Khả năng hấp thụ tín dụng và chỉ tiêu



Băn khoăn của các chuyên gia và doanh nghiệp (DN) về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 không chỉ còn là con số nằm ở mức nào mà là DN có tiếp cận và hấp thu được dòng vốn tín dụng đó hay không.

Quyền quay trở lại với vốn ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặc dù tăng trưởng tín dụng 2012 đạt mức thấp kỷ lục trong mấy năm gần đây nhưng cơ cấu tín dụng đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng dư nợ cho vay các khu vực xuất khẩu, nông nghiệp – nông thôn cao hơn tỷ trọng chung và tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm xuống nhiều so với năm 2011. Điều đáng nói nhưng lại ít được NHNN lưu ý là năm 2012, để có tăng trưởng tín dụng 8,91%, thì đóng góp của các nhà băng trong việc dồn vốn tín dụng cho kênh trái phiếu Chính phủ là khá lớn. Vì đây là năm đầu tiên trái phiếu Chính phủ được tính vào tăng trưởng tín dụng.

Đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ước đến trung tuần tháng 2/2013, tiếp tục lặp lại kịch bản âm đã diễn ra như đầu năm cũ. Mức âm ít hơn, chỉ 0,16% so với 1% của tháng 1/2013 và thấp hơn nhiều so với mức âm khoảng 3% của cùng kỳ năm trước so với cuối năm 2011. Dù vậy, đây vẫn là một tín hiệu rất đáng lưu tâm bởi sau một năm khó khăn của nền kinh tế, theo nhiều DN, sự phân hóa của DN trên thị trường nói chung đã quá rõ ràng.

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nói với DĐDN, nếu xét về khía cạnh tiếp cận tín dụng thì ngay cả những nỗ lực hạ lãi suất của NHNN tính đến cuối năm 2012, cũng chỉ có thể có thể mang đến lợi ích cho những DN nào đang làm ăn tốt, có khả năng sinh lời, có đơn hàng đảm bảo, có các thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa vững… Đây được kỳ vọng là những DN trụ cột của nền kinh tế hiện nay, trọng tâm của chính sách vĩ mô để khơi phục thị trường, là những DN đang làm ăn tốt như vừa đề cập (?). Còn những DN nào đang có nợ xấu thì chỉ có thể trông chừng vào vốn tự có. Khi đó, lãi suất đối với DN không còn là vấn đề mà là làm thế nào để được quyền quay trở lại với vốn ngân hàng. Muốn làm như vậy, họ phải trông chờ vào kết quả xử lý nợ xấu. Khi xử lý được và DN không còn nợ ngân hàng thì mới quay trở lại được với vốn ngân hàng.

Tin vui nóng sốt tại thời điểm hiện nay đối với các DN là Chính phủ đã quyết tâm ra mắt công ty Quản lý tài sản Quốc gia trong quý I/2013, theo Thông báo số 79/TB-VPCP ngày 22/2/2013. Dù chưa biết điều lệ và cách thức hoạt động của công ty này ra sao nhưng đây cũng là tín hiệu cho thấy nỗ lực nhằm giải quyết nợ xấu trong hệ thống và hơi thông điểm nghẽn vốn của Chính phủ trong năm nay, và DN qua đó sẽ có cơ hội được “cấp quyền” trở lại với vốn tín dụng.

Dẫu vậy, bên cạnh vướng mắc nợ xấu ngáng trở quyền được quay trở lại với vốn tín dụng, theo ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh, còn một nút thắt khác khiến “điểm nghẽn” vốn khó khơi không, đó là chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng hiện vẫn là ưu tiên DN lớn, DN Nhà nước, DN có tài sản thế chấp để đảm bảo vay vốn… mà rất ít có sự quan tâm đến các DN nhỏ và vừa (DNNVV). “Hầu hết các DN đóng cửa, phá sản, giải thể trong năm qua vẫn là DNNVV”, ông Hưng nói.

Cũng theo ông Hưng, điều rất dễ hiểu khi các DNNVV dễ đối diện với nguy cơ “tan nát” là hầu hết các DN đều ít có tài sản có giá trị thế chấp như bất động sản, nhà xưởng quy mô lớn, máy móc công nghệ cao….; những gì có được thì họ đã thế chấp, đã dùng để đảm bảo các khoản vay từ trước nên nay để đáp ứng điều kiện tiếp cận tín dụng của các nhà băng, sẽ là “điệp vụ bất khả thi” đối với họ.

Gió sẽ đổi chiều?

Như vậy, vấn đề đặt ra không còn là tăng trưởng tín dụng được khống chế ở mức nào nữa, hay tới đây việc tăng trưởng tín dụng có tiếp tục ấn định cho từng nhóm ngân hàng như NHNN đã thực thi trong năm 2012. Bởi nói như ông Lê Quang Trung - Quyền Tổng giám đốc ngân hàng VIB, dù có đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12% đi nữa, thì với tình hình kinh tế và với khả năng cho vay ra rất khó khăn của các ngân hàng như hiện nay, cũng rất khó để đạt được chỉ tiêu đề ra. Nói cách khác, chỉ tiêu sẽ gần như không còn ý nghĩa, quy mô tín dụng sẽ không còn ý nghĩa nếu quy mô đó không mang đến tăng trưởng về chất của đồng vốn và đóng góp thực sự vào tăng trưởng GDP.

Đứng ở góc độ DN, nếu xét việc hoàn thành chỉ tiêu đó sẽ bao gồm việc dòng vốn vẫn chảy mạnh vào trái phiếu Chính phủ và chảy nhỏ giọt ra tín dụng DN (như năm 2012); thì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN đề ra chẳng khác nào “cột mỡ” để DN ngước nhìn. Còn đứng ở góc độ ngân hàng, nếu xét việc hoàn thành chỉ tiêu đó theo cách thức “nhất định phải đạt chỉ tiêu”, một sự “cào bằng” ngần đó ngân hàng có quy mô tổng tài sản, hệ thống khách hàng và thị phần khác nhau, trước sau gì cũng vẫn dẫn đến hình thức “tạo cửa” cho hiện tượng các ngân hàng phải xin “nới” thêm “chiếc áo chật” (lại cũng như năm 2012), dù chiếc áo có thể chưa hẳn đã thực chật đối với một số ngân hàng còn phấp phỏng thanh khoản, thiếu hệ thống khách hàng vững chãi mà vẫn xin chỉ tiêu tín dụng “làm của để dành”.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Thực tế, trao đổi với phóng viên, một số nhà băng vẫn tỏ ra lo lắng về hoạt động cho vay ngày càng khó khăn hiện nay. “Theo quan sát của chúng tôi, năm 2013, trọng tâm của các cơ quan quản lý có lẽ không chỉ nợ xấu mà còn là giải cứu thị trường bất động sản, khuyến khích các khoản cho vay mua nhà theo định hướng. Trong khi đó, đối với một số ngân hàng như chúng tôi, năm 2012, chúng tôi đã phải tạm “đóng cửa” mục cho vay này. Nói thật, nhiều ngân hàng dù vẫn “giăng cờ, biểu ngữ” hô hào về các nghiệp vụ cho vay mua nhà và tiêu dùng lãi suất thấp, nhưng đã đóng cửa mục cho vay này trên thực tế, trừ phi họ có ký kết hỗ trợ vốn theo dự án. Các ngân hàng hiện rất e ngại rủi ro và trích lập nợ phòng cho vay bất động sản. Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại, một khi NHNN đã có định hướng không hạn chế tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất, rất có thể sự e ngại trước đây của các nhà băng sẽ… đổi chiều”, Tổng Giám đốc một ngân hàng chuyên cho vay khách hàng tổ chức, nói.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Có thể nói, thị trường vốn mới chỉ khai màn chưa đầy 2 tháng đầu năm, thời điểm mà các DN nếu có nhu cầu vay tín dụng, thì chủ yếu là xoay vốn trả lương, thưởng hay đảo nợ các khoản nợ cũ. Các DN sẽ chỉ thực sự tăng tốc vay vốn bắt đầu từ cuối quý I và do đó, mức âm tăng trưởng tín dụng của 2 tháng đầu năm chưa thực sự nói lên điều gì. Bên cạnh những kịch bản dự đoán cho rằng có thể tăng trưởng tín dụng sẽ lặp lại của năm 2012, hoặc “khá hơn một chút” – đạt chỉ tiêu, nhiều chuyên gia bắt đầu đặt vấn đề về một kịch bản thứ 3: Có hay không khả năng tăng trưởng tín dụng sẽ tăng vọt với tỷ trọng cho vay các lĩnh vực phi sản xuất – điều mà hệ thống ngân hàng luôn thực thi “ngoạn mục” trong các năm trước đây?
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàn Kiếm Theo tapchitaichinh



Responses

0 Respones to "Khả năng hấp thụ tín dụng và chỉ tiêu"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page