Tín dụng - "bơm" hay không nên "bơm"?



Đó là góc nhìn của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong cuộc trao đổi với Thanh Niên về các nút thắt trên thị trường hiện nay.

* Ngân hàng (NH) thừa vốn, doanh nghiệp (DN) thiếu vốn, mệnh đề này kéo dài đang tạo nên tâm lý bằng mọi cách phải bơm tín dụng để "chữa" căn bệnh trì trệ của nền kinh tế, quan điểm của ông thế nào?

- Tôi cho rằng nền kinh tế hiện đã quá nhiều tiền. Tính một cách thận trọng, tổng dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 1,2 lần. Đây là một tỷ lệ rất lớn với điều kiện kinh tế VN. Vậy tiền đang nằm ở đâu, tại sao tiền nhiều nhưng vẫn có cảm giác thiếu thốn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải ngược trở lại quá trình chuyển đổi kinh tế nhà nước sang tư nhân trước đây. Sau khi chuyển đổi, không ít DN lớn có "quan hệ", thậm chí tự thành lập ra các NH nên vốn đổ vào cho họ rất lớn. Tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh đã chiếm tới 2/3 tổng dư nợ. Đáng nói là một phần rất lớn được các DN đầu cơ vào bất động sản và những tài sản khác. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế; DN vừa và nhỏ không có quan hệ lại thiếu vốn.

Vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn

Ý tôi muốn nói là, vấn đề hiện nay không phải là thiếu vốn mà là phân bổ vốn chưa hợp lý. Vì vậy, việc phải làm là chuyển một phần tín dụng có tính chất đầu cơ, kém hiệu quả sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn.

* Khái niệm "nắn dòng" tín dụng đã được đặt ra khá lâu rồi nhưng vẫn không thực sự hiệu quả, tại sao vậy thưa ông?

- Lý do lớn nhất theo tôi là do chúng ta vẫn tiếp tục "bơm" tín dụng nên các hoạt động đầu cơ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả vẫn cảm thấy có cơ hội để bấu víu. Tôi lấy ví dụ, những dự án đang đầu tư dở dang hoặc đã hoàn thiện nhưng bỏ hoang, chủ sở hữu có muốn bán không? Chắc chắn không vì bán sẽ lỗ nặng, thậm chí mất cả vốn chủ sở hữu. Còn giữ, họ hy vọng sẽ lấy lại phần đầu tư. Nếu cứ bơm tín dụng, họ càng có cơ hội duy trì mà tiền thì chảy vào chỗ không hiệu quả.

* Ý ông là chúng ta không nhất thiết phải cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay?

- Đúng thế. Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng, đối tượng vay được tiền gần như vẫn chỉ là các DN lớn vừa hoạt động cái này, vừa hoạt động cái kia. Hành vi của DN rất đơn giản. Bình thường thì họ sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng đứng trên ngưỡng cửa "được - mất" thì họ sẽ tập trung vào các hoạt động khả năng mất nhiều hơn. Và như thế, tín dụng bơm ra sẽ tiếp tục chảy vào đầu cơ, chảy vào bất động sản. Tôi cho rằng công cụ tín dụng đã không còn phát huy hiệu quả với cơ chế phân bổ hiện tại. Nếu tiền vẫn được bơm ra thì hoạt động đầu cơ lại có cơ hội để nhận phần tín dụng và nó sẽ tiếp tục giữ cái dự án bỏ hoang nói trên. Kinh tế sẽ tiếp tục đình trệ.

Tiền sẽ đi đâu?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương Tiến sĩ Lê Thẩm Dương phân tích: mâu thuẫn hiện nay là nếu không tăng tín dụng thì các chỉ tiêu vĩ mô khó đảm bảo, các NH khó sống vì không có lãi. Nhưng tăng thì chất lượng chắc chắn sẽ giảm bởi chúng ta nói tăng không hạ chuẩn nhưng thời điểm này, lấy đâu ra DN đủ "chuẩn"? Hơn nữa, tăng trong khi tồn kho chưa giải quyết được, nợ xấu chưa xử lý, niềm tin thị trường chưa khôi phục thì tiền sẽ đi đâu? Tôi cho rằng, không nên tăng bằng mọi giá. Chúng ta có thể không đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đề ra nhưng có được sự ổn định, đó mới là điều quan trọng.

* Vậy chúng ta phải "nắn" tín dụng như thế nào cho hiệu quả, thưa ông?

- Cái khó hiện nay là sự lẫn lộn giữa phần tốt và không tốt trong cùng một "cơ thể" DN. Những DN đã đầu cơ nhiều trong thời gian qua bị dính chùm giữa có hiệu quả và không có hiệu quả. Rồi các DN vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh vẫn tốt nhưng tài sản đảm bảo không có nên không vay được vốn; Hay nhiều DN có phương án kinh doanh khả thi, có điều kiện hoạt động tốt nhưng không tiếp cận được tín dụng... Phải có cơ chế tách giữa cái xấu và cái tốt, sau đó dồn nguồn lực cho những hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

* Theo ông thì cơ quan nào sẽ đứng ra làm việc này?

- Hãy để cho cơ chế thị trường tự làm chứ không ai có thể làm thay được. Đó là quá trình mua bán sáp nhập DN, quá trình giải thể, tái sản xuất...

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông * Nhưng như ông vừa nói, có những hoạt động có hiệu quả và không hiệu quả dính chùm nhau trong cùng một DN, nếu chúng ta để thị trường tự xử lý, rất có thể sẽ dẫn đến chết chùm?

- Nếu ta ngưng tín dụng thì phần kém hiệu quả sẽ chết, phần hoạt động có hiệu quả sẽ có người chủ mới "nhảy" vào mua. Cái này gọi là sự phá hủy sáng tạo. Sự chết chùm (mà cô lo lắng) thực tế chỉ là thay chủ sở hữu. Ông chủ sở hữu cũ sẽ trắng tay và một ông chủ sở hữu mới sẽ thay thế. Vậy nên cứ mạnh dạn để thị trường đào thải. Tài sản của DN cũng thế chấp NH, khi đổi chủ sẽ xác định được phần nợ nào mất đi. Phần nợ xấu lòi ra thì NH phải tìm cách xử lý; phần DN mất, DN phải xử lý. Nếu phần nợ xấu của NH có khả năng dẫn đến vốn chủ sở hữu bị âm thì lại xảy ra quá trình đổi chủ tiếp. Cơ chế là như thế.

* Ông cho rằng ngưng bơm tín dụng có ảnh hưởng gì đến lãi suất?

- Lãi suất luôn "nhìn" lạm phát. Nếu lạm phát được kéo xuống thì lãi suất tự động được kéo xuống. Thay vì cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, tôi cho rằng NHNN nên tập trung hơn nữa vào vấn đề xử lý nợ xấu. Phải ép bán các dự án bỏ hoang nói trên. Muốn vậy, chỉ có cách đừng cho họ vay nữa. Lúc đó, chủ sở hữu buộc phải bán đi. Người mua chắc chắn không để đó, vì để đó họ sẽ không mua. Dự án được sử dụng là tạo ra giá trị gia tăng, tạo ra hiệu quả cho xã hội. Nếu không được bán đi, hạch toán bên vay vẫn là 1.000 tỉ đồng nhưng thực chất thị trường chỉ còn 500 tỉ đồng. Tình trạng bỏ hoang, lãng phí tiếp tục duy trì không biết đến bao giờ.

* Theo ông, việc này có mất nhiều thời gian không?

dịch vụ hóa đơn điện tử tại vĩnh phúc - Nếu ta cứ đặt kế hoạch 6 tháng hay từ nay cuối năm... phải đạt mức tăng trưởng A, B, C nào đó thì sẽ mâu thuẫn với mục tiêu dài hạn. Nếu để thị trường tự sàng lọc khắc nghiệt thì những người có khả năng quản lý tốt, kinh doanh hiệu quả sẽ tiếp nhận được nguồn lực của nền kinh tế. Còn những DN, cá nhân làm ăn bết bát, lao theo đầu cơ phải chấp nhận mất phần tài sản. Nói cách khác, nó chỉ là sự chuyển dịch tài sản, nguồn lực của nền kinh tế từ người sử dụng kém hiệu quả hơn sang người có hiệu quả hơn. Và khi đó, kinh tế sẽ thoát khỏi sự đình trệ hiện nay để hoạt động có hiệu quả hơn.
Phải đảm bảo 4 yêu cầu

Theo tôi, tăng tín dụng hiện nay phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: Đầu tiên là không hạ chuẩn cho vay để tăng tín dụng lại đi kèm với tăng nợ xấu. Thứ hai là những DN nếu được vay thêm một phần tín dụng sẽ "sống" thì đừng để họ chết. Thứ ba là phải giảm lãi suất trung hạn để giúp DN lên kế hoạch đầu tư dài hạn và cuối cùng là tăng tín dụng để tăng tổng cầu mà không tăng lạm phát.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì Theo thanhnien




Responses

0 Respones to "Tín dụng - "bơm" hay không nên "bơm"?"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page