Tránh bẫy thu nhập trung bình: Giải pháp nào cho Việt Nam?



Dấu hiệu suy giảm kinh tế hiện hữu trong suốt 5 năm qua từ 2009 đến 2013 cho thấy, nền kinh tế trong nước đang đối diện với nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học tại hội thảo khoa học: “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” do Ban Kinh tế trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp tổ chức ngày 15/4 tại Hà Nội.

Nhiều dấu hiệu rơi vào bẫy

Bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đã đạt được mức thu nhập trung bình. Thực trạng này thường nảy sinh với các nền kinh tế đang phát triển có mức lương tăng lên trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa giảm xuống, hay với các nền kinh tế có mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hóa giá rẻ.



Ảnh minh hoa

Từ giữa thế kỷ XX (1950) đến năm 2010, trong số 124 nền kinh tế trên thế giới được đánh giá bởi Ngân hàng Thế giới (WB), có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình thì đã có 35 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó có 30 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Chỉ có 13 trong số 52 nền kinh tế vượt qua được bẫy thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập cao, trong đó có 4 nền kinh tế ở Đông Á là Nhật Bản, Hồng Koong, Đài Loan, Hàn Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á như: Campuchia, Myanma, Việt Nam, Ấn Độ và Môzawmbic trở thành nước có thu nhập trung bình thấp cách đây gần một thập kỷ. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương trong giai đoạn 2000-2010, Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao trong năm 2024.

Tuy nhiên, theo GS Trần Thọ Đạt, Phó hiệu trưởng Trường Kinh tế Quốc dân, những dấu hiệu suy giảm kinh tế trong nước đang hiện hữu ngày một rõ nét từ năm 2009 đến nay cho thấy, Việt Nam đang đối diện gần hơn với bẫy thu nhập trung bình. Đồng quan điểm này, GS.TS Kenichi Ohno, Giám đốc Dự án diễn đàn phát triển Việt Nam khẳng định, từ năm 2004, Việt Nam đã có biểu hiện rơi vào bẫy thu nhập trung bình, đến những năm gần đây, các dấu hiệu này ngày càng được thể hiện rõ hơn trên nhiều phương diện. Trước hết, là dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế. Hai là mức tăng lương của Việt Nam nhanh và cao hơn rất nhiều so với năng suất lao động, chứng tỏ sự tăng trưởng không bền vững. Ba là, những thay đổi về cơ cấu kinh tế của Việt Nam chỉ diễn ra bề ngoài chứ không thực chất, chưa kể những thay đổi mới chỉ dừng lại ở bộ phận DN FDI. Mặc dù những năm gần đây, Việt Nam luôn có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng ngành sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu. Bốn là, chỉ số xếp hạng toàn cầu còn rất thấp, chưa được cải thiện nhiều dẫn đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam chưa cao. Năm là, những vấn đề lạm phát, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, bong bóng bất động sản (giá đất quá cao), tham nhũng... cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang có quá nhiều vấn đề cần đối mặt và giải quyết nếu không muốn dậm chân tại chỗ, thậm chí có nguy cơ tiếp tục suy giảm.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Kinh nghiệm thoát bẫy từ các nước

Trước những nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tại hội thảo, các chuyên gia đã dành nhiều thời gian để bàn thảo, đưa ra các giải pháp tránh bẫy cũng như trao đổi kinh nghiệm vượt qua bẫy thu nhập trung bình của các nước đi trước. Nhiều ý kiến cho rằng, nâng cao năng suất lao động, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có khả năng sáng tạo trong sản xuất, chủ động, đổi mới và tiến tới làm chủ công nghệ, chính sách trọng dụng người tài... là những việc đầu tiên Việt Nam cần làm. Theo đó, PGS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh, chỉ có cải cách giáo dục một cách căn bản mới đào tạo được nguồn nhân lực phù hợp cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là cải cách thể chế để sử dụng được khoa học công nghệ, bởi như hiện nay, chính sách ưu đãi sử dụng người tài, người làm nghiên cứu khoa học công nghệ nước ta còn nhiều khiếm khuyến, chưa tận dụng và phát huy được đội ngũ nhà khoa học tận tâm với nghề.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm GS.TS Kenichi Ohno thì cho rằng, những nền kinh tế Đông Á đã thành công trong việc thoát bẫy thu nhập trung bình đều có chung một số nhân tố, trong đó có đóng góp quan trọng của việc phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là về công nghệ băng thông rộng và truyền thông tốc độ cao. Việc tự do hóa các mạng viễn thông và những cải cách khuôn khổ pháp luật liên quan đã giúp các nước này phát triển và nâng cao hiệu quả của thông tin và truyền thông. Ngoài ra, một yếu tố then chốt khác tạo nên sự thành công của các nền kinh tế Đông Á trong việc chuyển tiếp từ vị trí thu nhập trung bình lên thu nhập cao năng lực của họ trong việc thúc đẩy ranh giới công nghệ và chuyển tiếp lên từ chỗ mô phỏng và nhập khẩu công nghệ nước ngoài đến đổi mới công nghệ riêng của mình. Theo hướng này, GS.TS Kenichi Ohno khuyến nghị, thời gian tới, bên cạnh việc tập trung vào năng suất lao động, Việt Nam cần khuyến khích chuyển giao công nghệ gắn với FDI, tức là tận dụng và hợp tác chặt chẽ với bộ phận DN này để thông qua đó, cải cách, nâng cao công nghệ cho mình. Đây cũng là cách mà Thái Lan đã làm và thu được nhiều thành công.

Bên cạnh đó, GS.TS Kenichi Ohno cũng cho rằng, để tránh bẫy thu nhập trung bình, một tiền đề không thể thiếu cho Việt Nam là chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ nền kinh tế bị chi phối bởi các yếu tố đầu vào sang một nền kinh tế phụ thuộc vào sự cải thiện năng suất yếu tố tổng hợp và năng suất lao động. Khi có sự chuyển dịch đó, tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ được xây dựng trên sự đổi mới và bền vững.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại vĩnh phúc Theo Thuế Nhà Nước




Responses

0 Respones to "Tránh bẫy thu nhập trung bình: Giải pháp nào cho Việt Nam?"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page