Hướng dẫn cách xây dựng bảng lương từ năm 2016



Bài viết này Kế toán Hà Nội xin hướng dẫn các bạn cách xây dựng bảng lương theo quy định mới nhất về mức lương tối thiểu, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp phụ cấp bị cộng hoặc không bị công vào khi tính thuế.

Để lập được thang bảng lương chuẩn như trên thì các bạn làm theo các bước dưới đây:


B1: Chuẩn bị trọn bộ chứng từ ví dụ Hợp đồng lao động, quy chế trả lương, bảng chấm công…


B2: Trước khi lập thang bảng lương thì hãy hiễu rõ ý nghĩa của từng tiêu ngữ. Ví dụ: phụ cấp, trợ cấp…


B3: Tự mình trau dồi kiến thức về quy chế lương thưởng, ví dụ như mức lương tối thiểu, tỷ lệ trích các khoản theo lương…


– Quy định về mức lương tối thiểu từ năm 2016


Mức lương cơ bản năm 2016 được chia làm hai mốc thời gian như sau:


– Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 30/04/2016


+ Vẫn áp dụng mức lương cơ bản  1.150.000 đồng.


+ Vẫn áp dụng tăng 8% lương hưu, trợ cấp ưu đãi với người có công, lương đối với công chức, cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang có lương không cao (tức hệ số dưới 2.34 theo NQ 28/2014/QH13).


– Từ sau 01/05/2016


+ Áp dụng mức lương cơ bản là 1.210.000 đồng.


+ Bảo đảm người có hệ số lương <2.34 không giảm so với mức lương đang hưởng, riêng trợ cấp ưu đãi, lương hưu cho người có công vẫn điểu chỉnh tăng 8%. (NQ 99/2015/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước 2016)


– Tăng mức lương tối thiểu vùng lên 12.4%


Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau


a, Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.


b, Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.


c, Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.


d, Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.


NĐ 122/2015/NĐ-CP quy định: DN có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nào thì sử dụng mức lương tối thiểu quy định cho địa bàn đó. Nếu có nhiều DN, chi nhánh, đơn vị hoạt động SXKD tại nhiều khu vực có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vũng cho từng chi nhánh đối với địa bàn đó.


– Về thay đổi mức đóng Bảo hiểm xã hội:


NĐ 115/2015/NĐ-CP có một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối bới công chức, viên chức, NLĐ tại Việt Nam làm theo HĐLĐ có viết rằng: “Từ 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp theo quy định về lao động ghi trong HĐLĐ”.


Theo quy định trên, mức lương của người lao động sẽ phải được quy định rõ ràng, kể cả các khoản phụ cấp khác. Quy định mới này giúp người lao động có thêm nhiều quyền lợi khi hưởng các chế độ thai sản, tai nạn lao động, khi hưởng lương hưu,…


Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016.


B4: Ý nghĩa các cột của thang bảng lương


Cột 1: Lương cơ bản hoặc lương chính


Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, đối với NLĐ thử việc thì phải nhận được ít nhất 85% mức lương thử việc. Số liệu lấy từ hợp đồng lao động


Cột 2: Các khoản trợ cấp


Dựa vào hợp đồng lao động để lấy số liệu. Nếu Hợp đồng lao động không ghi rõ những khoản tiền phụ cấp mà NLĐ được nhận thì các ban căn cứ vào quy chế lương thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ của công ty.


Vài chú ý khi tính phụ cấp cho người lao động:


– Phụ cấp ăn trưa: không phải cộng vào bảo hiểm. Thuế thu nhập cá nhân thì được miễn tối đã 680.000 đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp thì không bị hạn chế.


– Phụ cấp trách nhiệm: từ 2016 phụ cấp này cộng vào lương để đóng bảo hiểm bắt buộc. Khoản này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.


– Phụ cấp xăng xe đi lại: tên gọi khác nhau tùy từng công ty. Không bị cộng vào để đóng bảo hiểm bắt buộc. Bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân.


– Phụ cấp điện thoại: Không bị cộng vào để đóng bảo hiểm bắt buộc và thuế TNCN. Doanh nghiệp được thoải mái quy định mức phụ cấp điện thoại vì không bị khống chế mức chi.


Cột 3: Hỗ trợ nơi ở


Không bị cộng vào lương để đóng bảo hiểm. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. Khi tính thuế thu nhập cá nhân thì khoản hỗ trợ này cho NLĐ sẽ bị chịu thuế. Nhưng theo TT 92/2015/TT-BTC quy định mức thuế thu nhập cá nhân cho loại hỗ trợ này không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, dịch vụ kèm theo, điện nước).


Cột 4: Tổng thu nhập


Tổng thu nhập = Phụ cấp (các loại) + Lương cơ bản


Cột 5: Ngày công thực


Đây là cột đếm số ngày đi làm thực của người lao động trong tháng. Số liệu lấy từ bảng chấm công.


Lưu ý: có 10 ngày nghỉ được hưởng lương


– Giỗ tổ Hùng vương 01 ngày


– Quốc khánh 01 ngày


– Quốc tế lao động 01 ngày


– Giải phòng miền nam 30/4


– Tết âm lịch 05 ngày


– Tết dương lịch 01 ngày


Nếu ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì NLĐ sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp


Ngoài ra một số ngày sau đây người lao động được nghỉ mà vẫn hưởng lương:


– Con kết hôn 01 ngày.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại cầu giấy
– Kết hôn 03 ngày


– Bố vợ, mẹ vợ, bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chông chết 03 ngày.


Cột 6: Tổng số lương thực


Có 02 cách tính như sau:


Cách 1: Lương thực tế = Tổng thu nhập/ Ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm thực tế


Cách 2: Lương thực tế = Tổng thu nhập/26 x ngày công làm việc thực


Cột 7: Lương đóng bảo hiểm


+ Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017 lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức phụ cấp và lương được quy định tại Khoản 2 và điểm a Khoản 2 điều 4 của TT 47/2015/TT-BLĐTBXH


+ Từ 01/01/2018 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là phụ cấp, lương, các khoản bổ sung khác


Chi tiết:


+ Một số khoản phụ cấp lương phải đóng BHBB như: phụ cấp chức danh, chức vụ, độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, thâm niên, lưu động, thu hút, khu vực và các loại tương đương khác.


+ Các khoản phụ cấp không phải đóng Bảo hiểm xã hội như: thưởng, thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, đi lại, điện thoại, xăng xe, tiền nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ. Các khoản phụ cấp hiếu hỉ, sinh nhật người lao động và các khoản khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo khoản 11 điều 4 nghị định 05/2015/NĐ_CP


=> Các doanh nghiệp phải đóng BHXH cho các NLĐ ký hợp đồng lao động trên 03 tháng bằng Lương cơ bản + Phụ cấp trách nhiệm.


Cột 8: Khoản trích trừ vào lương


dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông
– Cột BHXH = 8% x Mức lương đóng bảo hiểm


– Cột BHTN = 1% x Mức lương đóng bảo hiểm


– Cột BHYT = 1,5% x Mức lương đóng bảo hiểm


ty-le-trich-theo-luong-2016


Cột 9: Thuế TNCN


Tính thuế TNCN từng người và viết vào đây


Cột 10: Tạm ứng


Nếu NLĐ ứng tiền lương thì phải theo dõi và trừ đi khoản này khi xác định tiền lương thực lĩnh của tháng.


Cột 11: Số tiền thực lĩnh


Thực lĩnh = Tổng lương thực tế – Cột cộng (khoản trích trừ vào lương) – Thuế TNCN – Tạm ứng


Cột 12: Ký nhận


Khi DN trả lương bằng mặt thì kế toán tiền lương phải yêu cầu người nhận ký mới hợp lệ. Nếu chuyển khoản thì phải có Ủy nhiệm chi, giấy báo nợ
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng


Responses

0 Respones to "Hướng dẫn cách xây dựng bảng lương từ năm 2016"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page