Phối hợp quản lý hàng chuyên ngành được thực hiện như thế nào?



Thời gian qua, có tình trạng DN sau khi được cơ quan Hải quan cho nợ chứng từ hồ sơ hải quan, được mang hàng về bảo quản đã không thực hiện nghĩa vụ nộp chứng từ được nợ, tẩu tán hàng hóa tiêu thụ nội địa.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
Cán bộ Hải quan và Biên phòng Quảng Trị phối hợp kiểm tra hàng hóa XNK phương tiện XNC tại Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

Tình trạng này có một phần nguyên nhân từ sự phối hợp trao đổi thông tin chưa kịp thời giữa cơ quan Hải quan và cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong việc xử lý lô hàng được đưa về bảo quản.

Tăng cường liên kết

Một thực tế mà cơ quan Hải quan đánh giá đó là một số nhóm hàng (ví dụ thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối thuộc mặt hàng được đưa về bảo quản chờ kết quả kiểm tra, DN dễ lợi dụng tẩu tán hàng hóa trước khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành).

Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành quy định Danh mục mặt hàng phải kiểm tra quá nhiều, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong việc quản lý hàng hóa trong quá trình kiểm tra, chờ kết quả kiểm tra, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan; nhiều lĩnh vực kiểm tra chưa có quy định cụ thể trách nhiệm xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK không đạt yêu cầu kiểm tra…

Trước những vướng mắc trong việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK tại cửa khẩu, các bộ, ngành đều thống nhất cần có Quy chế phối hợp hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK tại cửa khẩu. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho rằng, giải pháp tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, giảm thời gian thông quan hàng hóa đối với hàng hóa XNK cần có quy chế phối hợp trong hoạt động của các cơ quan quản lý.

Bộ Công Thương cũng thống nhất về sự cần thiết xây dựng Quy chế phối hợp kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu. Quy chế cần thống nhất về các vấn đề: Hợp nhất Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan, tránh sự chồng chéo, kiểm tra không chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm.

Mục tiêu quản lý khi xây dựng và ban hành Danh mục hàng hóa có rủi ro cao (nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và hạn chế NK, bảo vệ sản xuất trong nước) và thống nhất việc triển khai các quy định về đưa hàng về bảo quản tại Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Hiện nay, cơ quan Hải quan đã xây dựng dự thảo quy chế phối hợp. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành trong việc xử lý vi phạm đối với hàng hóa NK phải kiểm tra chuyên ngành; thời gian cơ quan kiểm tra chuyên ngành phải hoàn thành việc kiểm tra và ra kết quả kiểm tra kể từ khi DN nộp đủ hồ sơ đăng ký.

5 nội dung

Dự thảo quy chế phối hợp đưa ra 5 nội dung phối hợp kiểm tra giữa các cơ quan quản lý. Thứ nhất, phối hợp xác định hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan. Cơ quan Hải quan căn cứ Danh mục hàng hóa XK, NK phải kiểm tra chuyên ngành do các bộ quy định mã số HS thống nhất với mã số hàng hóa trong Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, để yêu cầu người khai hải quan đăng ký kiểm tra chuyên ngành với cơ quan kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục hải quan.

Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc xác định đối tượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan phối hợp với cơ quan kiểm tra chuyên ngành để xem xét, quyết định; trường hợp có ý kiến khác nhau giữa hai cơ quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành xem xét quyết định.

Thứ hai, phối hợp kiểm tra hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành, đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu và các mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: Cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra chặt chẽ hàng hóa tại cửa khẩu. Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm bố trí nhân lực và máy móc thiết bị để thực hiện kiểm tra. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

Đối với hàng hóa thuộc Danh mục phải kiểm tra về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm: Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu; trường hợp hàng hóa không thể kiểm tra được tại cửa khẩu và hàng hóa sau khi lấy mẫu kiểm tra có yêu cầu đưa về bảo quản thì DN được đưa hàng hóa về bảo quản để kiểm tra hoặc chờ kết quả kiểm tra theo quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Hải quan trong quản lý, kiểm tra hàng hóa tại địa điểm bảo quản đến khi hoàn thành việc kiểm tra.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận bình thạnh
Thứ ba, phối hợp trong việc lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, để tạo thuận lợi cho người khai hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành thống nhất với cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra và lấy mẫu hàng hóa (nếu có) tại cùng một thời điểm và địa điểm. Trường hợp hàng hóa có nguy cơ nhiễm dịch thì việc kiểm tra, lấy mẫu chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa đã xử lý nhiễm dịch.

Thứ tư, phối hợp thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi trực tiếp cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục NK và cho người khai hải quan trong thời hạn theo quy định. Trường hợp vì lý do khách quan, phải kéo dài thêm thời hạn kiểm tra thì cơ quan kiểm tra chuyên ngành thông báo cho cơ quan Hải quan, người khai hải quan về lý do và thời hạn ra kết quả kiểm tra chuyên ngành biết và theo dõi.

Thứ năm, phối hợp xử lý vi phạm: Đối với hàng hóa có kết quả kiểm tra không đáp ứng yêu cầu XK, NK: Cơ quan kiểm tra chuyên ngành báo cáo cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý để có kết luận xử lý đối với hàng hóa (kết luận buộc tái chế, tiêu hủy, tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng) và gửi kết luận xử lý cho cơ quan Hải quan để phối hợp hoàn tất thủ tục hải quan.

Đối với vi phạm của người khai hải quan, dự thảo quy chế cũng quy định rõ trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành phát hiện người khai hải quan có hành vi vi phạm thì xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện người khai hải quan có hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa chưa được thông quan thì cơ quan Hải quan xử lý theo pháp luật về hải quan.

Điều cơ bản được đưa ra trong dự thảo quy chế phối hợp là toàn bộ kết quả xử lý của 5 nội dung phối hợp trên sẽ được các cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan Hải quan thông tin với nhau để biết và phối hợp quản lý. Dự thảo hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi tại các đơn vị Hải quan địa phương cũng như các bộ quản lý chuyên ngành. Nhiều ý kiến tham gia đã cơ bản thống nhất với dự thảo cơ quan Hải quan đưa ra.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Bắt đầu triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng




Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện “Chuỗi liên kết tài trợ sửa chữa, xây nhà ở trả chậm” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
Chương trình sẽ được áp dụng tiên phong tại địa bàn trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh.

Mô hình tín dụng liên kết 4 nhà mà VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh đề cập thời gian gần đây kèm theo gói tín dụng hỗ trợ 50.000 tỷ đồng sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 18/5 tới tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNCB cho biết, chương trình “Chuỗi liên kết tài trợ sửa chữa, xây nhà ở trả chậm” sẽ cung ứng khoảng 10.000 tỷ đồng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng để xây dựng mới, xây dựng bổ sung, sửa chữa nhà ở hoặc để kinh doanh như cho thuê, làm địa điểm kinh doanh cũng như bổ sung vốn cho nhà thầu chính để thanh toán tiền mua vật liệu xây dựng, nhân công cho các nhà thầu phụ khi thi công cho khách hàng, với nguyên tắc cấp tín dụng vốn đúng đối tượng và mục đích sử dụng vốn nhằm kiểm soát chặt chẽ dòng tiền giải ngân, thu nợ, từ đó hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Tham gia chương trình này, khách hàng được vay 100% giá trị xây/sửa chữa và chỉ chịu lãi đối với khoản vay tính từ thời điểm hoàn thiện nhận bàn giao căn nhà, thời hạn vay tối đa đến 20 năm với lãi suất năm đầu tiên dưới 9%/năm, phương án trả nợ linh hoạt.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
Mục tiêu của chương trình nhằm khơi thông hàng hóa vật liệu xây dựng thông qua các hình thức trả chậm và đối trừ, giảm lưu thông tiền mặt góp phần giảm lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng mới khi còn có các khoản vay cũ v.v.

Điểm ưu việt của chương trình này là tất cả các bên tham gia cùng ký kết một hợp đồng và nhiều ngân hàng thương mại có thể cùng tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi. Với các dự án khả thi, chủ đầu tư được vay mà không nhất thiết cần tài sản đảm bảo, chỉ cần đối ứng bằng vật liệu xây dựng cung ứng cho công trình. Các doanh nghiệp có khoản nợ ở các ngân hàng khác có thể được khoanh nợ và tiếp tục được vay vốn theo mục đích mới của chuỗi liên kết 4 nhà.

Chương trình sẽ được áp dụng tiên phong tại địa bàn trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó sẽ triển khai tiếp tục đến các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ để tạo cơ hội tiếp cận được hầu hết khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp đang có nhu cầu xây, sửa chữa nhà ở trả chậm với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và các dịch vụ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên
Nguồn Báo Đầu Tư BDS
[Read More...]


Tăng cường hợp tác trong quy hoạch đô thị



Ngày 27-5, Hiệp hội phi lợi nhuận quảng bá và giới thiệu chuyên môn Pháp, chuyên ngành đô thị tại Việt Nam (IDEFIE) tổ chức buổi gặp gỡ giữa các chuyên gia về quy hoạch đô thị của hai nước Việt Nam- Pháp.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

Sự kiện nhằm đánh giá về quy hoạch đô thị tại Việt Nam và phân tích những khó khăn trong việc xây dựng, phát triển, quy hoạch mạng lưới hạ tầng đô thị.

Theo ông Đỗ Việt Chiến- Cục trưởng Cục Phát triển đô thị- Bộ Xây dựng: “Đô thị Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển như: quản lý đầu tư, phát triển đô thị trong quy hoạch chưa được chặt chẽ. Đồng thời, hệ thống cơ cấu hạ tầng kỹ thuật triển khai còn thiếu đồng bộ, môi trường đô thị còn nhiều vấn đề bức xúc; hiệu quả về đầu tư xây dựng còn thấp; điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, diện mạo đô thị".
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông
Ông Nicolas Tenzer- Chủ tịch IDEFIE cho rằng: “Hợp tác giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực quản lý đô thị có nhiều tiềm năng, nhưng hiện chưa được khai thác nhiều. Với sự tương đồng, kinh nghiệm công tác lâu năm của các chuyên gia Pháp tại Việt Nam, tôi hi vọng chúng ta có thể thiết lập các mối quan hệ nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác, phát triển giữa hai nước ở lĩnh vực này”.

Theo Ban Tổ chức sự kiện, trong khuôn khổ của buổi gặp gỡ sẽ diễn ra hai Hội thảo “Kiến trúc, xây dựng và quy hoạch đô thị” và “Mạng lưới hạ tầng đô thị”. Trong đó, các chuyên gia nước ngoài sẽ giới thiệu một số phương pháp trong phòng chống ngập lụt, đô thị hóa trong các vùng có nguy cơ ngập lụt; phương pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các tòa nhà, quản lý và bảo trì hệ thống giao thông công cộng đa phương thức; làm cách nào để thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư… Dự kiến chương trình sẽ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28-5-2014 tại Hà Nội.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải dương Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Thận trọng với điều hành giá khi nhìn lại CPI 6 tháng



Tổng cầu tiêu dùng ở mức thấp là một trong những nguyên nhân chính khiến cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 2,4% so với tháng 12 năm ngoái. Theo ông Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê), mặc dù đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây, nhưng các chính sách điều hành, kiểm soát lạm phát vẫn cần thận trọng, đặc biệt trong điều hành giá một số dịch vụ, mặt hàng thiết yếu để tránh "bóng ma" lạm phát có thể tăng trở lại vào cuối năm.

Thưa ông, vì sao CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng ở mức thấp với 2,4% so với tháng 12/2012?

Trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm đến gần 40%, tỷ trọng lại giảm. Một số nhóm xưa nay hay tăng giờ lại khá ổn định và thậm chí giảm như nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng do xu thế thị trường hiện khá trầm lắng; nhóm giao thông bị ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng dầu, 6 tháng có 2 lần tăng và 3 lần giảm với mức chung là tăng nhẹ, nên ảnh hưởng ít. 3 nhóm này thông thường có tác động lớn nhất và tăng cao hàng năm, nhưng năm nay lại giảm hoặc ổn định, kéo chỉ số chung khá ổn định. Những nhân tố chủ yếu khiến CPI tăng trong 6 tháng vừa qua là việc điều chỉnh giá dịch vụ mà Nhà nước quản lý, do để quá lâu chưa tăng giá, như: dịch vụ y tế, giáo dục (học phí phổ thông công lập) đã tăng lên làm ảnh hưởng đến chỉ số giá các tỉnh và chỉ số chung của cả nước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương
Vậy theo ông, mức tăng khá thấp này nói lên điều gì?

Mức tăng 2,4% là mức tăng khá thấp trong 10 năm gần đây. Nhìn lại 6 tháng đầu năm, có 2 tháng đầu năm tăng rất cao do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, nhưng từ tháng 3 đến nay, mức giá ổn định và có xu hướng giảm. Đây là tín hiệu tốt để phấn đấu kiểm soát lạm phát trong cả năm. Kết quả này cho thấy các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tốt, quyết liệt chỉ thị của Thủ tướng về kiểm soát lạm phát, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.

Thế nhưng, tốc độ tăng thấp cũng cho thấy sức cầu, sức mua của người dân là khá thấp. Đây không phải là điểm tốt, bởi mức tăng thấp này cho thấy đây là năm cực kỳ khó khăn trong sản xuất và tiêu dùng, nên đã ảnh hưởng đến cầu. Thực tế này đã đánh giá đúng thị trường trong những tháng vừa qua khá là trầm lắng.

Theo xu hướng, quy luật tiêu dùng hàng năm, mức tăng CPI giữa năm thường thấp hơn và tăng không cao, năm nay cũng theo xu hướng như vậy. Nhưng có điểm đặc biệt rất đáng lưu ý là mức tăng này thấp hơn rất nhiều, và sức mua của người dân cũng tương đối thấp so với bình thường. Thực tế, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay tăng chậm hơn 6 tháng đầu năm ngoái, người dân chi tiêu ít hơn do thu nhập giảm, nên sức mua kém, giá cả không tăng được.

Vậy với mức tăng thấp như hiện nay, đã có thể "tạm" yên tâm với một diễn biến lạm phát có kiểm soát?

Nhìn chỉ số giá từ 6 tháng trở lên, nếu giữ ổn định hoặc ở mức âm thì kiểm soát lạm phát mới yên tâm. Thế nhưng, hiện mới chỉ có 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6 là ổn định, nên phải cần thêm vài tháng nữa mới có thể đánh giá xu hướng của những tháng tiếp theo. Đặc biệt với Việt Nam, việc ổn định lạm phát còn khá mong manh khi có nhiều biến động, nên vẫn cần hết sức cảnh giác mới đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay.

Cũng bởi, sẽ còn nhiều yếu tố tác động, như: trong thời gian tới, sản xuất có thể được phục hồi thì những yếu tố đầu vào quan trọng, như: điện, xăng dầu, phân bón sẽ tăng giá. Chính sách giải ngân những công trình xây dựng cũng bắt đầu phát huy tác dụng; giá lương thực - thực phẩm cũng đang dần được cải thiện, đặc biệt sắp tới vào mùa mưa bão, giá các mặt hàng thiết yếu này có thể sẽ tăng lên ở một số vùng, ảnh hưởng đến chỉ số giá chung.

Hiện giá dịch vụ y tế tại một số tỉnh, thành phố đã được thực hiện. Để tránh việc tác động dồn cục của tăng giá, Bộ Y tế cũng đã có chỉ đạo, hướng dẫn địa phương yêu cầu giãn thời điểm thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ này, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Trong thời gian tới, chúng tôi được biết việc điều chỉnh giá các dịch vụ này vẫn sẽ được thực hiện nhưng sẽ được giãn ra, đơn cử như tại Tp.HCM sẽ áp dụng tăng giá học phí mới với mức tăng khá cao ở cấp phổ thông công lập, và tại Hà Nội sẽ thực hiện tăng giá dịch vụ y tế trong tháng 8. Ngoài ra, một số yếu tố đầu vào quan trọng như điện có khả năng tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá thời gian tới.

Vậy với vai trò là cơ quan thống kê, ông có khuyến nghị gì để chính sách điều hành và kiểm soát lạm phát đạt được mục tiêu đề ra?

Giá lương thực hiện khá là thấp, do giá xuất khẩu đang gặp khó khăn nên thời gian tới, Chính phủ cần có nhiều biện pháp tăng tích trữ, mua tạm trữ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu để đẩy giá lương thực lên. Điều này vừa giúp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, và vừa đẩy giá tiêu dùng tăng cao.

Các chính sách từ nay đến cuối năm cần tiếp tục kiên trì điều hành giảm lãi suất ở mức hợp lý, phù hợp diễn biến lạm phát và nền kinh tế vĩ mô, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và phục hồi hoạt động sản xuất trở lại.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Đặc biệt, các chính sách điều hành giá các dịch vụ như y tế, giáo dục, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than... cần rất thận trọng, tránh việc tăng giá cùng một thời điểm và ở nhiều địa phương cũng sẽ đe dọa đến lạm phát tăng trở lại.
-----------------------------------------


Một tín hiệu tích cực trong nỗ lực phục hồi kinh tế

Bà Trần Thị Hằng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
------------------------------------
Trong rổ hàng hóa tháng này có nhiều mặt hàng tăng giá nhẹ, nhưng do quyền số thấp, trong khi mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm quyền số cao lại giảm giá. Nguyên nhân mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm giá một phần do nguồn cung khá dồi dào và ổn định trong khi người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn.

Chỉ số CPI tăng nhẹ vào tháng 6 có thể coi là một tín hiệu tích cực trong nỗ lực phục hồi kinh tế của Chính phủ trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất vẫn tăng nhưng lĩnh vực tiêu dùng, giải phóng hàng tồn kho vẫn còn khó khăn do cầu còn yếu, bên cạnh đó là những giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cũng cần có thời gian để tác động trong dài hạn chứ không hoàn toàn đạt mục tiêu ngắn hạn.


CPI cả năm 2013 sẽ chỉ ở mức khoảng 7%

Ts. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế
------------------------------------
Với mức tăng CPI 6 tháng qua chỉ với mức 2,4% so với tháng 12, CPI cả năm 2013 sẽ chỉ ở mức khoảng 7%, và mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức dưới 8% đề ra là thực hiện được nếu việc điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than, dịch vụ y tế… theo đúng lộ trình, tránh tình trạng nhiều mặt hàng tăng giá cùng lúc sẽ tạo ra các tác động bất lợi lên CPI chung như kinh nghiệm những năm gần đây đã thấy.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh Theo thoibaokinhdoanh
[Read More...]


Xuất khẩu điện thoại, dệt may tăng vọt trong tháng 7



Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2013 của cả nước ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 7 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
Như vậy, trong tháng 7, cả nước xuất siêu ước khoảng 200 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 72,7 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 24,5 tỷ USD, tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 48,2 tỷ USD, tăng 22%.

Cũng trong 7 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu đạt 73,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 41,3 tỷ USD, tăng 24%.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Như vậy, nhập siêu 7 tháng năm 2013 là 733 triệu USD, bằng 1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Trong 7 tháng năm 2013, một số mặt hàng đạt mức kim ngạch xuất khẩu tăng cao, gồm điện thoại các loại và linh kiện đạt 11,6 tỷ USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước, hàng dệt may (9,6 tỷ USD, tăng 16,3%),...

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước, gồm: Dầu thô đạt 4,3 tỷ USD, giảm 9,1%; thủy sản đạt 3,4 tỷ USD, giảm 0,2%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,8%; cà phê đạt 1,9 tỷ USD, giảm 22,8%;...
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại vĩnh phúc
Theo vneconomy
[Read More...]


Triển khai hiệu quả Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ



Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP trong lĩnh vực tài chính - NSNN.

Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Đánh giá chung kết quả triển khai thực hiện 5 tháng đầu năm, Bộ Tài chính cho biết, sau 5 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính – NSNN, Bộ Tài chính đã thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Trong đó, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch và dự toán NSNN năm 2013; Bộ Tài chính đã hoàn thành việc thông báo nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2013 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương theo quy định. Các Bộ, cơ quan Trung ương đã cơ bản hoàn thành việc phân bổ, giao dự toán NSNN năm 2013 đến các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách; các địa phương cũng đã hoàn thành việc quyết định dự toán NSNN năm 2013 của địa phương.

Công tác điều hành NSNN đã quán triệt quan điểm chặt chẽ, tiết kiệm. Đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2013; đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước từ nguồn NSNN năm 2013.

Bộ Tài chính đã chủ động phát hành trái phiếu Chính phủ bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển phù hợp yêu cầu điều hành và với tình hình thị trường. Ước tính đến hết tháng 5/2013 đã tổ chức huy động được trên 104,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đạt 53,5% nhiệm vụ huy động vốn cả năm 2013. Cùng với xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất tín dụng của hệ thống ngân hàng, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng được điều chỉnh giảm dần.

Trong điều kiện số thu ngân sách đạt thấp, song nhờ chủ động trong tổ chức điều hành NSNN và triển khai quyết liệt công tác huy động vốn, nên các nhiệm vụ chi ngân sách vẫn được đảm bảo theo dự toán và tiến độ triển khai của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động của bộ máy nhà nước và xử lý kịp thời các nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội

Về tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chế độ, chính sách về quản lý giá, tập trung các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật quản lý giá; Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và bình ổn giá tại một số địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế; kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần bình ổn giá cả hàng hóa thị trường trong nước.

Trong 5 tháng đầu năm, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp để bình ổn giá cả thị trường; tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước còn kiểm soát giá và giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất, đời sống nhân dân (giá điện, giá than, giá cước bưu chính...) để giảm áp lực gia tăng lạm phát; tổ chức thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu kịp thời để giúp doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưu thông giảm áp lực tăng giá đầu ra, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ...

Nhiều giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho DN

Thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã cơ bản triển khai thực hiện xong các giải pháp về tài chính – NSNN theo phân công tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ; trên cơ sở đó đã ban hành Thông tư hướng dẫn việc giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ; ban hành Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 về việc hướng dẫn thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP...

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Ủy ban thường Vụ Quốc hội (Tờ trình số 128/TTr-CP ngày 03/4/2013) về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường năm 2013 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Đối với các nhiệm vụ khác theo phân công tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, Bộ Tài chính cũng đã cơ bản hoàn thành công việc được giao. Về giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 2855/BTC-QLCS ngày 05/3/2013 đề nghị các địa phương bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và các nguồn tài chính hợp pháp khác để mua lại các dự án nhà ở thương mại phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu tái định cư, làm nhà ở xã hội để cho thuê mua đối với các đối tượng chính sách, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động và báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2013 nhu cầu tạm ứng vốn trong trường hợp địa phương không đủ nguồn vốn để mua lại các dự án nhà ở thương mại.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận 3 Đồng thời, đã cơ bản hoàn thành phân bổ vốn đầu tư XDCB và vốn TPCP năm 2013; việc phân bổ về cơ bản đã chấp hành đúng các quy định về phân bổ kế hoạch vốn XDCB góp phần đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư cho các dự án, chương trình, nhất là các dự án, chương trình có sức lan toả lớn, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, ký túc xá học sinh, sinh viên...; Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; tăng cường kiểm tra, rà soát đối tượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phát hiện kịp thời những trường hợp không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý; tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với các khoản thuế và thu ngân sách năm 2012 được gia hạn sang năm 2013.

Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, bổ sung để sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính - NSNN, nhất là thủ tục hành chính về quản lý thuế nội địa và thu hải quan, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, đẩy mạnh triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng.

Về cấp bảo lãnh Chính phủ và tín dụng nhà nước: đã hoàn thành việc phân bổ, thông báo bổ sung 10.000 tỷ đồng vốn cho vay cho Chương trình tín dụng đầu tư kiên cố hóa kênh mương cho các địa phương để thực hiện. Bên cạnh đó, đã xuất 250 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để cấp bổ sung cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn).

Về giải quyết nợ xấu, Bộ Tài chính đang triển khai nghiên cứu hoặc phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế và phương án giải quyết nợ xấu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam; xây dựng đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC).

Như vậy, trong 5 tháng năm 2013, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp về tài chính – NSNN theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, góp phần tạo được sự chuyển biến bước đầu đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh; NSNN được điều hành chặt chẽ, hiệu quả; đáp ứng các nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh. Công tác quản lý, điều hành giá cả cũng góp phần tích cực trong việc thực hiện kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường./.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên Theo mof
[Read More...]


5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp



Ngày 11/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2013/NĐ-CP quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó quy định 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.

Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp được quyền sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đã được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại quận bình tân
5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp gồm: 1- Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; 2- Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động; 3- Mua lại một doanh nghiệp khác để hình thành một pháp nhân mới; 4- Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi; 5- Các hình thức đầu tư khác ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Doanh nghiệp không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Giám đốc (Phó Giám đốc) và kế toán trưởng doanh nghiệp đó.

Hạn chế một số hình thức góp vốn đầu tư

Ngoài các trường hợp không được tham gia góp vốn theo quy định nêu trên, doanh nghiệp còn bị hạn chế các hình thức nhận góp vốn đầu tư: Công ty mẹ không được nhận vốn góp đầu tư của công ty con; công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty hạch toán phụ thuộc không được góp vốn cùng công ty mẹ để thành lập doanh nghiệp mới, không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa công ty con khác trong cùng tập đoàn, tổng công ty hoặc tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con.
Hàng năm, các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài không đúng đối tượng nhưng không thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư như quy định, các Bộ quản lý ngành kinh doanh chính, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài DN

Nghị định nêu rõ, việc nhượng bán các khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán và các quy định hiện hành của pháp luật.

Tùy theo hình thức góp vốn, doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp và các cam kết tại các hợp đồng hợp tác kinh doanh của các bên.

Cụ thể, đối với việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tại công ty TNHH một thành viên hoặc tại công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên để trở thành công ty TNHH nhiều thành viên thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Việc chuyển nhượng vốn phải phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất giao theo quy định của pháp luật.

Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCOM thì doanh nghiệp được chủ động thực hiện theo các phương thức khớp lệnh, đấu giá, thỏa thuận hoặc chào bán cạnh tranh nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán.

Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần chưa niêm yết thì doanh nghiệp thực hiện đấu giá trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Theo tapchithue
[Read More...]


Địa phương tích cực triển khai thu ngân sách



Theo báo cáo của các Cục Thuế địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của một số tỉnh từ đầu quý II/2013 có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng và thu hút đầu tư tăng… từ đó tạo cơ sở quan trọng cho việc nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2013.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Cụ thể, tại tỉnh Tuyên Quang, thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 6 ước đạt 72,6 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng năm 2013 ước đạt 460,1 tỷ đồng đạt 47,4% dự toán Bộ Tài chính giao, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Tại tỉnh Cà Mau, trong tháng 6/2013 toàn Tỉnh thu được 337 tỷ đồng; trong đó thu nội địa tính cân đối ngân sách là 315 tỷ đồng, đạt 7,3% so dự toán năm. Lũy kế 6 tháng đầu năm thu được 1.848 tỷ đồng, trong đó tổng thu nội địa tính cân đối ngân sách là 1.646 tỷ đồng, đạt 38,3% dự toán Bộ tài chính giao, đạt 39% Nghị quyết Hội đồng Nhân dân Tỉnh, tăng 1% so thực hiện cùng kỳ.

dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại quận bình tân
Tại tỉnh Bình Phước, tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện tháng 6/2013 là gần 163 tỷ đồng, thu 6 tháng là hơn 1.153 tỷ đồng đạt 29,5% so dự toán pháp lệnh Bộ Tài chính giao, bằng 112,3% so cùng kỳ năm 2012.

Tại tỉnh Trà Vinh, thu tháng 6/2013 là 66,3 tỷ đồng bằng 6,27% dự toán cả năm và chỉ bằng 88,45% so cùng kỳ của tháng 6/2012. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2013 thu được gần 409 tỷ đồng, đạt 38,67% so dự toán pháp lệnh và tăng 13,62% so cùng kỳ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông
Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Hướng dẫn bổ sung về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước



Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 196/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 107/2008/TT-BTC hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định về việc thanh toán các khoản phí phát hành, thanh toán trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước được hưởng quy định tại điểm a khoản 6 Mục II Thông tư số 107/2008/TT-BTC.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bình dương
Theo đó, đối với các khoản phí phát hành, hoán đổi trái phiếu Chính phủ Kho bạc Nhà nước được hưởng theo chế độ quy định, thực hiện như sau: Hàng năm, căn cứ kế hoạch nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, nhiệm vụ hoán đổi trái phiếu Chính phủ đã giao Kho bạc Nhà nước thực hiện, Bộ Tài chính giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ phát hành và hoán đổi trái phiếu Chính phủ.

Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính giao, định kỳ hàng quý Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm trích tài khoản ngân sách trung ương số phí Kho bạc Nhà nước được hưởng và hạch toán chi ngân sách trung ương theo quy định; đồng thời tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính về tình hình trích để chi trả các khoản phí phát hành, thanh toán, hoán đổi trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả phần trích phí cho Kho bạc Nhà nước và trích cho các đối tượng khác).

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân
Mức tạm trích tối đa không vượt quá mức phí Kho bạc Nhà nước được hưởng theo chế độ quy định tính trên kết quả thực hiện phát hành, hoán đổi trái phiếu Chính phủ thành công trong quý và tổng số kinh phí tạm trích phải trong phạm vi dự toán chi ngân sách được giao. Trường hợp số phí Kho bạc Nhà nước được hưởng theo chế độ vượt dự toán chi ngân sách nhà nước đã giao cả năm, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định giao dự toán bổ sung cho Kho bạc Nhà nước.

Kết thúc năm, Kho bạc Nhà nước báo cáo quyết toán kết quả thực hiện phát hành, hoán đổi trái phiếu Chính phủ; số kinh phí Kho bạc Nhà nước được hưởng phục vụ công tác phát hành, thanh toán, hoán đổi trái phiếu Chính phủ; số kinh phí Kho bạc Nhà nước đã tạm trích và việc quản lý, sử dụng số kinh phí này với Bộ Tài chính để xét duyệt theo quy định.

Trường hợp số phí đã tạm trích lớn hơn số kinh phí được duyệt chính thức thì số đã trích thừa phải nộp trả ngân sách trung ương theo quy định. Trường hợp số phí đã tạm trích nhỏ hơn số kinh phí được duyệt chính thức thì số chênh lệch thiếu được xử lý vào dự toán ngân sách năm sau. Số dư dự toán ngân sách hàng năm, sau khi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện trích phí được hưởng theo chế độ, thì huỷ bỏ theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02/02/2014 và áp dụng từ năm ngân sách 2014.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận bình tân
Theo TCTC
[Read More...]


Xuất khẩu gạo tháng 3 tăng mạnh



Tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 3 đạt 583.294 tấn, trị giá FOB đạt 256,184 triệu USD. So với tháng 2, số lượng gạo xuất khẩu tăng 77,7%, trị giá tăng 75,42%.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang

Lũy kế từ đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 1,219 triệu tấn, đạt trị giá 529,777 triệu USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2013, lượng gạo xuất khẩu giảm 15,41%.

Theo VFA, nguyên nhân xuất khẩu gạo ở quý I giảm so với cùng kỳ là do chưa đến vụ thu hoạch chính nên nguồn cung hạn chế. Bên cạnh đó, giá thị trường thế giới đang có xu thế giảm.

Về thị trường, lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 40% (giảm trên 20% so với cùng kỳ); Philippines chiếm 31%, tăng 554% so với cùng kỳ; thị trường châu Mỹ và Cuba giảm hơn 51%; châu Phi giảm gần 63%, tuy nhiên thị trường Mexico lại tăng và được đánh giá có nhiều triển vọng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Cũng theo VFA, giá lúa gạo trong nước tháng 1 và tháng 2 ổn định ở mức cao, đầu tháng 3 có giảm nhưng lại tăng sau khi các doanh nghiệp triển khai mua tạm trữ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mức tăng bình quân 300 đồng/kg.

Tính đến ngày 31/3, 133 doanh nghiệp xuất khẩu gạo được phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ đã thu mua 349.267 tấn gạo, đạt 34,93% kế hoạch.

Đánh giá thị trường trong thời gian tới, VFA cho biết, Thái Lan đang khôi phục thị trường và trở thành nguồn cung hấp dẫn với giá thấp nhất trong số các nguồn cung chính hiện nay. Việc Philippines dự kiến ngày 15/4 sẽ mở thầu nhập khẩu 800.000 tấn gạo đang được hầu hết các nước xuất khẩu gạo lớn quan tâm chờ đợi.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận tân bình
Thuế Nhà Nước
[Read More...]


Hải quan Quảng Ninh: Bắt giữ vụ vận chuyển lậu gần 2.500 tấn than



Hải quan Quảng Ninh vừa phát hiện, bắt giữ phương tiện vận chuyển lậu khoảng 2.500 tấn than cám không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương
Theo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, ngày 03/4/2014, tại vùng biển Hạ Mai, vịnh Bái Tử Long, hai đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là Đội Kiểm soát Hải quan số 2 và Chi cục Hải quan Vạn Gia đã phối hợp kiểm tra tầu QN 6698. Kết quả kiểm tra phát hiện phương tiện đang vận chuyển khoảng 2.500 tấn Than cám không rõ chất lượng, nguồn gốc và không có hoá đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng.

Qua đấu tranh, khai thác, ông Lê Văn Thiếm trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh là thuyền trưởng cho biết: Ngày 26/3/2014, ông được một người tự giới thiệu tên Hưng thoả thuận bằng miệng thuê tầu ông vận chuyển khoảng 2.500 tấn than cám từ Cẩm Phả, Quảng Ninh đi Nghệ An.

Tổ công tác yêu cầu ông Lê Văn Thiếm đưa phương tiện và hàng hoá về vùng nước cầu cảng Hải quan (phố Bến Đoan, tp. Hạ Long, Quảng Ninh) để tiếp tục xử lý.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông
Từ ngày 03-21/4/2014, ông Thiếm đã liên tục gọi điện cho chủ hàng nhưng đều không liên lạc được. Cơ quan Hải quan cũng ra thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tìm đại diện hợp pháp của lô hàng nói trên, tuy nhiên, hiện tại không thấy cá nhân, tổ chức nào nhận là chủ sở hữu lô hàng than nêu trên.

Hải quan Quảng Ninh đã tiến hành trưng cầu giám định đối với lô hàng than trên tầu QN 6698. Theo Giấy chứng nhận kết quả giám định số 0002840 ngày 20/4/2014 của QUACONTROL xác định hàng vận chuyển trên tầu là Than cám 7B, số lượng 2.715,67 tấn.

Ngày 21/4/2014, cơ quan Hải quan đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thiếm về hành vi vận chuyển Than không có nguồn gốc hợp pháp và tiến hành xử lý theo quy định.
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại quận tân phú
Theo TCTC
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page