Các thủ tục cần làm khi thay đổi địa điểm kinh doanh



Đối với doanh nghiệp khi có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh, tên công ty cần có hồ sơ và thủ tục thay đổi theo quy định tại Điều 12 Thông tư 95/2016/TT-BTC. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thủ tục cần làm khi doanh nghiệp bạn thay đổi địa điểm kinh doanh hay tên công ty.


Theo điều 12 Thông tư 95/2016/TT-BTC có quy định như sau: “Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.”

Cụ thể có 2 trường hợp như sau:
TH1: DN đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Nghị định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hiện hành.
TH2: Trường hợp các DN, đơn vị trực thuộc của DN thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
Đối với TH2 Trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, DN phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào thủ tục trong từng trường hợp cụ thể.

thu-tuc-can-lam-khi-thay-doi-dia-diem-kinh-doanh


1. Trường hợp không thay đổi không làm thay đổi cơ quan thuế

Khi người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, kinh doanh và các nhân khác thay đổi các thông tin đăng ký thuế không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý. Trong trường hợp này bạn cần làm các thủ tục sau đây:

a. Nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản chính)
Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên (giám đốc).
Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi.
Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế Mẫu Phụ lục ii-1 (Tùy từng trường hợp mà áp dụng các Mẫu VD: Phụ lục ii – 1, ii -2, ii -5, ii – 6)
** Lưu ý: Thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh thế nào thì các bạn liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh nhé hoặc vào website của Địa phương bạn để biết thêm các giấy tờ cho từng trường hợp cụ thể.

b. Nộp hồ sơ cho cơ quan thuế

- Đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác (kể cả đơn vị trực thuộc), hồ sơ gồm:

Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95
Bản sao không cần yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan thẩm quyền cung cấp nếu thông tin đăng kí trên các giấy tờ này có thay đổi.
- Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (thay đổi thông tin đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế), hồ sơ gồm:

Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95
Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi;
Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
2. Trường hợp thay đổi làm thay đổi cơ quan Thuế quản lý

Doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị trực thuộc), hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.

a. Tại cơ quan Thuế chuyển đi

Theo điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định như sau:

- Đối với doanh nghiệp, hồ sơ gồm:
Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế Mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95
- Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hồ sơ gồm:
Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95;
Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
- Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:

Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95;
Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế (nếu có);
Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.


thu-tuc-can-luu-y-khi-thay-doi-dia-diem-kinh-doanh


b. Tại cơ quan Thuế nơi chuyển đến

- Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cụ thể bao gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản chính)
Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên (giám đốc)
Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi
Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế Mẫu i-24… Phụ lục ii-1 (Tùy từng trường hợp mà áp dụng các Mẫu VD: Phụ lục i-24, ii-1, ii-2, ii-5, ii-6)
Lưu ý: Liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh hoặc truy cập website dangkykinhdoanh của Địa Phương để biết thêm các giấy tờ cho từng trường hợp cụ thể.

- Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:


Thông báo người nộp thuế chuyển đến địa Điểm theo mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này do cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi cấp;
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
3. Một số lưu ý khác

a. Đối với hóa đơn đã in (hoặc mua)

Đối với hóa đơn đã in hoặc mua mà chưa dùng hết
Nếu không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn thì các bạn làm thủ tục hủy hóa đơn
Nếu muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn các bạn phải thông báo cho cơ quan thuế
b. Về con dấu
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng
Đối với con dấu bạn cần chú ý các điều sau đây:
Làm thủ tục thay đổi mẫu dấu
Để làm thủ tục trên bạn có thể liên hệ với bên Công an để biết thêm chi tiết các thủ tục và mẫu, biểu mẫu cần thiết
Hoặc liên hệ với công ty luật để thực hiện các thủ tục thay đổi cần thiết.
>> Quy định mới nhất về xuất hóa đơn sai thời điểm kế toán cần rõ
>> Cần chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm gì khi có Cơ quan bảo hiểm xuống kiểm tra

Phần mềm kế toán MISA SME.NET cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ tài chính, kế toán theo đúng quy định của Bộ tài chính. Bên cạnh đó, phần mềm có tính năng liên kết với ngân hàng trực tuyến, hóa đơn điện tử và kết nối trực tiếp với Tổng cục thuế giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong nghiệp vụ Tài chính - Kế toán.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa Sưu tầm & Edit



Responses

0 Respones to "Các thủ tục cần làm khi thay đổi địa điểm kinh doanh"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page