Thận trọng với điều hành giá khi nhìn lại CPI 6 tháng



Tổng cầu tiêu dùng ở mức thấp là một trong những nguyên nhân chính khiến cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 2,4% so với tháng 12 năm ngoái. Theo ông Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê), mặc dù đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây, nhưng các chính sách điều hành, kiểm soát lạm phát vẫn cần thận trọng, đặc biệt trong điều hành giá một số dịch vụ, mặt hàng thiết yếu để tránh "bóng ma" lạm phát có thể tăng trở lại vào cuối năm.

Thưa ông, vì sao CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng ở mức thấp với 2,4% so với tháng 12/2012?

Trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm đến gần 40%, tỷ trọng lại giảm. Một số nhóm xưa nay hay tăng giờ lại khá ổn định và thậm chí giảm như nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng do xu thế thị trường hiện khá trầm lắng; nhóm giao thông bị ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng dầu, 6 tháng có 2 lần tăng và 3 lần giảm với mức chung là tăng nhẹ, nên ảnh hưởng ít. 3 nhóm này thông thường có tác động lớn nhất và tăng cao hàng năm, nhưng năm nay lại giảm hoặc ổn định, kéo chỉ số chung khá ổn định. Những nhân tố chủ yếu khiến CPI tăng trong 6 tháng vừa qua là việc điều chỉnh giá dịch vụ mà Nhà nước quản lý, do để quá lâu chưa tăng giá, như: dịch vụ y tế, giáo dục (học phí phổ thông công lập) đã tăng lên làm ảnh hưởng đến chỉ số giá các tỉnh và chỉ số chung của cả nước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương
Vậy theo ông, mức tăng khá thấp này nói lên điều gì?

Mức tăng 2,4% là mức tăng khá thấp trong 10 năm gần đây. Nhìn lại 6 tháng đầu năm, có 2 tháng đầu năm tăng rất cao do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, nhưng từ tháng 3 đến nay, mức giá ổn định và có xu hướng giảm. Đây là tín hiệu tốt để phấn đấu kiểm soát lạm phát trong cả năm. Kết quả này cho thấy các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tốt, quyết liệt chỉ thị của Thủ tướng về kiểm soát lạm phát, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.

Thế nhưng, tốc độ tăng thấp cũng cho thấy sức cầu, sức mua của người dân là khá thấp. Đây không phải là điểm tốt, bởi mức tăng thấp này cho thấy đây là năm cực kỳ khó khăn trong sản xuất và tiêu dùng, nên đã ảnh hưởng đến cầu. Thực tế này đã đánh giá đúng thị trường trong những tháng vừa qua khá là trầm lắng.

Theo xu hướng, quy luật tiêu dùng hàng năm, mức tăng CPI giữa năm thường thấp hơn và tăng không cao, năm nay cũng theo xu hướng như vậy. Nhưng có điểm đặc biệt rất đáng lưu ý là mức tăng này thấp hơn rất nhiều, và sức mua của người dân cũng tương đối thấp so với bình thường. Thực tế, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay tăng chậm hơn 6 tháng đầu năm ngoái, người dân chi tiêu ít hơn do thu nhập giảm, nên sức mua kém, giá cả không tăng được.

Vậy với mức tăng thấp như hiện nay, đã có thể "tạm" yên tâm với một diễn biến lạm phát có kiểm soát?

Nhìn chỉ số giá từ 6 tháng trở lên, nếu giữ ổn định hoặc ở mức âm thì kiểm soát lạm phát mới yên tâm. Thế nhưng, hiện mới chỉ có 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6 là ổn định, nên phải cần thêm vài tháng nữa mới có thể đánh giá xu hướng của những tháng tiếp theo. Đặc biệt với Việt Nam, việc ổn định lạm phát còn khá mong manh khi có nhiều biến động, nên vẫn cần hết sức cảnh giác mới đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay.

Cũng bởi, sẽ còn nhiều yếu tố tác động, như: trong thời gian tới, sản xuất có thể được phục hồi thì những yếu tố đầu vào quan trọng, như: điện, xăng dầu, phân bón sẽ tăng giá. Chính sách giải ngân những công trình xây dựng cũng bắt đầu phát huy tác dụng; giá lương thực - thực phẩm cũng đang dần được cải thiện, đặc biệt sắp tới vào mùa mưa bão, giá các mặt hàng thiết yếu này có thể sẽ tăng lên ở một số vùng, ảnh hưởng đến chỉ số giá chung.

Hiện giá dịch vụ y tế tại một số tỉnh, thành phố đã được thực hiện. Để tránh việc tác động dồn cục của tăng giá, Bộ Y tế cũng đã có chỉ đạo, hướng dẫn địa phương yêu cầu giãn thời điểm thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ này, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Trong thời gian tới, chúng tôi được biết việc điều chỉnh giá các dịch vụ này vẫn sẽ được thực hiện nhưng sẽ được giãn ra, đơn cử như tại Tp.HCM sẽ áp dụng tăng giá học phí mới với mức tăng khá cao ở cấp phổ thông công lập, và tại Hà Nội sẽ thực hiện tăng giá dịch vụ y tế trong tháng 8. Ngoài ra, một số yếu tố đầu vào quan trọng như điện có khả năng tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá thời gian tới.

Vậy với vai trò là cơ quan thống kê, ông có khuyến nghị gì để chính sách điều hành và kiểm soát lạm phát đạt được mục tiêu đề ra?

Giá lương thực hiện khá là thấp, do giá xuất khẩu đang gặp khó khăn nên thời gian tới, Chính phủ cần có nhiều biện pháp tăng tích trữ, mua tạm trữ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu để đẩy giá lương thực lên. Điều này vừa giúp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, và vừa đẩy giá tiêu dùng tăng cao.

Các chính sách từ nay đến cuối năm cần tiếp tục kiên trì điều hành giảm lãi suất ở mức hợp lý, phù hợp diễn biến lạm phát và nền kinh tế vĩ mô, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và phục hồi hoạt động sản xuất trở lại.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Đặc biệt, các chính sách điều hành giá các dịch vụ như y tế, giáo dục, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than... cần rất thận trọng, tránh việc tăng giá cùng một thời điểm và ở nhiều địa phương cũng sẽ đe dọa đến lạm phát tăng trở lại.
-----------------------------------------


Một tín hiệu tích cực trong nỗ lực phục hồi kinh tế

Bà Trần Thị Hằng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
------------------------------------
Trong rổ hàng hóa tháng này có nhiều mặt hàng tăng giá nhẹ, nhưng do quyền số thấp, trong khi mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm quyền số cao lại giảm giá. Nguyên nhân mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm giá một phần do nguồn cung khá dồi dào và ổn định trong khi người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn.

Chỉ số CPI tăng nhẹ vào tháng 6 có thể coi là một tín hiệu tích cực trong nỗ lực phục hồi kinh tế của Chính phủ trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất vẫn tăng nhưng lĩnh vực tiêu dùng, giải phóng hàng tồn kho vẫn còn khó khăn do cầu còn yếu, bên cạnh đó là những giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cũng cần có thời gian để tác động trong dài hạn chứ không hoàn toàn đạt mục tiêu ngắn hạn.


CPI cả năm 2013 sẽ chỉ ở mức khoảng 7%

Ts. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế
------------------------------------
Với mức tăng CPI 6 tháng qua chỉ với mức 2,4% so với tháng 12, CPI cả năm 2013 sẽ chỉ ở mức khoảng 7%, và mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức dưới 8% đề ra là thực hiện được nếu việc điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than, dịch vụ y tế… theo đúng lộ trình, tránh tình trạng nhiều mặt hàng tăng giá cùng lúc sẽ tạo ra các tác động bất lợi lên CPI chung như kinh nghiệm những năm gần đây đã thấy.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh Theo thoibaokinhdoanh


Responses

0 Respones to "Thận trọng với điều hành giá khi nhìn lại CPI 6 tháng"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page