Hướng dẫn cách xử lý khi quỹ tiền mặt bị âm



Trong quá trình xử lý công việc, có quá nhiều hóa đơn, chứng từ, nghiệp vụ cần hạch toán khiến kế toán không tránh khỏi những sai sót không mong muốn xảy ra. Trường hợp quỹ tiền mặt bị âm cũng là một trong số tình huống mà kế toán hay gặp phải. Vậy khi quỹ tiền mặt bị âm kế toán cần xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1. Quỹ tiền mặt bị âm là như thế nào?

Quỹ tiền mặt bị âm là khi tổng số tiền chi trên sổ sách lớn hơn tổng số tiền thu trên sổ sách kế toán.

Trên thực tế, quỹ tiền mặt không thể bị âm, vì hoạt động thu chi của công ty vẫn thường xuyên diễn ra. Không thể xảy ra trường hợp doanh nghiệp chỉ thu tiền không có hoạt động chi tiền. Vậy nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là thế nào, lý do tại sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

lam-gi-khi-quy-tien-mat-am

2. Nguyên nhân dẫn đến quỹ tiền mặt bị âm

Thông thường khi xảy ra trường hợp quỹ tiền mặt của doanh nghiệp bị âm, kế toán cần xem xét lại các vấn đề sau đây:
Hoạch toán thiếu nghiệp vụ thu, chi phát sinh.
Số tiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế toán.
Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu (điều này làm cho sổ quỹ tiền mặt bị âm tại những thời điểm trong ngày)
Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ.
Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là cán bộ công nhân viên trong Công ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng kèm theo để chứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng.
Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt…
Ghi lệch nhật ký chi tiền; số cái, sổ quỹ, không khớp nội dung, số tiền.
Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lí (không hạch toán tiền đang chuyển …)
Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn.
Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kì, thủ quỹ và kế toán không thường xuyên đối chiếu.
Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ.
Cuối kỳ không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm.
Chưa có biên bản tiền mặt tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ ký của thủ quỹ và kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê, không có chữ ký của Giám đốc và thành viên Hội đồng kiểm kê quỹ trên biên bản.
Biên bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng.
Nếu kế toán phát hiện xảy ra sai sót một trong các trường hợp này thì rất dễ dẫn đến việc quỹ tiền mặt bị âm.

>> Hướng dẫn kế toán hạch toán chi phí lãi vay phải trả
>> Hướng dẫn chi tiết các bước hạch toán trong công ty du lịch

3. Giải pháp xử lý khi quỹ tiền mặt bị âm là gì?

Trong trường hợp khi quỹ tiền mặt bị âm, kế toán viên trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân, khi tìm hiểu xong nguyên nhân bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây.

3.1 Hạch toán lại các khoản mua hàng hóa, dịch vụ vào TK 331

Phương pháp này giúp doanh nghiệp giảm khoản tiền chi, cân đối được âm tiền mặt.

Cách hạch toán như sau:
Nợ hàng, Nợ CP
Nợ Thuế VAT đầu vào
Có 331 – Phải trả người bán
Khi có tiền sẽ thanh toán sau, khi doanh nghiệp thanh toán, kế toán cần phản ánh:
N331/C111, 112
Lưu ý: Để sử dụng được phương pháp này kế toán cần chuẩn bị đầy đủ, hợp lý các chứng từ công nợ đính kèm. Kế toán phải lưu ý thời hạn trả nợ thực tế với thời hạn ghi trên hợp đồng để tránh phát sinh chi phí trả chậm.

phuong-phap-xu-ly-khi-quy-tien-mat-am

3.2 Làm hợp đồng cho vay mượn cá nhân, lãi suất 0%

Thông thường khi rơi vào trường hợp quỹ tiền mặt âm, khá nhiều kế toán viên làm theo cách này. Vì cách xử lý này đơn giản, an toàn và thực tế. Kế toán toán sẽ làm hợp đồng vay mượn cá nhân giám đốc hoặc người trong và ngoài công ty.

Ưu điểm của cách thức này:
Doanh nghiệp không phát sinh chi phí tài chính
Tăng khoản Thu tiền tại doanh nghiệp (kế toán phải làm phiếu thu nếu tăng thêm tiền)

Cách hạch toán như sau: N111/C341

3.3 Tăng vốn điều lệ

Phương pháp này giúp doanh nghiệp tăng tiền mặt. Với trường hợp này nếu cá nhân nhận vốn góp thì có thể góp bằng tiền mặt, còn nếu đối tượng góp vốn Doanh nghiệp thì chuyển khoản. Khi đó kế toán cần hợp thức hóa các chứng từ.

3.4 Khách hàng ứng trước tiền hàng bằng tiền mặt

Cách làm này giúp tăng Thu tiền mặt tại doanh nghiệp, làm giảm âm quỹ TM.
Yêu cầu: Kế toán phải chuẩn bị chứng từ tạm ứng, thanh toán công nợ cẩn thận, đầy đủ.
Khi đó, kế toán hạch toán: N111/C131

3.5 Chuyển một số khoản chi tiền mặt sang kỳ hạch toán sau

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Trong cách xử lý này, kế toán chuyển một số khoản chi tiền nội bộ không liên quan đến hóa đơn GTGT có thể chuyển sang kỳ sau để làm giảm lượng chi tiền. Ví dụ: chi lương nhân viên, tạm ứng,...

Ngoài ra, trên thực tế các doanh nghiệp sử dụng thêm một số biện pháp như nhận được khoản tiền mặt từ hoạt động cho, biếu, tặng. Cách này không khả thi vì sẽ bị tính thuế Doanh nghiệp 20%.

Trên đây là một số phương pháp xử lý khi quỹ tiền mặt bị âm, kế toán viên có thể lưu trữ lại phòng tránh trường hợp cần dùng tới nhé.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh >> Thế nào là hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý
>> Hướng dẫn quy trình hạch toán mua hàng đầy đủ trên Excel

Với phần mềm kế toán MISA SME.NET, các nghiệp vụ hạch toán, tiền mặt,... sẽ diễn ra chính xác, đơn giản và dễ dàng hơn nhờ: thiết kế nghiệp vụ đầy đủ, tính năng tự động cho phép kiểm tra đối chiếu phát hiện nhanh chóng sai sót,.. Đặc biệt, phần mềm còn liên kết với phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử và kết nối trực tiếp với Tổng cục thuế giúp cho mọi hoạt động kế toán diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ hơn.
dung-thu-phan-mem-ke-toan-MISA-SME,NET
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Sưu tầm & Edit



Responses

0 Respones to "Hướng dẫn cách xử lý khi quỹ tiền mặt bị âm"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page