Lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại vào cuối năm 2013



Đó là khẳng định của các chuyên gia tham dự hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013”, do Viện Kinh tế - Tài chính thuộc Học viện Tài chính tổ chức sáng 11/7.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.,TS. Phạm Văn Đăng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, “bức tranh” kinh tế nước ta trong 6 tháng đầu năm đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên nợ công còn cao, sức mua trong dân thấp, nợ xấu tăng cao… Qua hội thảo này, các chuyên gia phân tích, đánh giá và làm rõ “bức tranh” thị trường giá cả 6 tháng đầu năm và đưa ra dự báo cả năm 2013 nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô nước ta trong trung và dài hạn.

Tiềm ẩn lạm phát tăng cao trở lại

Đánh giá về tình hình tổng quan kinh tế vĩ mô nước ta 6 tháng đầu năm 2013, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu tích cực, với kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng. Tuy nhiên cán cân xuất, nhập khẩu đã ở trạng thái thâm hụt song chưa cao.

“Rủi ro kinh tế vĩ mô còn cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm nay”, ông Thành, nói.

Phân tích những nguyên nhân khả năng lạm phát sẽ tăng cao vào những tháng cuối năm, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, lạm phát 6 tháng đầu năm được kiềm chế ở mức thấp, song có khả năng sẽ tăng cao trong 6 tháng cuối năm.

Lấy dẫn chứng cho nhận định trên, ông Tuyến cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2013 tăng 2,4% so với tháng 12/2012 và tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, CPI 6 tháng đầu năm nay tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước. Yếu tố lớn nhất tác động làm tăng CPI những tháng đầu năm chính là việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế của nhà nước. Giá thuốc và dịch vụ y tế đến tháng 6/2013 đã tăng 13,88% so với tháng 12/2013 và tăng 58,69% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Đỗ Thị Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá của Tổng cục Thống kê nhận định, hai TP. Hà Nội và Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tăng học phí vào tháng 9/2013 với mức tăng gấp 6 lần, với mức tăng này sẽ đóng góp vào chỉ số CPI chung tăng khoảng 0,75%. “Giữ lạm phát thấp thường khó bền trong khi lạm phát cao luôn thường trực xu hướng quay trở lại”, bà Ngọc cảnh báo.

Dự báo lạm phát năm 2013 của một số tổ chức quốc tế

JP Morgan Chase nhận định lạm phát cả năm của Việt Nam chỉ ở mức 6,1% thấp nhất kể từ năm 2003 tới nay. Tuy nhiên, Standard Chartered đã hạ dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2013 từ mức 8% xuống mức 7,2%. Trong khi đó, khác với dự báo của hai tổ chức trên, ngân hàng ANZ dự báo, mức lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm nay sẽ ở ngưỡng khoảng từ 6-8%. Theo ANZ, mức tăng CPI của Việt Nam có thể xuống dưới 5% vào cuối quý III hoặc đầu quý IV/2013 trước khi kết thúc năm ở mức khoảng 5,5%.

Nhìn nhận vấn đề trên ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hội Thẩm định Giá Việt Nam chia sẻ, với mức tăng của 6 tháng đầu năm, những tháng cuối năm chỉ số CPI sẽ tăng cao hơn, do sản xuất kinh doanh phục hồi, tổng cầu sẽ được cải thiện… nhưng mục tiêu cả năm có thể đạt được.

Cũng theo các chuyên gia, ngoài những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại ở trên, nền kinh tế nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn những rủi ro tác động đến kinh tế vĩ mô như: tồn kho, nợ xấu chưa được giải quyết hiệu quả; tăng trưởng tín dụng chưa ổn định; tác động của việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu, của việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu…

“Còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất thường không lường trước được như thiên tai, dịch bệnh, cùng với đó là ngoại cầu giảm “ép” nội cầu xuống… là những vấn đề tác động trực tiếp đến rổ tính giá CPI”, ông Thỏa nói.

“Chưa bao giờ thu ngân sách lại khó khăn như năm nay…”

Các chuyên gia tham dự hội thảo đều tỏ ra quan ngại về tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 khi doanh nghiệp đình trệ hoạt động, giải thể tăng; tồn kho, nợ xấu tăng cao chưa được giải quyết…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, chưa có năm nào thu NSNN lại khó khăn như năm nay trong khi chi thường xuyên lại tăng theo từng năm. Như vậy, để cân đối đảm bảo mức bội chi ở mức 4,8% từ nay đến cuối năm là rất khó khăn.

Trong bài tham luận của mình, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, thu NSNN gặp nhiều khó khăn do tăng trưởng kinh tế thấp và việc triển khai nhiều giải pháp tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chi NSNN dưới áp lực tăng cao để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

Theo Bộ Tài chính ngày 10/7, tổng NSNN 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 356.520 tỷ đồng, đạt 43,7% dự toán, tăng 4,5% mức thực hiện cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thu nội địa đạt 236.170 tỷ đồng, bằng 43,3% dự toán; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,3% (loại trừ khoản hạch toán ghi thu khoản lãi khí nước chủ nhà thì đạt 46%); thuế bảo vệ môi trường đạt 40%...

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Tổng chi NSNN thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 448.910 tỷ đồng, bằng 45,9% dự toán, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Với số liệu ước tính ở trên cho thấy, năm 2013 sẽ là một năm rất khó khăn trong thực hiện dự toán thu - chi NSNN, đặc biệt thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, Nghị quyết 01 và 02/NQ-CP đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp về tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nên sẽ có tác động làm giảm thiểu số thu NSNN, như các giải pháp về hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Đặc biệt, từ ngày 1/7/2013, Luật bổ sung, sửa đổi Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực chắc chắn sẽ làm cho số thu thuế năm nay giảm hơn năm 2012…/.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh Theo tapchitaichinh




Responses

0 Respones to "Lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại vào cuối năm 2013"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page