Kế hoạch thu chi ngân sách 2013 chưa điều chỉnh được



Khẳng định tình hình thu, chi ngân sách đang gặp nhiều khó khăn nhưng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, cơ quan chức năng vẫn chưa đặt vấn đề điều chỉnh các chỉ tiêu này mà sẽ cố gắng tìm giải pháp để đảm bảo đầu tư cho những công trình trọng điểm.

Phát biểu trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 vừa tổ chức chiều nay 26/4, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, trong điều kiện vừa phải thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế lại vừa phải phấn đấu cho những kế hoạch về tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát đề ra, việc đảm bảo nguồn vốn cho các công trình lớn là vô cùng khó khăn.

Việc đảm bảo nguồn vốn cho nhiều công trình lại càng quan trọng khi một số dự án như nâng cấp quốc lộ 1A hay xây dựng thêm bệnh viện được công luận đặc biệt quan tâm và có ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người.

Bởi vậy, trong điều kiện khó khăn, các Bộ, ngành sẽ phải tích cực để tìm ra nguồn tài chính có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư trong vòng vài năm tới đây.

Vấn đề này, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, các cơ quan chức năng đã và đang bàn luận kỹ càng. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn cho rằng, việc này sẽ cần nhiều ý kiến từ nhiều bên liên quan và từ chính người dân để tìm ra giải pháp hợp lý.

"Đây là lúc huy động trí tuệ, trách nhiệm để trong cái khó ló cái khôn", Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.

Nói thêm về tình hình sản xuất kinh doanh từ đầu năm tới nay, người phát ngôn Chính phủ cho rằng, những chuyển biến tích cực có nhưng đang ở mức độ rất nhỏ.

"Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn nhiều nhưng dường như càng ngày càng thiếu xung lực mới để phát triển," Bộ trưởng Đam nhận định.

Một điểm "khó" nữa theo Bộ trưởng chính là việc thực hiện những chủ trương để tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Theo đó, những giải pháp mà cơ quan chức năng có kinh nghiệm thực hiện như giảm, giãn thuế thì được thực hiện khá tốt nhưng các biện pháp mới thì vẫn chậm.

[Ngân hàng dành 30.000 tỷ đồng để cho vay mua nhà]

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Bộ trưởng đưa ra ví dụ về chủ trương dành hơn 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp vay mua nhà đã có từ lâu nhưng tới hiện tại thì chưa ai vay được từ khoản tiền trên. Theo đó, những văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương này vẫn vẫn còn phân vân về nhiều vấn đề như: đối tược cụ thể được vay là những ai, nhà thế nào được coi là dành cho người thu nhập trung bình...

Bởi vậy, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang ráo riết thực hiện những chủ trương trên để nhanh chóng đưa vào cuộc sống giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Cũng liên quan tới những giải pháp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn, đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư tóm tắt trong phiên họp báo Chính phủ chiều nay.

Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là tạo hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, lâu dài, nhất là các ưu đãi về thuế và khuyến khích đầu tư.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Ngoài ra, đề án cũng sẽ tập trung thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả chính là một trong những điều cốt lõi của đề án tái cơ cấu.

Ngoài ra, theo ông Cung, để tạo ra cạnh tranh thì năng suất là vấn đề đặc biệt quan trọng trong chiến lược sắp tới.

"Muốn vậy thì phải thu hút đầu tư nhiều hơn, bên cạnh đó là đổi mới áp dụng công nghệ, thay đổi c
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy Theo vietnamplus


[Read More...]


Không thực hiện việc xác nhận các thương nhân đã nộp hồ sơ đăng kí thực hiện giám định



Cục Hải quan TP.HCM vừa kiến nghị Tổng cục Hải quan về việc sẽ không thực hiện việc xác nhận các thương nhân đã nộp hồ sơ đăng kí thực hiện giám định như trước đây.

Từ trước đến nay, khi tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp thực hiện công tác giám định, Cục Hải quan TP.HCM căn cứ vào Thông tư 06/2002/TT-BKHCN ngày 13-12-2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, và các công văn hướng dẫn của Tổng cục Hải quan để lựa chọn thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, ngày 16-11-2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Điều tại Nghị định số 20, theo đó bãi bỏ 8 trên tổng số 23 Điều của Nghị định 20.

Đối chiếu các văn bản pháp luật nêu trên, tại các điều khoản quy định về đối tượng áp dụng, Cục Hải quan TP.HCM nhận thấy không có vai trò của cơ quan Hải quan trong việc xác nhận đăng ký của các thương nhân giám định, bởi Hải quan địa phương không đủ điều kiện để kiểm tra nhà xưởng, máy móc thiết bị giám định cũng như năng lực giám định của các thương nhân.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Hiện nay, việc trưng cầu giám định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan chủ yếu lựa chọn cơ quan quản lý Nhà nước (kiểm tra chuyên ngành) có thẩm quyền, được các bộ quản lí chuyên ngành chỉ định, để trưng cầu giám định vì kết quả giám định của các tổ chức này đủ độ tin cậy và có cơ sở pháp lý.

Để thực hiện đúng quy định của Chính phủ tại các nghị định về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị đối với các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực giám định phải thực hiện theo đúng quy định tại các Nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ Công Thương, khi có giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp là có đủ điều kiện để hoạt động trong lĩnh vục giám định, Cục Hải quan TP.HCM không thực hiện việc xác nhận các thương nhân đã nộp hồ sơ đăng kí thực hiện giám định như trước đây.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng
Trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa, nếu các Chi cục Hải quan cửa khẩu cần thương nhân thực hiện giám định hàng hóa để phục vụ cho nghiệp vụ thông quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc lựa chọn các cơ quan quản lý Nhà nước về giám định có thẩm quyền hoặc sẽ lựa chọn thương nhân giám định theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 863/TCHQ-GSQL ngày 19-2-2009 tiến hành lựa chọn các thương nhân đang hoạt động giám định theo Nghị định số 20 có đủ điều kiện, năng lực, tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu giám định của cơ quan Hải quan, hoặc đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20 cho thống nhất trong toàn ngành Hải quan…/.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Bắc từ liêm Theo baohaiquan
[Read More...]


VAA tổ chức lớp ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2013



Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam là Hội nghề nghiệp của các tổ chức cá nhân làm nghề kế toán và kiểm toán ở Việt Nam. Hội được Bộ Tài chính ủy nhiệm để tổ chức ôn thi để thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán và làm các thủ tục đăng ký ôn thi, phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo đúng quy định của Hội đồng thi Bộ Tài chính.

Hội có nhiều kinh nghiệm sau 9 năm tổ chức ôn thi và mời các giảng viên bao gồm các  Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các giảng viên của các trường Đại học, các chuyên gia kế toán của các Bộ là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ôn thi đạt kết quả cao, có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để giảng dạy, truyền đạt.

Tiếp tục thực hiện sự ủy nhiệm của Bộ Tài chính, với mục tiêu nâng cao chất lượng học, tăng cơ hội thi đạt các môn của kỳ thi Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức lớp ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán lần thứ 10 năm 2013.



Thời gian học: Vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần từ ngày 08/06/2013

 Lớp khai giảng vào 7h30 ngày Thứ bảy 08/06/2013
 (sáng từ 8h00 đến 11h30, chiều từ 13h30-17h00)

Địa điểm học: Hội trường Kho bạc Nhà nước Quận Hai Bà Trưng
380 Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tiêu chuẩn dự thi: Có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán. Thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến năm 2013 (tức là bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học từ năm 2008 trở về trước).

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Nội dung và tài liệu học:Theo tài liệu của Hội đồng thi Chứng chỉ hành nghề kế toán Bộ Tài chính phát hành.

Địa điểm đăng ký học và nộp tiền: Đề nghị anh chị em có nhu cầu ôn thi xin đăng ký, nộp tiền và gửi phiếu đăng ký (phiếu đăng ký kèm theo) về địa chỉ sau:
Phòng Kế toán, Phòng Hành chính
Văn phòng Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam: 192 Đường Giải Phóng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.38686714 -04.38686721; Fax: 04.38686722
Chị Thuỷ: 098.909.8686; Chị Quế Chi: 09.88.77.5051
Email: ttnghiencuutuvankhkt@gmail.com
Hoặc chuyển khoản vào TK: (Ghi rõ họ tên, đơn vị, địa chỉ, những môn đóng tiền) Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Khoa học Kế toán.
Số TK:  1460201024310
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội


dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh MỨC PHÍ ÔN THI KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2013
(Đã bao gồm tài liệu ôn thi)



Ghi chú:  Được giảm 10% học phí đối với những trường hợp sau:

- Hội viên Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
- Nộp tiền học trước ngày 10/5/2013

Tải về: Phieu DK on thi CCHNKT 2013.doc
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Theo VAA


[Read More...]


Các biện pháp thu hồi nợ đọng được triển khai



Tính đến 31/3/2013, nợ thuế chuyên thu quá hạn của ngành Hải quan là khoảng 6.003 tỷ đồng, so với thời điểm 31/12/2012 tăng khoảng 221 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu hồi nợ thuế mà Hải quan thu được của các tờ khai phát sinh trước năm 2013 và của các tờ khai phát sinh năm 2013 là khoảng 562 tỷ đồng... điều này cho thấy, ngành Hải quan đã nỗ lực trong công tác thu hồi nợ đọng.

Nhận định khó khăn

Phân tích con số 6.003 tỷ đồng nợ thuế chuyên thu quá hạn của ngành Hải quan, Bà Lỗ Thị Nhụ- Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho biết, số nợ này đa số là nợ phát sinh trước khi Luật thuế xuất nhập khẩu có hiệu lực thi hành (trước 1/1/2006) doanh nghiệp (DN) được nợ thuế mà không ràng buộc điều kiện phải là DN chấp hành tốt pháp luật thuế như Luật Quản lý thuế nên có một số DN chây ỳ, không nộp thuế đúng hạn, sau đó bỏ trốn, hoặc tự giải thể, hiện nay số nợ thuế giải thể, phá sản, bỏ trốn tại thời điểm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bên cạnh đó, tuy Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 1/7/2007 đã góp phần công khai, minh bạch các thủ tục Hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan Hải quan, đã khắc phục một số tồn tại về quản lý thuế trước đây như DN muốn được ân hạn thuế phải chấp hành tốt pháp luật thuế... nhưng trong quá trình thực hiện một số điều Luật còn hạn chế như việc cho ân hạn nộp thuế trong thời gian dài đối với hàng tạm nhập - tái xuất và hàng hoá nhập khẩu khác (trừ hàng tiêu dùng) nhưng không phải bảo lãnh, nên khi đã giải phóng hàng, một số DN chây ỳ, không nộp thuế đúng hạn hoặc dù có khả năng thanh toán vẫn dựa vào chính sách của Nhà nước để chiếm dụng vốn, không nộp thuế đúng hạn.

Một nguyên nhân nữa, đó là quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế đã có tác động tích cực trong thu hồi nợ thuế, nhưng cũng bộc lộ những mặt hạn chế. Việc thực hiện tuần tự các biện pháp cưỡng chế (nếu không phát hiện người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản) sẽ không thật sự hiệu quả do không được áp dụng những biện pháp cần áp dụng ngay một cách phù hợp nhất.

Lý giải cho số nợ thuế tăng của những tháng đầu năm 2013 có thể thấy, đó là do DN giải thể và phá sản khá nhiều... Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2013 có 13.011 DN ngừng hoạt động, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2012 và giảm 1,7% so với quý trước đó. Trong đó, số DN đăng ký tạm ngừng hoạt động là 3.567, gần 9.500 đơn vị khác ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng thuế…

Hàng loạt giải pháp

Nhận định được những khó khăn này, Tổng cục Hải quan đã chú trọng tích cực triển khai các biện pháp thu đòi nợ thuế, cụ thể Tổng cục Hải quan đã ban hành để chỉ đạo một cách quyết liệt công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng và không để phát sinh nợ mới. Không chỉ có thế, Tổng cục Hải quan còn cử các đoàn đi hướng dẫn và kiểm tra tại các đơn vị hải quan địa phương nhằm đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện quyết liệt công tác thu hồi nợ…

Bà Lỗ Thị Nhụ cho biết, để khắc phục tình trạng trên, ngành Hải quan đã kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế; Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ; Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế, theo hướng tăng cường công tác quản lý nợ thuế như: Quy định chặt chẽ hơn điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Nhằm đảm bảo tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thuế. Khắc phục tình trạng chây ỳ, dây dưa, kéo dài việc nộp thuế sau đó bỏ trốn gây thất thu thuế, thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Bổ sung quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với khoản nợ thuế đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhưng không có khả năng thu hồi, góp phần làm trong sạch nợ thuế.

Bổ sung quy định về nộp dần tiền thuế trên cơ sở có cam kết của người nộp thuế và bảo lãnh của tổ chức tín dụng để giảm các trường hợp phải cưỡng chế thuế và hỗ trợ cho người nộp thuế.

Đồng thời với đó là sửa đổi thứ tự các biện pháp cưỡng chế, đưa biện pháp dừng làm thủ tục hải quan lên biện pháp thứ 3 (hiện hành là biện pháp thứ 5), đồng thời sửa đổi bổ sung trong trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Đồng thời với các kiến nghị sửa đổi cơ chế chính sách, công tác về tổ chức thực hiện cũng được Tổng cục Hải quan chú trọng như: nâng cấp hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (hệ thống KT559; Thành lập Ban thu hồi nợ thuế để định hướng, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác thu hồi nợ; hướng dẫn các Cục, Chi cục Hải quan nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý, thu hồi nợ, gắn trách nhiệm của cán bộ công chức với việc khen thưởng kỷ luật nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác thu hồi nợ; Phối hợp cùng với các cơ quan Công An, cơ quan pháp luật, cơ quan Thuế có liên quan để thu hồi nợ; Áp dụng đúng trình tự thanh toán tiền thuế theo quy định tại điều 45 Luật Quản lý thuế; Tổ chức xác minh tình trạng hoạt động của DN, thông báo cho Sở kế hoạch đầu tư biết những thành viên của Hội đồng quản trị DN có nợ thuế chây ỳ để lưu ý khi cấp phép thành lập DN mới.

Đặc biệt, hiện Tổng cục Hải quan đang xây dựng Quy trình theo dõi, quản lý nợ thuế, theo đó quy trình này sẽ quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện công tác theo dõi quản lý nợ thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Quy trình này áp dụng để theo dõi quản lý nợ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan các cấp và đưa ra các tiêu chí phân loại nợ (nhóm nợ khó thu, nhóm nợ chờ xử lý, nhóm nợ có khả năng thu), các bước thực hiện quản lý nợ… Và quy định nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị từ cấp Tổng cục đến cấp chi cục…
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận thanh xuân Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Nợ xấu làm nóng nghị trường



Sáng 30/5, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã diễn ra buổi thảo luận về các số liệu thống kê, đặc biệt là nợ xấu của nền kinh tế. Một số đại biểu nhận định thị trường tài chính, tiền tệ mà Chính phủ cung cấp cho đại biểu chưa sát với tình hình thực tế. Vấn đề trước mắt cần tập trung xử lý nợ xấu, hàng tồn kho bất động sản…nhưng mức độ tin cậy của số liệu liên quan lại rất thấp.

Các đại biểu cho rằng con số nợ xấu không thống nhất gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói nợ xấu 10%, trong khi Thanh tra NHNN lại cho rằng tỷ lệ 8,6%. Trong báo cáo kỳ họp lần này, tỷ lệ đó là 7,8%. Tháng 3/2013, NHNN còn đưa ra số liệu nợ xấu 6%.

Giảm tiếp lãi suất, đẩy vốn cho DN

Một đại biểu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng với những gì diễn ra, bản chất nợ xấu lớn hơn nhiều so với những gì đã công bố. Cho đến giờ vẫn không ai biết lượng nợ xấu tồn kho bất động sản là bao nhiêu bởi các số liệu của cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu bất động sản rất khác nhau.

Đại biểu Trần Du Lịch (Tp. HCM) cũng mong muốn Quốc hội phải làm gì đó để chấm dứt giai đoạn kinh tế đi xuống. Việc kiểm soát lạm phát không thể loay hoay với những bài toán ngắn hạn, mà quan trọng là phải giảm "lạm phát kỳ vọng" bằng những con số vĩ mô ổn định, vực dậy niềm tin cho thị trường.

Theo các chuyên gia, hiện nay sức mua của nền kinh tế rất thấp, ngân hàng tiền nhiều nhưng DN không dám vay hoặc không tiếp cận được vốn là do không đủ tài sản thế chấp trong khi nhà băng lại không dám cho vay vì ngại nợ xấu.

Trước những câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trình bày: "Chúng tôi cũng đã tích cực phối hợp với bộ, ngành, cụ thể là Bộ Xây dựng, trong việc đưa gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đến với người thu nhập thấp, thu nhập trung bình để mua nhà ở xã hội. Theo dự toán, gói 30.000 tỷ đồng này, với sự vào cuộc của các cấp, ngành địa phương trong năm nay, chúng ta cố gắng phấn đấu giải ngân từ 15.000 - 20.000 tỷ đồng".

Cũng theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, NHNN cũng đang phối hợp với Bộ NN&PTNT đưa ra nhiều gói hỗ trợ khác, gần đây nhất là gói hỗ trợ cho trồng cây cà phê ở Tây Nguyên với giá trị khoảng 3.300 tỷ đồng. Thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành khác để đưa ra những gói hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

Đề cập tới vấn đề lãi suất và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay lãi suất của hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh, tương đương mức lãi suất trước năm 2007, nhưng tín dụng vẫn chưa ra được nhiều. Điều đó thể hiện tổng cầu nền kinh tế còn rất yếu, sức mua của nền kinh tế còn rất thấp. Chúng ta cần có biện pháp hướng vào đây thì mới khai thông được nguồn vốn tín dụng quay trở lại.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức "Vừa rồi, chúng tôi họp Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia và cũng đã có nhiều giải pháp kiến nghị Chính phủ. Chúng tôi tin rằng trong chương trình làm việc sắp tới của Chính phủ sẽ có nhiều đề xuất mang tính đột phá để giải quyết những vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Còn đối với hệ thống ngân hàng, những gì chúng tôi có thể làm được là tích cực tham gia giải quyết nợ xấu; tiếp tục căn cứ vào những diễn biến kinh tế vĩ mô để có điều kiện giảm và giảm mạnh hơn nữa lãi suất cho vay, tạo thêm thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn", Thống đốc nhấn mạnh.

Quyết tâm xử lý nợ xấu

Theo báo cáo của Thống đốc, riêng năm 2012, đã có 70.000 tỷ nợ xấu được xử lý từ trích lập dự phòng rủi ro. 4 tháng đầu năm 2013 đã xử lý tiếp được 7.500 tỷ đồng từ nguồn này và trích lập thêm 68.000 tỷ để cuối năm xử lý nợ xấu. Ngoài ra, việc thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) trong thời gian sắp tới sẽ giúp xử lý khoảng 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống, riêng trong năm nay. Một giải pháp nữa là "tự thân" các nhà băng tái cơ cấu lại nợ và dùng nguồn trích lập dự phòng rủi ro.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Sau gần 1 năm thực hiện, hệ thống đã cơ cấu được 284.000 tỷ nợ cho các doanh nghiệp (chiếm 10% tổng dư nợ). Hệ thống ngân hàng cũng tích cực thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. "Chúng ta đã xử lý được một phần nợ xấu và hạn chế được tốc độ tăng nợ xấu, đặc biệt là trong bối cảnh những khó khăn của nền kinh tế chưa có nhiều khởi sắc", Thống đốc nói.

Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục chia nhóm các giải pháp xử lý thành những công việc mà bản thân ngành ngân hàng có thể tự làm, phần còn lại cần phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội cùng nhau giải bài toán về "cục máu đông". "Ngành ngân hàng không còn đơn độc nữa khi cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để xử lý nợ xấu. Tôi tin tưởng với tinh thần quyết tâm đó của cả hệ thống chính trị trong năm nay, chúng ta sẽ có một bước chuyển biến tốt trong vấn đề xử lý nợ xấu", Thống đốc chia sẻ.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Theo thoibaokinhdoanh


[Read More...]


Thông tư 64/2013/TT-BTC Hướng dẫn về hoá đơn, chứng từ



Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn; kiểm tra, thanh tra về hoá đơn.

Thông tư 64/2013/TT-BTC quy định các loại hóa đơn gồm: Hoá đơn giá trị gia tănglà loại hoá đơn dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; Hoá đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây; Hoá đơn xuất khẩulà loạihoá đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại; Hoá đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…; Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hình thức hóa đơn được quy định theo Thông tư 64/2013/TT-BTC như sau: Hoá đơn tự in là hoá đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hoá đơn đặt in là hoá đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Đối với việc tạo hóa đơn điện tử, hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; hoá đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Cũng theo thông tư 64/2013/TT-BTC đối với việc tạo hoá đơn đặt in, đối tượng được tạo hóa đơn đặt in là các tổ chức kinh doanh; hộ và cá nhân kinh doanh có mã số thuế (không bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp) được tạo hoá đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; Cục Thuế tạo hóa đơn đặt in để bán và cấp cho các đối tượng theo quy định.

Theo thông tư 64/2013/TT-BTC hoá đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hoá đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định.

Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.Tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hoá đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hoá đơn.

Trung tâm đào tạo kế toán thực hành Tại bắc ninh Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.

Đối với hoá đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn…

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Bãi bỏ Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 13/2011/TT-BTC ngày 08/2/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010. Các nội dung hướng dẫn về hoá đơn tại các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Toàn văn thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013

Ngoài ra ban hành kèm theo Thông tư 64/2013/TT-BTC là các phụ lục như sau:
Phụ lục 1- HƯỚNG DẪN KÝ HIỆU VÀ GHI THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN HÓA ĐƠN (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013 của BTC).
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Phụ lục 2 - MÃ HÓA ĐƠN CỦA CỤC THUẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG PHÁT HÀNH (Ban hành kèm Thông tư số 64/2013/TT-BTC - ngày 15/5/2013 của BTC).
Phụ lục 3 - CÁC MẪU HÓA ĐƠN, BẢNG BIỂU (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của BTC)
Phụ lục 4 - HƯỚNG DẪN LẬP HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP (Ban hành kèm theo Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của BTC).
Phụ lục 5 - MẪU HÓA ĐƠN, BẢNG BIỂU THAM KHẢO (Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính).
Hiện tại phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET 2012 đã đáp ứng được Thông tư 64/2013/TT-BTC. Quý Doanh nghiệp quan tâm có thể xem chi tiết Phần mềm kế toán Doanh nghiệp MISA SME.NET 2012.

Download phụ lục đính kèm thông tư 64/2013/TT-BTC
dịch vụ hóa đơn điện tử tại biên hòa đồng nai Thông tư 64/2013/TT-BTC
Theo BTC


[Read More...]


Mức lãi suất khó thay đổi



Mức lãi suất cho vay 6%/năm đang là tâm điểm chú ý của Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, với người thu nhập thấp, mức lãi suất này cộng với thời hạn cho vay, vẫn còn nhiều góc nhìn trái chiều.

Theo Thông tư 11 của NHNN quy định về cho vay hỗ trợ mua nhà theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, lãi suất vay 6%/năm trong năm 2013 và các năm tiếp theo được tính bằng 50% lãi suất thương mại nhưng không quá 6%, thời hạn tối đa là 10 năm. Phần lớn các chuyên gia kinh tế đều cho rằng gói hỗ trợ như trên là hợp lý và phù hợp với khả năng của Nhà nước cũng như xét đến thu nhập của người dân ở thành thị hoàn toàn có thể trả được.

Người nghèo… đừng mong

Mặc dù vậy, vẫn còn ý kiến cho rằng gói này thực chất dành cho người thu nhập khá, trung lưu chứ người nghèo khó lòng mua nổi nhà. Ví dụ, một căn hộ diện tích từ 45-70m2, giá 15 triệu đồng/m2, có tổng mức giá 675 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/căn. Với căn hộ có giá 1 tỷ đồng, khách hàng vay 500 triệu đồng, với lãi suất 6%/năm trong 10 năm, trung bình phải trả khoảng 6,5 triệu đồng/tháng cả gốc và lãi. Đây là con số lớn đối với hộ gia đình thu nhập thấp.

Theo bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng Giám đốc Công ty VIC, khi vay, người vay luôn muốn được hưởng mức lãi suất thấp nhất. Trong khi 3 năm đầu, mức lãi suất vào khoảng 6%/năm, chỉ là trên lý thuyết. Để đi vào thực hành gói hỗ trợ này, thì chắc chắn cần điều chỉnh tiếp. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 10, được vay với lãi suất là bao nhiêu, chưa có khung rõ ràng. Để hỗ trợ tất cả người dân trong xã hội đều mua được nhà, ngoài gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, cơ quan quản lý hữu trách nên xây dựng chính sách để mức thu nhập của người dân luôn ổn định và tăng trưởng. Đây là bài toán cần nghĩ tới trong quá trình vực dậy, khơi thông thị trường bất động sản (BĐS).

Mức lãi suất 6%/năm được căn cứ vào lãi suất tái cấp vốn của NHNN cho vay. Nhưng mức lãi suất này đưa ra dưới góc nhìn của cơ quan quản lý Nhà nước (từ trên 10% hạ xuống còn 6% là một nỗ lực lớn). Ở một góc nhìn khác, nhiều chuyên gia cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS lại cho rằng mức lãi suất này vẫn cao.

Theo ông Nguyễn Nam, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Thiên Cơ, so với các quốc gia khác, cũng như nhu cầu thực tế của người dân hiện nay, mức lãi suất 6% vẫn cao. Ví dụ khi mua căn hộ giá 1-1,5 tỷ đồng, hàng tháng người vay phải chật vật trả tiền lãi, tiền gốc, cho dù thu nhập là 10-15 triệu đồng/tháng. Ở nhiều nước khác, lãi suất chỉ vào khoảng 3%/năm, với hạn mức thời gian cho vay cao hơn hẳn…

Khó nâng thời hạn vay

Với khoản vay của người có nhu cầu mua nhà có thể kéo dài từ 10-15 năm. (Thông tư 11), một số chuyên gia cho rằng thời gian vay như vậy còn quá ngắn. Thời hạn trả tiền cho ngân hàng càng ngắn, mức tiền phải trả gốc lẫn lãi hàng tháng càng cao. Hiệp hội BĐS Tp.HCM cũng từng đề xuất, NHNN nên có quy định về thời hạn cho vay hỗ trợ dài hơn; đề nghị cần nâng lên 20 năm để phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đồng nai Ông Trần Việt Dũng, Giám đốc Công ty Tư vấn Xây dựng Quốc tế Hà Nội Amsterdam cho rằng phải từ 30 năm trở lên thì người vay mới hoạch định được tương lai mua nhà. Nên có sự nới lỏng và linh hoạt đối với những đối tượng có khả năng tất toán trước hạn.

Theo đại diện NHNN, thời hạn cho vay như trên đã được cân nhắc để phù hợp với tình hình thực tế. "Lẽ ra phải là 15-20 năm. Nhưng xét trong bối cảnh ngân sách chưa "sáng sủa", thu nhập của người dân chưa thống kê được hết, như vậy là phù hợp. Các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn này hoàn toàn yên tâm là ổn định trong 10 năm, khi thị trường xuống nữa thì lãi suất sẽ xuống theo…", ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN nói.

Ở một góc độ khác, bà Thu Vân, Giám đốc một công ty kinh doanh nhà ở giá rẻ tại khu vực phía Tây Hà Nội, cho rằng đối với những người thu nhập thấp mua nhà, vấn đề là đảm bảo thu nhập của họ, còn 10 hay 15 năm không quan trọng. Nếu thu nhập của người dân bấp bênh, cho dù 20-30 năm họ cũng không chắc đã thanh toán đầy đủ lãi và gốc cho ngân hàng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì Ở Việt Nam, dựa trên tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay cũng như mức thu nhập trung bình của đại bộ phận người lao động, lãi suất vay 6%/năm trong 10-15 năm là khá hợp lý.

Đại diện một ngân hàng cho rằng tăng thời hạn cho vay mua nhà là vấn đề lâu dài đối với hệ thống ngân hàng. Bởi để hiện thực hóa đề xuất ấy, các ngân hàng phải có nguồn vốn trung và dài hạn dồi dào. Nhưng hiện nay, điều kiện huy động vốn trung và dài hạn lại đang gặp nhiều trở ngại. Sở dĩ, ở nước ngoài, các ngân hàng mạnh dạn cho vay trong thời hạn từ 20-30 năm là vì họ có thể bán các khoản nợ này cho các quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi trong trường hợp thu hồi vốn. Còn ở Việt Nam, vẫn chưa có những tổ chức mua lại các khoản nợ có thời gian kéo dài như vậy.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận 9 Theo thoibaokinhdoanh


[Read More...]


SCIC sẽ mua lại các khoản đầu tư thoái vốn không thành công



Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) vừa có hướng dẫn thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) Nhà nước.

Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty cổ phần chưa niêm yết, các TĐ, TCT chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp để chuyển nhượng trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn và không thấp hơn giá thị trường.

Trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng ở các DN có lãi thì TĐ, TCT phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán.

Cục Tài chính DN cho biết, trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng ở các DN có lỗ và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng, TĐ, TCT nhà nước được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại TĐ, TCT hoặc thực hiện đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán.

Trong đó, việc xác định giá khởi điểm của khoản đầu tư tài chính để thực hiện tổ chức bán đấu giá thuê các đơn vị tư vấn có chức năng định giá xác định theo nguyên tắc sát với giá thị trường tại thời điểm bán, trường hợp không có giao dịch thì giá khởi điểm được xác định không thấp hơn giá ghi trên sổ sách kế toán (báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất) của đơn vị có vốn góp của TĐ, TCT.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Việc bán thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi tổ chức bán đấu giá công khai, nhưng chỉ có một người đăng ký mua và phải đảm bảo giá bán sát với giá thị trường tại thời điểm bán và không thấp hơn giá khởi điểm đã xác định khi tổ chức thực hiện đấu giá.

Việc xử lý chênh lệch khoản thu chi từ việc thoái vốn; quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán cổ phiếu và việc xử lý trách nhiệm của cá nhân và tập thể khi thoái vốn bị lỗ được thực hiện theo quy định.

Cục Tài chính DN cho biết, đối với các khoản đầu tư lĩnh vực tài chính ngoài ngành như: Bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, Quỹ đầu tư nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà thoái vốn không thành công, thì đề nghị giao cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua lại giá trị của khoản đầu tư mà TĐ, TCT đang theo dõi, hạch toán trên sổ sách sau khi đã trừ khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư theo quy định (báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất).

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Theo thống kê của Cục Tài chính DN, đến cuối năm 2012 đã có 138 đơn vị xây dựng Đề án tái cơ cấu và có 49 đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án, trong đó có phương án thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính. Theo số liệu thống kê của 90 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), có 42 TĐ, TCT đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng với giá trị ước tính đến 30-9-2012 là 22.405 tỷ đồng.

Trong thời gian triển khai Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số TĐ, TCT đã báo cáo kết quả thoái vốn. Trong đó, TĐ Điện lực đã thoái vốn tại Công ty CP BĐS Điện lực Nha Trang là 1.079 triệu đồng. TĐ Bưu chính Viễn thông thoái vốn tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam là 4.440 triệu đồng. Tổng công ty Thép thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là 61.500 triệu đồng. Tổng công ty Sông Đà thoái vốn tại Quỹ Vietcombank 3 là 40.000 triệu đồng.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận tân phú Theo baohaiquan


[Read More...]


Lối ra cho hàng tạm nhập tái xuất?



Nhằm tăng cường quản lý đối với loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX), một phương án đang được Bộ Công Thương soạn thảo tại Khoản 8 Điều 11 dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ là quy định về cửa khẩu TX. Phương án này đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan.

Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 12/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Bộ Công Thương dự kiến quy định hàng hóa TNTX thuộc danh mục cấm XK, cấm NK, hàng hóa thuộc diện theo giấy phép được TX qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu, điểm thông quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

Cơ sở để Bộ Công Thương đưa ra phương án trên là nếu quy định những mặt hàng TNTX theo giấy phép chỉ được TX qua cửa khẩu quốc tế (trừ hàng hóa là thực phẩm đông lạnh, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt được TX qua cửa khẩu trong khu kinh tế cửa khẩu) thì trên thực tế, phương thức kinh doanh TNTX không thể thực hiện được.
Hiện nay, các bộ, ngành đang chỉnh sửa các văn bản pháp luật liên quan theo hướng cho phép TX hàng hóa qua các cửa khẩu đã có đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định. Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 32/2005/NĐ-CP quy chế cửa khẩu biên giới đất liền theo hướng cho phép XK, NK hàng hóa qua các loại cửa khẩu (kể cả cửa khẩu phụ). Bộ Tài chính cũng đang soạn thảo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 194/2010/TT-BTC, trong đó đề xuất hàng TNTX được TX qua các cửa khẩu điểm thông quan được Thủ tướng Chính phủ thành lập, có đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành.
Xét về mặt quản lý, hàng hóa kinh doanh TNTX cần quản lý chặt khi TN còn khi TX lại cần mở rộng thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho hàng hóa TX nhanh ra khỏi Việt Nam. Hơn nữa, những lo ngại về việc lợi dụng gian lận thuế trong hoạt động này được xử lý bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế.

Theo quy định tại Luật này, kể từ ngày 1/7/2013, hàng hóa TNTX phải nộp thuế hoặc phải có bảo lãnh thuế trước khi thông quan. Do đó, những lo ngại về vấn đề gian lận thuế căn bản đã được giải quyết.

Thực tế thời gian qua, nhiều địa phương đã kiến nghị cho TX hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở để đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa và giúp ứng phó linh hoạt trong điều hành khi có những thay đổi bất thường trong chính sách quản lý xuất nhập hàng hóa của một số nước láng giềng.

Vì vậy, cần điều chỉnh theo hướng đối với các loại hàng hóa thông thường, ngoài cửa khẩu quốc tế, cảng quốc tế, cửa khẩu chính, được TX qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan được Thủ tướng Chính phủ thành lập đã có đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành, không phân biệt cửa khẩu phụ nằm trong hay ngoài khu kinh tế cửa khẩu.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì
Ngoài ra, để đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, giảm cơ chế xin-cho trong việc quản lý đường đi của hàng hóa TNTX, theo Bộ Công Thương cần quy định cơ chế xác định công bố rõ ràng, cụ thể là UBND cấp tỉnh nơi có cửa khẩu chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xác định và công bố công khai để hàng hóa của thương nhân được TX, không phải xin phép.

Cũng liên quan đến việc quản lý loại hình kinh doanh TNTX, trong dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương bổ sung quy định: Đối với hàng hóa khác (hàng hóa thông thường, không thuộc danh mục TNTX theo giấy phép, hàng hóa TNTX có điều kiện) thì được TX qua các cửa khẩu phụ ngoài các khu kinh tế cửa khẩu đã có đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan công bố các cửa khẩu phụ nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn được phép TX hàng hóa để thương nhân biết và thực hiện.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng Theo Tổng cục Hải quan, phương án quy định về cửa khẩu TX hàng hóa tại Khoản 8 Điều 11 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP là phù hợp. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cho rằng, Bộ Công Thương cần làm rõ thế nào là “hàng hóa khác” để tránh các cách hiểu khác nhau.

Bộ Công Thương cũng cần cân nhắc “hàng hóa khác” có bao gồm các mặt hàng có chính sách quản lý theo hạn ngạch thuế quan như: Mặt hàng đường, gạo… đồng thời, cần quy định rõ ngoài điều kiện có đủ lực lượng kiểm tra chuyên ngành thì phải đảm bảo cơ sở vật chất để các lực lượng có thể thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Hướng dẫn các đơn vị Hải quan địa phương thực hiện công tác quản lí kinh doanh mặt hàng rượu theo Nghị định 94



Tổng cục Hải quan vừa có hướng dẫn các đơn vị Hải quan địa phương thực hiện công tác quản lí kinh doanh mặt hàng rượu theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Theo Nghị định 94, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định này là các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối với thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Ngày 31- 5 vừa qua, Bộ Công Thương có văn bản số 4727 hướng dẫn việc nhập khẩu rượu kinh doanh miễn thuế phục vụ khách xuất cảnh (không tiêu thụ nội địa).

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì Theo đó, hoạt động kinh doanh này thực hiện theo quy định tại Quyết định 24/2009/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 120/2009/TT-BTC năm 2009 của Bộ Tài chính và không phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 94.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị Hải quan địa phương căn cứ công văn số 4727 của Bộ Công Thương để thực hiện.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Theo baohaiquan


[Read More...]


Những quyết sách "hợp thời"



Mặc dù nhận định những quyết sách này chỉ là "cú hích nhỏ" cho thị trường nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã được giới bình luận "khen" vì đã đưa ra một loạt những thay đổi quan trọng khi hạ trần lãi suất huy động về 7%, mạnh tay dỡ bỏ trần với tiền gửi từ 6 tháng trở lên và điều chỉnh tăng 1% tỷ giá.

Theo giới bình luận những quyết định của NHNN đã thể hiện nỗ lực của Chính phủ cũng như NHNN trong việc kích thích tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, cơ quan này cũng đang từng bước gỡ bỏ biện pháp hành chính trong việc điều hành lãi suất.

Trao "quyền tự chủ" cho ngân hàng

Ở gói quyết định này, mục tiêu của NHNN là muốn các ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Với việc giảm thêm lãi suất huy động VND, các ngân hàng sẽ bớt được chi phí vốn đầu vào và tiếp tục hạ lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, để các ngân hàng không bị rơi vào "bẫy" thanh khoản, cơ quan này cũng mở thêm hướng tự chủ lãi suất cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, giúp các ngân hàng dễ thở hơn nếu có áp lực thanh khoản hay một bộ phận dòng tiền gửi đảo chiều.

Còn nhớ năm ngoái, khi hệ thống ngân hàng vẫn chưa thật sự ổn định, thanh khoản đã tăng trở lại nhưng vẫn chưa thật sự ổn định, NHNN chỉ mở cơ chế tự do lãi suất cho các ngân hàng ở kỳ 12 tháng trở lên. Nay, hệ thống ngân hàng đã trở nên ổn định hơn, thanh khoản dồi dào hơn và lạm phát cũng ổn định hơn, nên cơ quan này tiến thêm bước nữa trong việc từng bước tự do hóa lãi suất.

Ngắn gọn nhưng đầy sự ủng hộ của Ts. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi nói về quyết định giảm lãi suất huy động và cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên: Đây là một trong những bước đi của NHNN trong tiến trình rút lui khỏi các biện pháp hành chính.

"Tuy nhiên, lộ trình này vẫn "làm hơi chậm" bởi các biện pháp hành chính luôn gây nên sự méo mó, cả trong phân bổ nguồn lực lẫn vấn đề về đạo đức kinh doanh. Để rút lui hoàn toàn khỏi biện pháp hành chính, cần hội tụ đủ các điều kiện về ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có lạm phát thấp cũng như bản thân nội tại hệ thống ngân hàng phải lành mạnh hơn", Ts. Thành nhận định.

Động thái đồng bộ

Mặc dù việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động được các chuyên gia đánh giá: "tầm ảnh hưởng của việc này sẽ không đáng kể" nhưng họ ghi nhận một lần nữa, việc điều chỉnh lãi suất được đưa ra sau dữ liệu lạm phát định kỳ công bố. Suốt từ năm 2012 đến nay, các lần điều chỉnh lãi suất của NHNN đều thận trọng và chắc chắn khi bám theo diễn biến của lạm phát như vậy.

Theo Ngân hàng HSBC, việc giảm trần lãi suất tiền gửi có thể tạo ra một cú hích cho tăng trưởng tín dụng, nhưng chỉ là một cú hích nhỏ. Nguyên nhân là do lạm phát lõi của Việt Nam vẫn tăng, khiến cơ hội cho NHNN bị hạn chế phần nào trong việc nới lỏng tín dụng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương Không ít chuyên gia nhìn nhận việc NHNN chọn thời điểm này để công bố cùng một lúc 3 thay đổi quan trọng trên là khéo léo và phù hợp. Vì đây là thời điểm hệ thống ngân hàng đã hoàn tất chỉ tiêu quy hoạch về huy động 6 tháng đầu năm. Hơn nữa, cũng để các ngân hàng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 9% cho 6 tháng còn lại.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu rất hoan nghênh quyết định của NHNN. Theo ông, việc hạ lãi suất là hợp lý trong bối cảnh lạm phát đã được kiểm soát tốt. Hạ lãi suất sẽ giúp kéo mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống, giúp các ngân hàng có cơ hội tốt hơn để giải quyết đầu ra khi nguồn vốn đang dư thừa rất nhiều như hiện nay.

Ts. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cũng nhận định đây là động thái thể hiện cam kết của NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay và điều hành tỷ giá linh hoạt.

Về tỷ giá, Ts. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, bình luận đây là động thái của NHNN trong việc tiếp "neo" tâm lý kỳ vọng của thị trường, một yếu tố quan trọng góp phần giữ ổn định tỷ giá trong hai năm qua.

Trước đây, thị trường ngoại hối dậy sóng, căng thẳng với tình trạng hai giá, nhà điều hành phải liên tục điều chỉnh để chạy theo các cơn sốt. Còn nay, việc định hướng và "neo" được tâm lý kỳ vọng đã cho thấy sự chủ động dẫn dắt thị trường trong công tác điều hành.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hai bà trưng Về phía ngân hàng, họ cũng đánh giá rất cao quyết định đồng bộ của NHNN, đặc biệt là việc chủ động điều chỉnh tỷ giá. Còn về lãi suất, theo ông Đặng Bảo Khánh, Phó Tổng Giám đốc SeABank, việc giảm lãi suất là tất yếu vì hiện các ngân hàng đang dư thừa vốn.

Tuy nhiên, cái khéo của NHNN chính là việc giữ giá trị tiền đồng bằng cách giảm cả lãi suất huy động USD. Quyết định này nhằm mục đích nới khoảng cách ở đầu lãi suất USD, giảm đi, để tránh tác động bất lợi đến tỷ giá. Hay khi lãi suất giảm, nắm giữ USD bớt hấp dẫn, còn lãi suất VND dù cũng giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều.

"Ngoài ra, việc giảm lãi suất cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được dòng vốn với lãi suất thấp hơn. Trong điều kiện kinh doanh còn khó khăn, việc tiết giảm được chi phí vốn vay sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm", ông Khánh nói.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Theo thoibaokinhdoanh


[Read More...]


Hướng dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính



Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Theo đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC như sau: đối tượng là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không đủ điều kiện để trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, công ty liên doanh, công ty hợp danh) và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư.

Tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính theo quy định.

Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính;.

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại đông anh Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.

Các doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính cùng năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp khi các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra xuất toán khỏi chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm tương ứng mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước sẽ giảm trừ vào số phải nộp của năm sau (trường hợp doanh nghiệp chưa nộp thì không phải nộp và không phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/2013.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận thủ đức Theo mof


[Read More...]


Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty sau sáp nhập



Từ ngày 15-7 tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thực hiện một số quy định mới về điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Sơn cho biết, đó là nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đối với lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Cụ thể, theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 73/2013/TT-BTC ngày 29-5-2013 hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20-7-2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, kể từ ngày 15- 7, các trường hợp công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập phải đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) TP.Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở đó, công ty hình thành sau sáp nhập mới được thực hiện thay đổi niêm yết tại Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh. Tương tự, công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, công ty bị sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở GDCK mới được thực hiện thay đổi niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội. Trong khi đó, so với quy định trước đây thì các DN đang niêm yết trên Sở GDCK nhận sáp nhập các DN chưa niêm yết trên Sở GDCK chỉ cần tiến hành thay đổi đăng ký niêm yết.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính, Công ty bị sáp nhập phải đáp ứng điều kiện có ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm sáp nhập tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm sáp nhập; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập tối thiểu là 5% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty nhận sáp nhập.

Đồng thời, số cổ phiếu phát hành thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêm yết bổ sung sau 1 năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

Bên cạnh đó, những trường hợp công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập đều không phải là công ty niêm yết, công ty hình thành sau sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như công ty mới đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh Theo baohaiquan


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page