Dự án Luật Hải quan (sửa đổi): Cơ sở để nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan



Để có đầy đủ cơ sở pháp lý nhằm tăng cường hoạt động Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã quy định rõ về KTSTQ và phân cấp trách nhiệm thực hiện KTSTQ của cơ quan Hải quan. Trong đó tập trung vào một số nội dung về: Địa điểm KTSTQ, thời hạn KTSTQ; các trường hợp KTSTQ, thẩm quyền quyết định KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan… Những quy định này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình.

Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Bình Dương.

Trước những quy định về KTSTQ tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi), một số Đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định về KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan để bảo đảm thuận lợi cho DN, tránh việc DN phải mang các hồ sơ, chứng từ, tài liệu, sổ sách đến cơ quan Hải quan kiểm tra. Theo đó, việc KTSTQ sẽ được tiến hành chủ yếu tại trụ sở người khai hải quan.

Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại cho rằng, việc quy định KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan trong 60 ngày kể từ ngày thông quan là không khả thi, không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 76 là “Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan” và không phù hợp với Luật Quản lý thuế. Hơn nữa, việc giao thẩm quyền quyết định KTSTQ cho nhiều chủ thể khác nhau mà không phân định rõ thẩm quyền đó được giao trong trường hợp nào dễ dẫn đến chồng chéo, trùng lặp, không rõ trách nhiệm.

Xuất phát từ việc thay đổi cách thức quản lý hải quan: Thông quan chủ yếu trên cơ sở người khai hải quan tự khai và tự chịu trách nhiệm trong việc khai báo của mình, việc thông quan chủ yếu thực hiện bằng phương thức điện tử, đáp ứng yêu cầu thông quan nhanh chóng. Do vậy, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã quy định đầy đủ cơ sở pháp lý để tăng cường hoạt động kiểm tra này. Cụ thể, tại Điều 77 dự thảo Luật đã quy định rõ các trường hợp cần phải KTSTQ, tại Điều 78 và 79 dự thảo Luật cũng quy định rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết quy trình KTSTQ, trách nhiệm của người khai hải quan cũng như CBCC Hải quan trong thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan và trụ sở người khai hải quan.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Điều 78 dự thảo Luật quy định về việc KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan đã bổ sung thêm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan trong thẩm quyền ban hành quyết định KTSTQ gửi người khai hải quan. Cùng với đó, bổ sung thêm quy định: “2. Thời gian kiểm tra tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, chứng từ, nội dung giải trình của người khai hải quan. Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan”.

“3. việc xử lý kết quả được quy định như sau:

a,trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;

b,trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan Hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.

Đối với quy định về KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan (Điều 79), bên cạnh Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, có bổ sung thêm Cục trưởng Cục KTSTQ trong việc ra quyết định KTSTQ trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, tại điều này cũng bổ sung thêm nội dung: “Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch KTSTQ hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành”

dịch vụ hóa đơn điện tử tại huyện nhà bè Có thể thấy, quy định như trên đã phân định rõ thẩm quyền đó được giao trong trường hợp KTSTQ, tránh chồng chéo, trùng lặp, không rõ trách nhiệm. Đồng thời mang lại hiệu quả cao, thủ tục kiểm tra đơn giản, nhanh chóng, giảm chi phí không cần thiết, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN.

Cho ý kiến về nội dung này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xuất phát từ việc thay đổi cách thức quản lý, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, việc KTSTQ là khâu quan trọng nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Hiện nay Luật Quản lý thuế cũng đang quy định thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại trụ sở cơ quan quản lý thuế (cơ quan Hải quan) và tại trụ sở người nộp thuế (người khai hải quan).

Để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định vấn đề này theo hướng: Việc KTSTQ được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Quy định theo phương án này phù hợp với năng lực thực hiện KTSTQ của tổ chức bộ máy Hải quan, đồng thời phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, hạn chế việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN.

Về thẩm quyền quyết định kiểm tra, để phù hợp với tính chất, mức độ của việc kiểm tra, dự thảo Luật cũng quy định theo hướng việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan do Cục trưởng cục Hải quan, chi cục trưởng chi cục Hải quan quyết định. Việc KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Cục trưởng Cục KTSTQ quyết định.

Việc KTSTQ không chỉ là kiểm tra hồ sơ hải quan mà còn bao gồm cả kiểm tra đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết, nên tùy từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hay trụ sở người khai hải quan để bảo đảm phù hợp với thực tiễn kiểm tra.


Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình):

Về KTSTQ, dự thảo Luật đã quy định theo hướng: Việc KTSTQ được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, quy định này phù hợp với năng lực thực hiện KTSTQ của tổ chức bộ máy Hải quan, đồng thời phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, hạn chế việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN.

Bởi vì, phù hợp với quy trình thông quan (thông quan trước, trong và thông quan sau). Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngành Hải quan lưu thông hàng hóa, tránh dồn ứ, tồn động, gây ảnh hưởng đến chất lượng, lãng phí thời gian lưu kho, bảo quản, gây ảnh hưởng đến hoạt động của DN…

Việc thông quan được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và trụ sở người khai hải quan, còn hạn chế được tiêu cực, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt thông quan sau còn kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý của hàng hóa, của DN; khắc phục được những sai sót không phải chỉ DN mà ngay cả quy trình thủ tục của Hải quan. Từ đó để có thể để truy thu thế, hoàn thuế, kiểm soát chặt chẽ hơn mọi thủ tục hải quan.

Đại biểu Trần Tiến Dũng, Ủy viên UB Pháp luật (ĐB tỉnh Hà Tĩnh):

Về KTSTQ, tôi đồng tình với quy định của dự thảo Luật, việc KTSTQ được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Dự thảo Luật cũng quy định rõ thẩm quyền kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Như vậy, cùng với việc vừa tạo điều kiện thông thoáng hơn về công tác quản lý hải quan, nhưng mặt khác vừa quản lý tốt được CBCC trong ngành.

Tôi đánh giá cao nỗ lực của ngành Hải quan trong thời gian qua, đi đầu trong áp dụng thành tựu CNTT, hướng tới một Chính phủ điện tử. Ngành Hải quan rất tích cực nhưng để làm tốt việc này, tôi cho rằng, không chỉ nỗ lực từ phía ngành Hải quan mà các DN cũng phải được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như trang bị hạ tầng CNTT tốt. Cần phải có cơ chế luật pháp để buộc các DN ứng dụng CNTT trong quản trị kinh doanh. Đó chính là điều kiện để ngành Hải quan tiếp tục cải cách, hiện đại hóa để thủ tục được đơn giản hơn, hiệu quả hơn.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại huyện nhà bè Ông Nguyễn Văn Cảnh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Tại Điều 77 dự thảo quy định các trường hợp KTSTQ có quy định Khoản 1 kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu là phù hợp.

Khoản 2 điều này quy định đối với các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 điều này thì KTSTQ được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Theo tôi luật cần quy định rõ nguyên tắc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để doanh nghiệp biết tại sao bị kiểm tra, vì thời gian qua doanh nghiệp bị kiểm tra quá nhiều. Quy định nguyên tắc sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp biết và chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật. Bộ Tài chính cũng dựa trên nguyên tắc này để tùy vào điều kiện, thời điểm mà quy định mức độ nào sẽ kiểm tra doanh nghiệp như đã quy định tại Điều 16 là Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.

Tại Khoản 3 điều này quy định KTSTQ khi kiểm tra đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan là chưa phù hợp, dễ bị lợi dụng để tăng số lần kiểm tra doanh nghiệp. Vì tại Khoản 1 đã quy định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Khoản 2 quy định kiểm tra trên cơ sở quản lý rủi ro thì tại sao lại còn Khoản 3? Theo tôi để kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp có thể kiểm tra liên ngành sẽ bớt số lần kiểm tra. Tôi đề nghị không quy định Khoản 3, Điều 77 trong luật.

Về thời hạn KTSTQ là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan quy định tại Điều 76, quy định thì cần điều chỉnh lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác lưu trữ. Đối với doanh nghiệp thuộc quy định kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro thì sẽ kiểm tra trong 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để phân biệt với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Như vậy, quy định tại Khoản 3 điều này sẽ viết lại là đối với doanh nghiệp thuộc Khoản 1, Điều 77 thời hạn KTSTQ là 5 năm. Đối với doanh nghiệp thuộc Khoản 2, Điều 77 thời hạn KTSTQ là 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Ông Nguyễn Hữu Hùng, Uỷ viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội:

Về vấn đề KTSTQ quy định tại Điều 76. Qua phản ảnh của các doanh nghiệp, nếu để thời gian 5 năm là quá dài, nếu được kiểm tra sớm hơn có thể rút doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và rút kinh nghiệm hoạt động trong các hoạt động xuất, nhập khẩu. Nếu để 5 năm doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với những chứng từ hải quan không hợp lệ và sẽ khó khắc phục, có thể còn bị phạt gây thiệt hại cho DN ngoài ý muốn.

Ông Nguyễn Minh Lâm, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội:

Tại Điều 79 về KTSTQ tại trụ sở của người khai hải quan, đề nghị quy định rõ hơn đối với Điểm a, Khoản 2 điều này về trường hợp được gia hạn thời hạn KTSTQ, cụ thể trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn 1 lần không quá 10 ngày làm việc. Như vậy phạm vi lớn và nội dung phức tạp ở đây cụ thể sẽ do chủ thể nào quy định hay phụ thuộc vào người ký quyết định kiểm tra cần có quy định cụ thể. Cần quy định rõ hơn vấn đề này.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm An Tư - Trần Thắng (ghi)

Nguồn Báo Hải Quan


Responses

0 Respones to "Dự án Luật Hải quan (sửa đổi): Cơ sở để nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page