Tải sản cố định chưa sử dụng có được trích khấu hao?



Tải sản cố định Không sử dụng có được trích khấu hao? Hướng dẫn cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định chưa sử dụng. Khoản chi phí khấu hao của TSCĐ chưa sử dụng có được trừ khi tính thuế TNDN. Kế toán Hà Nội xin giải đáp các vướng mắc đó:

1. Tải sản chưa sử dụng  vẫn Phải trích khấu hao:

Theo Khoản 1 điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc
Như vậy: Không hề nói đến việc TSCĐ chưa sử dụng thì KHÔNG phải trích khấu hao.

Kết luận: TSCĐ dù chưa sử dụng hay đang sử dụng thì đều phải trích khấu hao (Khi ghi tăng TSCĐ là phải trích khấu hao) => Nhưng khoản chi phí khấu hao đó có được đưa vào Chi phí khi tính thuế TNDN hay không, mời các bạn đọc tiếp phần dưới.

2. Chi phí khấu hao TSCĐ chưa sử dụng Không được trừ khi tính thuế TNDN:

Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Theo khoản 2.2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại đống đa
KẾT LUẬN
- Khi DN ghi tăng TSCĐ (Dù chưa sử dụng) thì vẫn phải tính và trích khấu hao theo quy định -> Nhưng khoản chi phí khấu hao này sẽ KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

-> Tức là: Các bạn vẫn cứ hạch toán trích khấu hao như bình thường. Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TDNN thì các bạn nhập số chi phí đó vào Chỉ tiêu B4.

VD: Tháng 11/2017 Công ty kế toán Hà Nội mua 1 máy Photo trị giá 120.000.000, mua về cho bộ phận văn phòng (Quản lý) sử dụng.
- Nhưng đến tháng 1/2018 Công ty mới đưa vào sử dụng. Công ty lựa chọn trích khấu hao 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45 là từ 7 – 15 năm) và lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Cách tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng:

- Mức trích khấu hao hàng năm = 120.000.000 / 10 = 12.000.000/năm
- Mức trích khấu hao hàng tháng = 12.000.000/12 = 1.000.000/tháng.

Cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ tháng 11/2017:
Nợ 642: 1.000.000 (Vì dùng cho bộ phận quản lý)
         Có TK 2141: 1.000.000

- Chi phí khấu hao TSCĐ tháng 12/2017:
Nợ 642: 1.000.000
         Có TK 2141: 1.000.000

-> Vì khoản chi phí khấu hao trên KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nên: Khi lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN các bạn nhập số chi phí khấu trên (2.000.000) vào chỉ tiêu B4.

trích khấu hao tài sản cố định chưa sử dụng


Tham khảo thêm:  Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

"- Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại huyện nhà bè
Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu."
[Read More...]


Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra




Theo Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài Chính: Hướng dẫn cách xử lý khi mất, cháy, hỏng hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra cụ thể như sau:
1. Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu ra:


- Khi phát hiện việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đầu ra (dù chưa lập hay đã lập):

Cách xử lý:
Địa chỉ học kế toán thực tế Tại hải dương
- Lập báo cáo gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra mất, cháy, hỏng)
   + Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn Mẫu số BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
   + Hoặc các bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK --> Hóa đơn -> Báo cáo mất, cháy, hỏng, hóa đơn (BC21/AC)

- Mức phạt: Từ 10 - 20 triệu

Chú ý: Đây là mức phạt theo 1 lần làm báo cáo mất hóa đơn (1 lần làm báo cáo có thể mất nhiều hóa đơn). Nhưng nếu cơ quan thuế phát hiện ra việc bạn gộp nhiều lần lại để làm 1 lần báo cáo thì sẽ bị phạt theo từng lần làm mất.

Lưu ý 1 số trường hợp sau:
- Nếu người bán tìm lại được hoá đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì không bị phạt.
- Nếu người bán làm  mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (nhưng người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì bị phạt cảnh cáo.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm
 2. Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào (liên 2):


- Dù là người bán hay người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 thì:

Cách xử lý:

a. Hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc:

      - Trong biên bản phải ghi rõ liên 1 của người bán khai, nộp thuế trong tháng nào,
      - Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền),
      - Đóng dấu (nếu có) trên biên bản.
      - Nôp phạt từ 2 - 4 triệu.

b. Người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.

- Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.

Chú ý: Nếu bị mất hóa đơn liên 2. Thì 2 bên bán và mua có thể thương lượng với nhau: Nếu đểbên mua làm mất thì chỉ bị phạt từ 2 - 4 triệu. Nhưng nếu để bên bán làm mất thì sẽ bị phạt từ10 - 20 triệu


3. Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba:

Ví dụ: Bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hoá đơn, thì căn cứ vào việc bên thứ ba do bên nào thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương VD cụ thể: Người bán thuê bên thứ 3 vận chuyển hàng kèm theo hóa đơn, nhưng bên thứ 3 làm mất. Thì người bán phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt.


[Read More...]


Những lỗi thường hay gặp khi hạch toán kế toán



Làm kế toán bạn không thế tránh gặp phải những lỗi trong quá trình làm việc? cũng như hạch toán? Vây những sai lầm mà bạn thường gặp phải là gì? Hãy cũng Ketoanhn.org tham khảo bài biết dưới đây.

Những lỗi thường hay gặp khi hạch toán kế toán
1. Về tiền mặt:
* Số tiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế toán.
* Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu.
* Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ.
* Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ kí của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh.
Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
* Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là cán bộ công nhân viên trong công ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng kèm theo để chứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng.
* Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt…
* Thủ quỹ có quan hệ gia đình với Giám đốc, kế toán trưởng.
* Ghi lệch nhật ký chi tiền; số cái, sổ quỹ, không khớp nội dung, số tiền.
* Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lý (không hạch toán tiền đang chuyển …)
* Hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh.
* Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn.
* Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kì, thủ quỹ và kế toán không thường xuyên đối chiếu.
* Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ.
* Cuối kì không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm.
* Chưa có biên bản tiền mặt tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ kí của thủ quỹ và kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê, không có chữ kí của Giám đốc và thành viên Hội đồng kiểm kê quỹ trên biên bản.
* Biên bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng.
2. Tiền gửi ngân hàng:
* Hạch toán theo giấy báo Nợ, báo Có ngân hàng chưa kịp thời.
* Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng.
* Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với các bảng cân đối số phát sinh.
* Phản ánh không hợp lí các khoản rút quá số dư, gửi tiền, tiền lãi vay…
* Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ của các đơn vị không trùng nhau.
* Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.
* Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại.
* Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi NH không khớp với sổ phụ NH.
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn:
* Chưa mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán.
* Không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
* Không hạch toán lãi lỗ kinh doanh chứng khoán hoặc hạch toán khi chưa có đầy đủ hóa đơn chứng từ.
* Đầu tư ngắn hạn khác không mang tính chất đầu tư mà là các khoản phải thu khác (thu tiền chi phân phối sai chế độ cho cán bộ công nhân viên).
* Cuối kỳ không đánh giá lại dự phòng để hoàn nhập dự phòng hoặc trích thêm.
* Không có bằng chứng chứng từ hợp lệ chứng minh cho khoản đầu tư.
* Không có xác nhận của đối tượng nhận đầu tư về khoản đầu tư của Công ty.
4. Các khoản phải thu của khách hàng:
* Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.
* Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.
* Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.
* Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…
* Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.
* Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.
* Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số.
* Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
* Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ. Các khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
* Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…
* Không lập dự phòng đối với những khoản nợ quá hạn.
* Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.
* Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả.
* Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý.
* Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn.
* Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn.
* Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.
* Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.
* Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép.
* Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định.
* Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.
* Tổng mức lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợ phải thu cuối kì.
* Cuối kỳ chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.
Đọc thêm  Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế
5. Phải thu khác:
* Không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác.
* Chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử lý không có biên bản kiểm kê, không xác định được nguyên nhân thiếu để quy trách nhiệm.
* Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất.
* Không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn và dài hạn theo quy định.
6. Hàng tồn kho:
* Không kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính.
* Ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho.
* Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho.
* Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định (thu mua hàng nông sản chỉ lập bảng kê mà không viết hóa đơn thu mua hàng nông sản theo quy định của Bộ tài chính).
* Không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài.
* Không đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán.
* Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán.
* Không tách biệt thủ kho, kế toán HTK, bộ phận mua hàng, nhận hàng.
* Lập phiếu nhập xuất kho không kịp thời, hạch toán xuất kho khi chưa ghi nhận nhập kho.
* Phiếu nhập xuất kho chưa đúng quy định: không đánh số thứ tự, viết trùng số, thiếu chữ kí, các chỉ tiêu không nhất quán…
* Không lập bảng kê chi tiết cho từng phiếu xuất kho, không viết phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất.
* Giá trị hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hóa đơn và các chi phí phát sinh.
* Chưa lập bảng kê chi tiết cho từng phiếu nhập xuất kho.
* Quyết toán vật tư sử dụng hàng tháng chậm.
* Chưa lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.
* Không lập bảng kê tính giá đối với từng loại hàng tồn kho.
* Không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.
* Hạch toán sai: không hạch toán theo phiếu xuất vật tư và phiếu nhập kho vật tư đã xuất nhưng không dùng hết mà chỉ hạch toán xuất kho theo số chênh lệch giữa phiếu xuất vật tư lớn hơn phiếu nhập lại vật tư.
* Hạch toán hàng tồn kho giữ hộ vào TK152 mà không theo dõi trên tài khoản ngoài bảng 002.
* Nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa kém chất lượng theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp không được xuất ra khỏi sổ sách.
* Khi lập BCTC hợp nhất HTK ở tài khoản 136,138 tại chi nhánh không được điều chỉnh về TK 152.
* Không hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa không hạch toán nhập lại kho.
* Hạch toán sai: HTK nhập xuất thẳng không qua kho vẫn đưa vào TK 152, 153.
* Không hạch toán hàng gửi bán, hay hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp vào hàng gửi bán, giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng, chỉ viết phiếu xuất kho thông thường.
* Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp hoặc không nhất quán.
* Phân loại sai TSCĐ là hàng tồn kho (công cụ, dụng cụ), không phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa.
* Phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán; không cóa bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dung trong kì.
* Không trích lập dự phòng giảm giá HTK hoặc trích lập không dựa trên cơ sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ.
* Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.
* Chưa theo dõi chi tiết từng loại vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa…
* Chưa đối chiếu, kiểm kê, xác nhận với khách hàng về HTK nhận giữ hộ.
* Hạch toán nhập xuất HTK không đúng kì.
* Đơn giá, số lượng HTK âm do luân chuyển chứng từ chậm, viết phiếu xuất kho trước khi viết phiếu nhập kho.
* Xuất kho nội bộ theo giá ấn định mà không theo giá thành sản xuất.
* Xuất kho nhưng không hạch toán vào chi phí.
* Xuất vật tư cho sản xuất chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về giá trị.
* Không theo dõi riêng thành phẩm và phế phẩm theo tiêu thức kế toán và tiêu thức kĩ thuật, chưa xử lý phế phẩm.
* Không theo dõi hàng gửi bán trên TK hàng tồn kho hoặc giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng mà chỉ viết phiếu xuất kho thông thường.
* Hàng gửi bán đã được chấp nhận thanh toán nhưng vẫn để trên TK 157 mà chưa ghi nhận thanh toán và kết chuyển giá vốn.
* Công cụ, dụng cụ báo hỏng nhưng chưa tìm nguyên nhân xử lý hoặc vẫn tiếp tục phân bổ vào chi phí.
Đọc thêm  12 chính sách Lao động - Tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2016
7. Tạm ứng:
* Chưa theo dõi chi tiết từng đối tượng tạm ứng.
* Chênh lệch số kế toán và biên bản đối chiếu tạm ứng.
* Chữ ký trên biên bản đối chiếu tạm ứng khác chữ ký trên biên bản chấm công, bản thanh toán lương.
* Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng không ghi rõ thời hạn hoàn ứng, số tiền, lý do sử dụng, không có chữ ký của kế toán trưởng.
* Công nợ tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đã chuyển công tác vẫn chưa được thu hồi.
8. Thuế GTGT được khấu trừ:
* Kê khai khấu trừ thuế GTGT những hàng hóa không chịu thuế GTGT.
* Chênh lệch sổ sách và tờ khai thuế, không giải thích được nguyên nhân.
* Kê khai, hạch toán khấu trừ đối với hóa đơn GTGT trực tiếp hoặc hóa đơn không chịu thuế GTGT, hóa đơn không hợp lệ, hợp pháp.
* Hàng mua được giảm giá chưa hạch toán giảm VAT đầu vào.
* Kê khai thiếu hay sai hóa đơn, hóa đơn không đúng mẫu BTC quy định hoặc mẫu hóa đơn tự in đã đăng ký với Bộ tài chính.
* Kê khai thuế đầu vào được khấu trừ đối với cả bộ phận nguyên vật liệu sản xuất dùng cho sản xuất hàng hóa chịu VAT trực tiếp.
* Hạch toán khấu trừ thuế VAT đầu vào lớn hơn đầu ra phải nộp, để số âm trên BCTC.
9. Hàng gửi bán:
* Hàng gửi bán chưa được chấp nhận thanh toán nhưng đã hạch toán tăng doanh thu.
* Chưa hạch toán hàng gửi bán bị trả lại.
10. Cầm cố, kí quỹ, kí cược:
* Chưa có hóa đơn chứng từ, hợp đồng, cam kết hợp lệ.
* Nội dung các khoản kí quỹ, kí cược không rõ ràng.
* Chưa có đối chiếu xác nhận số dư với bên nhận kí quỹ, kí cược ngày khóa sổ kế toán cuối năm.
* Hạch toán sai khoản cầm cố, kí quỹ, kí cược vào tài khoản phải thu khác 138.
* Không theo dõi chi tiết từng loại.
11. TSCĐ hữu hình & vô hình:
dich vu lam bao cao tai chinh gia re tai quan ba dinh 
* Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý.
* TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận.
* Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì).
* Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng…
* Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.
* Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt bằng… Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình những nội dung không đúng quy định như chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nghiên cứu…
* Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết.
* Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hạch toán nhậm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
* Chưa lập phiếu thanh toán khối lượng XDCB tự làm đã hoàn thành.
* Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì.
* Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…
* Chưa đăng kí phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa phương.
* Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì theo quy định tại QĐ 206.
* Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích theo ngày ngưng sử dụng.
* Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ.
* Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số chưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kì.
* Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.
* Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động hoặc không trích khấu hao TSCĐ đi thuê tài chính. Không theo dõi ngoại bảng đối với TSCĐ thuê hoạt động.
* Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người có thẩm quyền…
* Không phát hành hóa đơn khi bán TSCĐ thanh lý.
* Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định của HĐQT, Giám đốc,…
* Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ.
* Đầu tư TSCĐ trước khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt.
* TSCĐ đầu tư không đúng nguồn, mục đích: TSCĐ phục vụ lợi ích công cộng được đầu tư.
* Trích khấu hao vào chi phí SXKD những tài sản đầu tư bằng nguồn khác.
* Thời điểm trích khấu hao không theo thời điểm ghi nhận TSCĐ.
* Thực hiện khấu hao nhanh nhưng chưa đăng kí với cơ quan thuế địa phương và kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ. Mức trích khấu hao nhanh vượt quá 1,2 lần so với khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
* TSCĐ không còn sử dụng chưa được thanh lý. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý chưa được xuất ra khỏi sổ sách theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp, không được theo dõi tài sản ở ngoại bảng, vẫn tính và trích khấu hao tính vào chi phí.
* TSCĐ điều chuyển nội bộ có giá trị còn lại trên quyết định điều chuyển không khớp sổ kế toán.
* Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu thành công cụ dụng cụ theo quyết định 206/BTC.
* TSCĐ nhận bàn giao, góp vốn phải tiến hành đánh giá lại giá trị.
* Đầu tư TSCĐ không hợp lý: quá nhiều hoặc dùng nguồn vay ngắn hạn để đầu tư.
* Tài sản nhận điều động, điều chuyển theo quyết định của cấp trên chỉ ghi tăng nguyên giá mà không ghi nhận giá trị đã khấu hao.
* TSCĐ thuê tài chính hạch toán trên TK 211,213.
* Giá trị TSCĐ ghi nhận không phù hợp, TSCĐ được biếu tặng không được ghi nhận theo giá trị hợp lý, TS nhận bàn giao, góp vốn không được đánh giá lại khi giao nhận…
dich vu thanh lap doanh nghiep cong ty gia re tai huyen dong anh
* Điều chuyển TSCĐ nội bộ, giá trị còn lại trên Quyết định điều chuyển và sổ sách kế toán không khớp.
* Một số TSCĐ có thời gian sử dụng còn lại khác nhau nhưng được gộp chung lại thành một tài sản hay một nhóm tài sản.
* TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, cho công nhân viên sử dụng nhưng không thu tiền để thu hồi vốn đầu tư.
* Chưa tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có đánh giá nhưng không phù hợp.
Đọc thêm  HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT
12. Tài sản cố định thuê tài chính:
* Không mở sổ theo dõi TSCĐ thuê tài chính
* Thiếu hợp đồng thuê.
* Phân loại nhầm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
* Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, hạch toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính không đúng theo hợp đồng thuê.
 * Không theo dõi hoặc phân bổ tiền lãi thuê vào chi phí các kì không theo tiêu thức hợp lí. Hạch toán lãi vay TSCĐ thuê tài chính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.

Bạn xem và chú ý để tránh những sai sót này nhé! Chúc các bạn thành công!

[Read More...]


Điều kiện nhận biết là tài sản cố định



Tài sản được mua về phải thoả mãn những điều kiện nhất định mới được gọi là tài sản cố định. Theo điều 3 của thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản cố định phải thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
Địa chỉ học kế toán Tại Gia Lâm
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Chú ý: Phải thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện trên nhé, Trước đây giá trị của TSCĐ là 10 tr. Những tài sản mua về có giá trị dưới 30 triệu các bạn coi đó là công cụ dụng cụ nhé!điều kiện là tài sản cố định

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
dich vu ke toan thue tron goi gia re tai tphcm
a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.
lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai da nang 4. Đối với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đã ban hành trước Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, có giá trị lợi thế kinh doanh được tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định thì thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 138/2012/TT-BTC ngày 20/8/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước.
[Read More...]


Mức lương - Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH năm 2018



Mức lương và các khoản phụ cấp phải đóng BHXH, các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH, các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội. Tiền thưởng lương tháng 13 có phải đóng BHXH không?... Được quy định tại Thông tư 47, 59/2015/TT-BLĐTBXH và Quyết định 595/QĐ-BHXH cụ thể như sau:


- Kể từ ngày 1/5/2017 theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định Mức lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp) bắt buộc là: Mức lương và phụ cấp lương
- Từ ngày 1/1/2018 trở đi là: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Xem thêm: Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội

I. Mức lương và phụ cấp phải đóng BHXH cụ thể:

A. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017:

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

      - Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
      - Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Địa chỉ học kế toán Tại đà nẵng
Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội:
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47 nêu trên bao gồm:
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

B. Từ ngày 01/01/2018 trở đi:

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH:

" Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động."

C. Các khoản hỗ trợ không phải đóng BHXH gồm:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến;
Điều 103. Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.


Tiền thưởng lương tháng 13 có phải đóng BHXH không?

Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/2/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định:

    Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

     Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

=> Những khoản trên phải ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

dich vu thanh lap doanh nghiep cong ty tron goi gia re tai thanh xuan II. Cách xác định mức lương tham gia BHXH:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức lương tham gia BHXH, BHYT tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở (Hiện tại là 1.300.000đ/ tháng. Từ ngày 1/7/2018 là 1.390.000 đ/tháng)
- Mức lương tham gia BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

- Đối với Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

- Đối với Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018   Vùng 
3.980.000 đồng/tháng vùng I
3.530.000 đồng/tháng vùng II
3.090.000 đồng/tháng vùng III
2.760.000 đồng/tháng vùng IV
(Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ)
Như vậy:
- Nếu là người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương tham gia BHXH tối thiểu sẽ như bảng quy định bên trên.
- Nếu là Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề thì mức lương tham gia BHXH tối thiểu sẽ tính như sau:

Vùng Mức lương đóng BHXH tối thiểu cho người đã qua học nghề
Vùng I = 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600 đồng/tháng
Vùng II = 3.530.000 + (3.530.000 x 7%) = 3.777.100 đồng/tháng
Vùng III = 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) = 3.306.300 đồng/tháng
Vùng IV = 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) = 2.953.200 đồng/tháng
VD: Kế toán Thiên Ưng thuộc Vùng 1. Có 1 nhân viên bảo vệ (lao động đơn giản) và 1 nhân viên kế toán (lao động yêu cầu phải qua đào tạo), cách tính lương tham gia BHXH như sau:
- Nhân viên bảo vệ: Mức lương tối thiểu đóng BHXH: 3.980.000
- Nhân viên kế toán: Mức lương lương tối thiểu đóng BHXH: 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600.

Chi tiết xem tại đây: Mức lương tham gia Bảo hiểm xã hội


Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề   
Vùng Mức lương (VNĐ)
I 4471530
II 3965955
III 3471615
IV 3100860
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề   
Vùng Mức lương (VNĐ)
I 4556702
II 4041497
III 3537741
IV 3159924
Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung
(Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội)

Cũng theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH còn 1 số điểm chú ý như:

4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 như sau:

a) Sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 4 như sau:
“c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”.

b) Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương”.

c) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 6 như sau:
“a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm).
dich vu lam bao cao tai chinh tai TPHCM
Tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.
[Read More...]


Mức phạt chậm đóng BHXH, BHTN năm 2018 mới nhất




Theo khoản 19 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), không tham gia BHXH, BHTN... cụ thể như sau:


1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN hoặc tham gia không đúng mức quy định.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại ba đình
Ngoài ra DN còn bị:
- Truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng.
- Đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội

Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Theo Quyết định 60/2015/QĐ-TTg 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 (có hiệu lực từ ngày 15/01/2016).

"3. Việc thu tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTNthực hiện như sau:

a) Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;

b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, BHXH Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan BHXH trực thuộc, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện. "

Chi tiết xem tại đây: Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN


Ngoài việc bị phạt DN còn bị?

Theo Công văn số 4616/BHXH-KTTN ngày 8/11/2017 của Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Bình Dương:

Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH số 58/2014/QH13status2 và Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, tiền BHXH bắt buộc phải đóng định kỳ hàng tháng và trích nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu qua tháng sau mới nộp tiền BHXH của tháng trước thì bị xem là chậm nộp.

Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động tính toán số tiền BHXH phải đóng hàng tháng (bao gồm cả khoản tiền BHXH phải truy đóng) và nộp vào tài khoản cho cơ quan BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đó, không nên chờ thông báo kết quả đóng BHXH sẽ trễ.

Đối với hành vi chậm đóng BHXH, ngoài việc bị tính lãi thì tùy vào mức độ vi phạm, doanh nghiệp còn bị xử lý theo các quy định sau:
- Bị xử phạt hành chính theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP, Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP .
- Bên cạnh đó, nếu không chấp hành quyết định xử phạt và không khắc phục hậu quả thì còn bị cưỡng chế theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP, gồm: khấu trừ tiền từ tài khoản, kê biên tài sản có giá trị tương ứng để bán đấu giá, cưỡng chế thu tiền, tài sản đang giao cá nhân, tổ chức khác nắm giữ nhằm cố tình tẩu tán tài sản.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
- Thậm chí, sẽ bị khởi kiện theo quy định tại Điều 14 Luật BHXH. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi nợ tiền BHXH của doanh nghiệp còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ luật hình sự với mức phạt từ 200 triệu - 3 tỷ đồng.
- Về phía người lao động, sẽ không được cấp thẻ BHYT và không được thanh toán các chế độ BHXH.

Một số mức phạt khác liên quan:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN sau đây:
- Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN giả mạo.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

II. Vi phạm các quy định khác về BHXH, BHTN:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
- Không làm văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
- Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ BHXH.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
               
- Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội.
                     

Địa chỉ học kế toán Tại thủ đức
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
- Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu, giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định;
- Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo nghề có một trong các hành vi sau đây:
- Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm;
- Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích.

III. Mức phạt vi phạm quy định về công đoàn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
- Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
- Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
- Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;
- Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page