thức M&A để nâng khống giá trị các công ty con”, ông Huy nhận xét.

Vậy cách hạch toán lợi thế thương mại như thế nào là tốt nhất?

“Cách hạch toán lợi thế thương mại theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế sẽ tốt hơn, nhưng rất khó thực hiện tại Việt Nam, do cả yếu tố chi phí lẫn tính tự giác tuân thủ pháp luật của nhiều doanh nghiệp Việt chưa cao. Về lâu dài, nên hướng đến việc cho phép doanh nghiệp lựa chọn cả 2 hình thức hạch toán để lựa chọn và tuân thủ. Bộ Tài chính đang hướng tới lộ trình các công ty niêm yết áp dụng IFRS vào năm 2020 nên vấn đề này có thể được cải thiện theo thời gian”, ông Huy nói.   
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hai Bà Trưng Theo Đầu tư chứng khoán

[Read More...]


4 kỹ năng cần có của kế toán quản trị



Theo Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc (CIMA), ngoài kĩ năng chuyên môn, kế toán quản trị còn cần kĩ năng kinh doanh, quản lý con người và kĩ năng lãnh đạo để trở thành cộng sự tài chính (finance business partnering) đắc lực của DN.

Kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng - core accounting skills)

Là những kỹ năng cơ bản mà các chuyên viên kế toán quản trị, tài chính cần có cho đặc thù công việc và ngành của mình như: Phân tích báo cáo tài chính, kế toán và quản trị chi phí, lập kế hoạch - kiểm soát, lập và phân tích báo cáo báo cáo quản trị, tài chính doanh nghiệp và quản trị nguồn ngân sách, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, thuế và hệ thống thông tin kế toán…

Kỹ năng Kinh doanh (business skills)

Nhà quản trị tài chính chuyên nghiệp ngày nay cần thêm kỹ năng kinh doanh để giúp họ có thêm sự nhạy bén dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của trị tường.

Các kỹ năng kinh doanh bao gồm lập kế hoạch chiến lược và kiểm soát việc thực hiện chiến lược, phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô và các tác động của chúng lên tổ chức, quản trị hệ thống và hoạt động, quản lý các mối quan hệ và quản lý dự án và am hiểu về môi trường luật pháp và tác động lên doanh nghiệp

Kỹ năng con người (People skills)

Chưa từng được biết đến và nhìn nhận đánh giá ở những năm trước đây, kỹ năng con người giờ đây được xem như một trong những kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết giúp người làm kế toán quản trị, tài chính phát huy hết năng lực và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.Kỹ năng con người bao gồm năng lực mở rộng vòng tròn ảnh hưởng của mình lên người khác và tổ chức (ability to influence), kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, giao tiếp, thuyết trình, xây dựng các mối quan hệ và làm việc theo nhóm…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Giao tiếp /diễn đạt/ thuyết trình trong tổ chức được xem như một năng lực cơ bản của kế toán quản trị chuyên nghiệp ngày nay. Để được mọi người tin tưởng và đặt niềm tin, chuyên gia tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán chắc chắn sẽ phải có khả năng diễn đạt tốt.

Ngoài việc xử lý các số liệu, họ cũng là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị. Để lời nói của mình là những “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt và giao tiếp là không thể thiếu.

Nếu kỹ năng chuyên môn có thể được đào tạo theo các lớp học bài bản, thì kỹ năng con người đòi hỏi sự rèn luyện, đúc rút từ kinh nghiệm làm việc và thể hiển chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) của mỗi cá nhân. Kỹ năng con người đã được vào khung năng lực (competence framework) của CIMA/CGMA dành cho kế toán quản trị như một trong 4 kỹ năng có mức độ quan trọng tương đương nhau.

Kỹ năng lãnh đạo (leadership skills)

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Kỹ năng lãnh đạo không chỉ dành cho CFO, CEO hay nhà sáng lập. Mỗi cá nhân có thể thể hiện năng lực lãnh đạo và thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong nhóm làm việc và tổ chức. Đó là các kỹ năng hướng dẫn và cố vấn đồng nghiệp (coaching and mentoring), dẫn dắt làm tăng hiệu quả hoạt động dần tới mục tiêu (driving performance), quản trị sự thay đổi và năng lực động viên và truyền cảm hứng…

Trên tất cả các kỹ năng trên, doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, tính liêm chính và chuyên nghiệp của các cá nhân bởi đây là đặc điểm nghề hết sức đặc trưng, là nền tảng căn bản để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững của doanh nghiệp và sự nghiệp của mỗi cá nhân.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hai Bà Trưng
Theo Vietnamnet

[Read More...]


Hình thức xử phạt bổ sung trong kế toán, kiểm toán độc lập quá nặng



Trả lời Công văn số 10181/BTC-CĐKT của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, VCCI cho rằng, vẫn tồn tại những khái niệm chưa rõ ràng và hình thức xử phạt bổ sung quá nặng.


Cùng tính chất, nhưng khung xử phạt khác nhau

Liên quan đến nội dung xử phạt hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bổi dưỡng kế toán trưởng, VCCI nhận định, điểm hạn chế của dự thảo đó là hành vi vi phạm có cùng tính chất nhưng khung xử phạt lại khác nhau.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 17 dự thảo quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi “tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng khi chưa đăng ký với Bộ Tài chính hoặc đã đăng ký nhưng chưa được Bộ Tài chính chấp thuận. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 19 dự thảo quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi “thực hiện cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận”. Theo VCCI, hai hành vi trên có tính chất tương tự nhau. Bởi, cùng vi phạm về thủ tục đăng kí với cơ quan nhà nước đối với hoạt động đào tạo, do đó cần phải được xác định cùng khung xử phạt.

Tương tự, Điều 27, khoản 2 quy định, xử phạt hành vi “tiếp tục kinh doanh các dịch vụ kế toán khi đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán, bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán” và khoản 3 quy định, hành vi “cung cấp dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi chưa đủ điều kiện theo quy định” vào hai khung xử phạt khác nhau. Theo VCCI, hai hành vi này xét về bản chất là đều cung cấp dịch vụ kế toán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý, VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh hai hành vi này về cùng một khung xử phạt.

Khái niệm thiếu tính định lượng

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng VCCI cho rằng, nhiều quy định trong dự thảo đang sử dụng cụm từ “không kịp thời” để xác định hành vi vi phạm. Cụ thể, như điểm c khoản 2 Điều 1, Điều 30 quy định phạt tiền đối với hành vi “báo cáo không kịp thời…tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới…”. VCCI cho rằng, “không kịp thời” là khái niệm không rõ ràng, có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, có thể trao nhiều quyền cho cán bộ thực thi, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng định lượng khái niệm này, ví dụ như xác định thời hạn chậm nộp báo cáo và mức xử phạt tương ứng.

Liên quan đến quy định xử phạt bổ sung tại khoản 2 Điều 31 dự thảo quy định “tước quyền Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi thực hiện các hành vi vi phạm” có liên doanh với doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán tại Việt Nam. Theo đó, VCCI nhận định, hình thức xử phạt bổ sung trên là quá nặng đối với các nhóm hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của dự thảo.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông VCCI lập luận, đây chủ yếu là hành vi vi phạm liên quan đến lưu trữ hồ sơ, báo cáo giải trình, nghĩa vụ báo cáo. Nếu so sánh với các hành vi cùng khung xử phạt khác hoặc thấp hơn trong dự thảo là chưa nguy hiểm bằng. Ví dụ như so sánh với hành vu về không đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán tại khoản 3 Điều 27 hay hành vi “thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật khi cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng” tại khoản 1 Điều 23.

Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng và hợp lý, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định về hình thức xử phạt bổ sung. Trong trường hợp có giải tronhf hợp lý về lý do xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm này bằng tước giấy phép tạm thời thì cũng cần giảm hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 31 của dự thảo xuống. Ví dụ, có thể tước quyền sử dụng giấy phép trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng, tương ứng với hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 23 của Dự thảo.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa Theo enternews
[Read More...]


10 bước để hoàn thành báo cáo quyết toán nhanh nhất dành cho ngân sách Xã



Help là hướng dẫn sử dụng chi tiết các chức năng và nghiệp vụ, giải đáp nhiều câu hỏi thường gặp khi bắt đầu sử dụng. Quý khách nên xem kỹ tài liệu này để sử dụng sản phẩm được tốt nhất. Để sử dụng Help, tại mỗi giao diện nhập liệu, quý khách nhấn phím F1 hoặc nút Giúp

Nơi đây, Qúy khách có thể tra cứu tài liệu, video hướng dẫn xử lý các khó khăn, đồng thời có thể thảo luận, trao đổi với nhân viên MISA và các chuyên gia cùng lĩnh vực để giải quyết vấn đề phát sinh của mình khi sử dụng các phần mềm của MISA.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Đây là kho tri thức về các khó khăn thường gặp trong quá trình sử dụng sản phẩm bao gồm tài liệu và video. Kho tri thức được cập nhật liên tục các tình huống mới và cách xử lý phù hợp.

Email support@misa.com.vn để tiếp nhận tất cả các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ của MISA. Ngay sau khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của quý khách hàng, MISA sẽ phân tích, tìm giải pháp xử lý và phản hồi cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh

Trường hợp khẩn cấp hoặc đã sử dụng hết các cách trên mà chưa xử lý được khó khăn, Quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 19008677 để gặp nhân viên hỗ trợ trực tuyến, nhân viên sẽ tiếp nhận ngay và tìm giải pháp giải quyết vấn đề trực tiếp cho khách hàng.

Công cụ giúp MISA có thể kết nối đến máy tính của quý khách hàng để hỗ trợ quý khách hàng từ xa qua Internet.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa
MISA

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page