Tổng hợp các báo cáo doanh nghiệp cần làm trong tháng 7



Quý II doanh nghiệp cần kê khai những báo cáo nào để nộp là thắc mắc của nhiều kế toán hiện nay. Ngoài những công việc phải làm hằng ngày thì tháng 7 này, kế toán các doanh nghiệp cần lưu ý các báo cáo dưới đây để tránh nộp chậm hoặc thiếu sót.

>> Các công việc kế toán, nhân sự cần làm tháng 7/2019
>> Lập sai hay nộp chậm báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> Quy định về việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
>> Cập nhật lịch nộp các báo cáo thuế năm 2019 mới nhất
>> Kinh nghiệm kiểm tra nhanh báo cáo tài chính trước khi quyết toán

1. Nộp báo cáo thuế tháng 6 (đối với các doanh nghiệp nộp tờ khai theo tháng)

Đối tượng phải nộp tờ khai thuế theo tháng:

+ Những doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp thuộc diện nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng là:

Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Các loại báo cáo thuế tháng 6 phải nộp:

Tờ khai thuế GTGT tháng 6
- Căn cứ pháp lý tại Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013: Hàng tháng, doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng thì phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đó, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 6
- Căn cứ pháp lý: tại Điều 27 của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014: Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (kể cả khi trong kỳ không sử dụng hóa đơn) chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Tờ khai thuế TNCN tháng 6 (Nếu trong tháng 6 doanh nghiệp bạn có phát sinh thuế TNCN phải nộp). Nếu trong tháng doanh nghiệp không có khấu trừ thuế TNCN thì không phải nộp tờ khai này.
- Căn cứ pháp lý: Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013: Trong tháng, nếu doanh nghiệp có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau.

Nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN tháng 6 tạm tính (nếu có phát sinh).
Thời hạn nộp: Từ 01/07 đến ngày 20/7.
Mức phạt nộp chậm tờ khai từ 700.000 đồng đến 5 triệu đồng.

báo cáo kế toán cần làm tháng 7
2. Nộp báo cáo thuế quý 2 (Với các doanh nghiệp nộp tờ khai theo quý)

Đối tượng nộp báo cáo theo quý: Những doanh nghiệp còn lại không thuộc đối tượng nộp tờ khai thuế theo tháng.

Các loại báo cáo thuế quý 2 phải nộp:

Tờ khai thuế GTGT quý 2
Căn cứ pháp lý: Điểm b Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 2
Căn cứ pháp lý: Điều 27 của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014. Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn

Tờ khai thuế TNCN quý 2 (Nếu trong quý 2 doanh nghiệp bạn có phát sinh thuế TNCN phải nộp)
Căn cứ pháp lý: Điểm b Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013. Nếu trong quý 2 doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải nộp tờ khai này.

Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN (nộp trực tiếp tại cơ quan thuế)
Căn cứ pháp lý: Điều 5 Thông tư 37/2010/TT-BTC quy định:Đối với chứng từ khấu trừ tự in trên máy vi tính, doanh nghiệp đang hoạt động thì thực hiện báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế với cơ quan thuế nơi đăng ký sử dụng chứng từ khấu theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN quý 2 tạm tính (nếu có phát sinh).
Thời hạn nộp: Từ 01/07 đến ngày 30/7.

Mức phạt nộp chậm tờ khai từ 700.000 đồng đến 5 triệu đồng

3. Về lao động và bảo hiểm xã hội.

Các công việc cần làm:
Khai báo tăng, báo giảm nhân sự đóng bảo hiểm tháng 7
Nộp tiền bảo hiểm cho chơ quan bảo hiểm.
Nộp lệ phí công đoàn.
Thời hạn: trước 31/7. Tuy nhiên, để đảm bảo tiền sẽ được chuyển về cơ quan bảo hiểm đúng kỳ, bạn nên nộp tiền trước ngày 25/7.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Căn cứ pháp lý: Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017

Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.

Đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm trên của từng NLĐ theo mức quy định để nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh của DN sẽ đóng tại cơ quan BHXH nơi chi nhánh hoạt động.
form-news
>> Các công việc kế toán, nhân sự cần làm tháng 7/2019
>> Lập sai hay nộp chậm báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> Quy định về việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
>> Cập nhật lịch nộp các báo cáo thuế năm 2019 mới nhất
>> Kinh nghiệm kiểm tra nhanh báo cáo tài chính trước khi quyết toán
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Nam Từ Liêm Tổng hợp



Responses

0 Respones to "Tổng hợp các báo cáo doanh nghiệp cần làm trong tháng 7"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page